Hội thảo Biển Đông đề cao thượng tôn pháp luật giải quyết tranh chấp

VOV.VN - Các học giả cho rằng UNCLOS 1982 vẫn là nền tảng cho tất cả các giải pháp có thể có trong tương lai ở Biển Đông.

Chiều 7/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển tại Khu vực” sau 2 ngày làm việc với nhiều phiên thảo luận có chiều sâu và thực chất.

Ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu bế mạc hội thảo.

Phát biểu tổng kết hội nghị, ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao cho biết, trong hai ngày diễn ra hội thảo, các học giả đã đề cập nhiều đến Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các thỏa thuận, các hiệp ước song phương và đa phương khác. Các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của những thỏa thuận, hiệp ước coi đây là cơ sở xây dựng trật tự dựa trên luật lệ ngày nay.

“Chúng tôi nhất trí rằng chủ nghĩa đã phương vẫn còn tiếp tục tồn tại dù đang phải đối mặt với một số thách thức. Chủ nghĩa đa phương cũng cần thiết trong việc tìm ra các giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Chúng tôi đều nhất trí về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và trật tự thế giới dựa trên luật lệ”, ông Nguyễn Vũ Tùng nói.

Theo ông Nguyễn Vũ Tùng, hội thảo cho rằng: “Nếu UNCLOS không được tuân thủ hoặc những cơ chế hiện có không được sử dụng một cách đầy đủ thì sẽ dẫn tới tình trạng mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay ở Biển Đông – nơi tình hình đang ngày càng phức tạp. Tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt so với năm ngoái khi hội thảo lần thứ 10 được tổ chức. Hội thảo năm nay đã dành khá nhiều thời gian để bàn những phức tạp của sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở Biển Đông, sự thất bại của quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề ngay kể là nhỏ nhất”.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bày tỏ lo ngại về cạnh tranh tài nguyên biển, như nguồn cá và khai thác tài nguyên dầu khí, coi đây là nhân tố gây bất ổn và ảnh hưởng tới trật tự trong khu vực.

Trong bối cảnh môi trường Biển Đông có nhiều diễn biến khó lường, các học giả cho rằng UNCLOS 1982 vẫn là nền tảng cho tất cả các giải pháp có thể có trong tương lai ở Biển Đông.

“Đầu tiên chúng ta phải tuân thủ UNCLOS 1982 và gắn với nó là vai trò trung tâm của ASEAN. Đây sẽ là nền tảng cho cơ sở chính sách của Việt Nam... Tôi cho rằng, rất nhiều người có mặt ở đây trong Ngoại giao đoàn và các diễn giả cũng muốn tìm hiểu lựa chọn của Việt Nam ở Biển Đông là gì? Lựa chọn thì có nhiều nhưng việc tuân thủ UNCLOS 1982 và ủng hộ cho vai trò trung tâm của ASEAN như tôi đã nói sẽ là cơ sở nền tảng cho các lựa chọn chính sách của Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Tùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao.

Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, Ông Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao cho biết, hội thảo năm nay thu hút số lượng đại biểu tham dự lớn nhất từ trước tới nay với hơn 50 diễn giả là các chuyên gia, các học giả hàng đầu thế giới cùng hơn 250 các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại giao của trong và ngoài nước.

“Nội dung các học giả đóng góp tại Hội thảo rất thực chất và có rất nhiều ý tưởng mới. Trong không khí  kỷ niệm 25 năm thực hiện công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), các đại biểu đã tập trung vào khía cạnh làm thế nào để xây dựng môi trường thượng tôn pháp luật trong khu vực và trên quốc tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và làm sao để UNCLOS 1982 thực sự là một công ước phản ánh hiến chương về đại dương, góp phần thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển và duy trì hoà bình, hợp tác trên biển”, ông Nguyễn Hùng Sơn nói.

Hội thảo Biển Đông được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá những diễn biến mới nhất, nhận diện các động lực chi phối và tìm kiếm biện pháp hiệu quả để quản lý, giải quyết tranh chấp, cũng như thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông và các khu vực liên quan.

Kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 2019 đến nay, chuỗi Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để thảo luận về các vấn đề có tầm quan trọng đối với hòa bình và phát triển như an ninh biển, luật pháp quốc tế, kinh tế biển và sinh thái biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông
Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

VOV.VN - ASEAN hay Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đều là những lựa chọn phù hợp để giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, gồm Biển Đông.

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

VOV.VN - ASEAN hay Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đều là những lựa chọn phù hợp để giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, gồm Biển Đông.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Sebastian, thông qua việc triển khai chiến thuật vùng xám, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát đối với cái gọi là lãnh thổ trên biển của họ.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Sebastian, thông qua việc triển khai chiến thuật vùng xám, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát đối với cái gọi là lãnh thổ trên biển của họ.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

VOV.VN - Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín để thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng với hòa bình và phát triển.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

VOV.VN - Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín để thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng với hòa bình và phát triển.