Trường học công quá tải, giáo viên và học sinh lên lớp tại phòng chức năng

VOV.VN - Hệ thống trường công lập ở TP. Đà Nẵng đứng trước áp lực quá tải. Nhiều cơ sở đào tạo thiếu giáo viên, phòng học, không đảm bảo cơ sở vật chất, ảnh hưởng không nhỏ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.


Năm học này, số lượng học sinh ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tăng nhanh, sĩ số học sinh một lớp khá cao. Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, giáo viên lớp 5 Trường tiểu học Thái Thị Bôi cho biết, hiện cả phường chỉ có một trường tiểu học nên dẫn đến tình trạng quá tải. Chương trình học mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các hoạt động lớp học để học sinh tiếp nhận kiến thức, hình thành, phát triển kỹ năng.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, lớp học quá đông ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh: “Tổng cộng lớp tôi có 41 em học sinh mà phải học ở một phòng rất chật chội. Việc dạy giảng của tôi gặp khó khăn trong việc tổ chức hình thức hoạt động của mỗi tiết học. Khó khăn như vậy nên hiệu quả tiết dạy sẽ không cao”.

Không riêng gì quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cũng trong tình trạng quá tải học sinh, chỉ có 75% học sinh Tiểu học của quận học 2 buổi/ ngày. Hàng năm, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đầu tư xây mới, sửa chữa, cơi nới hàng trăm phòng học nhưng vẫn không đủ. Theo Đề án “Xây dựng, nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021 - 2025” của TP. Đà Nẵng, thành phố tập trung xây dựng mạng lưới trường học đến năm 2025 - 2026 với quy mô là 452 trường, đảm bảo cho khoảng 340.000 học sinh theo học. Tuy nhiên, tiến độ xây trường mới không theo kịp với tốc độ gia tăng dân số.

Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, sự biến động về dân cư nhanh dẫn đến biến động học sinh đến độ tuổi đi học. Theo quy định, mỗi lớp ở cấp tiểu học, sĩ số không quá 35 em nhưng hiện nhiều trường tiểu học có lớp học vượt qua con số này. Ông Mai Tấn Linh, cho biết, các trường đã chủ động sắp xếp, phân công giáo viên phù hợp để tổ chức dạy học: “Chúng tôi đang vận động các tổ chức xã hội hóa xây dựng trường, giảm sức ép lên các trường công lập, chỉ có như vậy mới đáp ứng nhu cầu học tập của người dân”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học phí cao của ngành đặc thù như y dược đang làm khó sinh viên nghèo
Học phí cao của ngành đặc thù như y dược đang làm khó sinh viên nghèo

VOV.VN - Học phí đại học của ngành đặc thù như y dược tăng cao có đang là rào cản, khiến nhiều nhân tài không thể theo học?

Học phí cao của ngành đặc thù như y dược đang làm khó sinh viên nghèo

Học phí cao của ngành đặc thù như y dược đang làm khó sinh viên nghèo

VOV.VN - Học phí đại học của ngành đặc thù như y dược tăng cao có đang là rào cản, khiến nhiều nhân tài không thể theo học?

Quỹ đất hẹp hay giáo dục “lép vế”?
Quỹ đất hẹp hay giáo dục “lép vế”?

VOV.VN - Một thực tế đang tồn tại là các trường ở những đô thị lớn có số học sinh ngày càng tăng nhưng không gian, quỹ đất dành cho giáo dục ngày càng “eo hẹp”.

Quỹ đất hẹp hay giáo dục “lép vế”?

Quỹ đất hẹp hay giáo dục “lép vế”?

VOV.VN - Một thực tế đang tồn tại là các trường ở những đô thị lớn có số học sinh ngày càng tăng nhưng không gian, quỹ đất dành cho giáo dục ngày càng “eo hẹp”.

Đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T nhận phần thưởng cực khủng
Đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T nhận phần thưởng cực khủng

VOV.VN - Với chiến thắng 2-1 trước Than KSVN, đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T đã nhận phần thưởng lớn 120 triệu đồng từ nhà tài trợ.

Đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T nhận phần thưởng cực khủng

Đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T nhận phần thưởng cực khủng

VOV.VN - Với chiến thắng 2-1 trước Than KSVN, đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T đã nhận phần thưởng lớn 120 triệu đồng từ nhà tài trợ.