2 dự án đường sắt đô thị lúng túng vì thiếu quy chuẩn

VOV.VN -Kiến nghị Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng ban hành đẩy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị

Theo báo của Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, 2 công trình trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015 được UBND TP Hà Nội giao BQL ĐSĐT làm chủ đầu tư là dự án: Tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), vốn đầu tư là 32.901 tỷ đồng và Tuyến đường sắt đô thị số 2, (đoạn Nam Thăng Thăng Long- Trần Hưng Đạo), vốn phê duyệt ban đầu là 19.555 tỷ đồng, sau đó xin điều chỉnh 51.750,158 tỷ đồng.

2 dự án được bố trí kế hoạch vốn năm 2013 là 289 tỷ đồng. Đến quý III  năm nay đã đạt giá trị giải ngân là 213,238 tỷ đồng (đạt 74% kế hoạch vốn giao). Thời gian hoàn thành sau năm 2015.

Theo ông Nguyễn Quang Mạnh- Trưởng BQL Đường sắt đô thị, đến hết Quý III các dự án thực hiện đúng tiến độ. Các dự án đã triển khai như sau: Tuyến ĐSĐT số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) đang thi công 3 gói thầu xây lắp, 2 gói thầu tư vấn độc lập đang thương thảo hợp đồng; Tuyến ĐSĐT số 2 (đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo), các gói thầu CPA 001, CPA002, CPA003 và CPA 005) hiện đang được bên tư vấn đánh giá hồ sơ dự tuyển.

Tuy nhiên, ông Mạnh cho biết các dự án đang gặp một số khó khăn như dự án có công nghệ phức tạp lần đầu tiên thực hiện nên thiếu các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về chuyên ngành ĐSĐT.

Thời gian dự án thực hiện dài, lạm phát tăng, chính sách thay đổi dẫn tới phải điều chỉnh giá. Sự khác biệt trong quy định của Việt Nam với các nhà tài trợ, với thông lệ quốc tế và thủ tục hành chính liên quan đến nguồn vốn ODA.

Ông Mạnh đề nghị, để triển khai dự án đúng tiến độ dự án, Thành phố sớm chỉ đạo xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các chủ sở hữu công trình trên mặt đất khi xây dựng công trình ngầm bên dưới và kiến nghị Bộ Tài Nguyên- Môi trường bổ sung các văn bản hướng dẫn về chính sách bồi thường với các chủ công trình bên trên công trình ngầm Metro. Kiến nghị Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng ban hành đẩy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị làm cơ sở để Thành phố triển khai các dự án ĐSĐT. Ban hành các tiêu chí kỹ thuật chung áp dụng cho cho hệ thống vé để các dự án ĐSĐT triển khai đồng bộ, thuận tiện cho hành khách và cơ quan quản lý, vận hành khai thác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Nội Bài
Sẽ có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Nội Bài

Tuyến đường sắt sẽ sử dụng công nghệ Shinkansen (Nhật Bản) tổng chiều dài 47km, gồm 8 ga, có phần đi nổi và ngầm, tốc độ chạy tàu bình quân là 60km/giờ.

Sẽ có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Nội Bài

Sẽ có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội – Nội Bài

Tuyến đường sắt sẽ sử dụng công nghệ Shinkansen (Nhật Bản) tổng chiều dài 47km, gồm 8 ga, có phần đi nổi và ngầm, tốc độ chạy tàu bình quân là 60km/giờ.

Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Đây là tuyến đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Hà Nội có chiều dài 13,08 km, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Khởi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Đây là tuyến đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Hà Nội có chiều dài 13,08 km, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Năm 2014: Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Năm 2014: Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên cao (cầu cạn) phục vụ vận tải hành khách công cộng với chiều dài 13,05km, xuất phát từ khu vực nút giao Cát Linh – Giảng Võ.

Năm 2014: Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Năm 2014: Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên cao (cầu cạn) phục vụ vận tải hành khách công cộng với chiều dài 13,05km, xuất phát từ khu vực nút giao Cát Linh – Giảng Võ.