Bà giáo già 17 năm “gieo chữ” cho trẻ em nghèo khuyết tật

VOV.VN -Bằng tình thương và trách nhiệm, bà giáo không chỉ xem các em là học trò mà còn chăm sóc chúng như những đứa con, đứa cháu của mình.

Lớp học đặc biệt

Không lương bổng, không cơ sở vật chất, “vốn liếng” ban đầu của bà giáo già Hồ Hương Nam (81 tuổi, ở phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) không có gì ngoài tình thương của một người giáo viên, người mẹ, người bà dành cho những đứa trẻ khuyết tật nhưng “khát” chữ.

Lớp học đặc biệt của bà giáo nằm trong khuôn viên trường THCS An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) với những học sinh câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, liệt tứ chi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi tuần từ 8h-10h sáng thứ 2 đến thứ 6, 18 em từ 12 đến 34 tuổi được đưa đến lớp để biết đọc, biết viết, tự tin hòa nhập.

 

Bà giáo Hồ Hương Nam 

Tiết học bắt đầu, bà giáo cặm cụi cầm tay cậu học trò liệt tứ chi tô theo những nét bút chì viết sẵn trong vở. Hướng dẫn xong cậu học trò, bà giáo lại sang kiểm tra bài tập viết của em gái khác bị câm điếc, rồi giao bài tập toán cho một cậu bé bị tự kỷ… Với mỗi em bà giáo lại dạy theo một phương pháp khác nhau. Em bị câm điếc bà sẽ dạy cách viết, trẻ bị mù thì bà sẽ dạy cho chúng phương pháp nghe. Bà thường dùng những cuốn vở, cây bút, chiếc đài để khơi dậy tiềm thức cho các em thiểu năng trí tuệ…

Bà giáo kể: “Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy cho trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ vất vả hơn rất nhều. Hơn chục em trình độ khác nhau, tiếp thu rất chậm, có cháu bị khoèo tay không cầm được bút, ban đầu tôi tập cho cháu cầm phấn, sau đó cho cháu làm quen với bút chì rồi mới đến bút bi. Có cháu tôi dạy hàng tháng ròng mới viết được chữ O tròn trịa. Xong chữ O, tôi mới dạy các chữ khác. Học ghép vần cũng từ từ như vậy”.

Ngoài học chữ, bà giáo còn hướng dẫn các em làm Toán. Bà viết mẫu chữ số, sau đó các em viết lại 4-5 trang. Hôm sau bà kiểm tra bằng cách lấy que tính giơ lên. Bà viết số 1 lên bảng rồi ghép thêm một que tính, học sinh sẽ biết đó là số 2. Lớp học chủ yếu học viết, đánh vần và những phép tính đơn giản để các em có tri thức cơ bản tự giúp bản thân và gia đình. 

Đến nay đám học trò nhỏ “đặc biệt” trong “Lớp học tình thương” của bà giáo già Hồ Hương Nam có 18 em theo học. Mặc dù bị nhiều khuyết tật khác nhau, nhưng các em đều rất ngoan và chăm chỉ. Có em đã theo lớp học được 15 năm, đạt tới trình độ lớp 4, lớp 5, chữ viết cũng rất sạch sẽ.

Bằng tình thương và trách nhiệm, bà giáo không chỉ xem các em là học trò mà còn chăm sóc chúng như những đứa con, đứa cháu của mình. Để động viên trò, cuối tuần nào bà cũng bỏ tiền ra mua bim bim, kẹo, bánh để động viên các em.

Tình thương của bà giáo già

Là người con xứ Huế, năm 1957, bà giáo Nam theo chồng về Hà Nội sống và giảng dạy. Năm 1979, bà nghỉ hưu và tham gia làm cộng tác viên dân số ở phường Yên Phụ. Khi đi tiếp xúc với những mảnh đời còn khó khăn trong khu phố, trẻ em khuyết tật không được học hành, bị sống tách biệt với cộng đồng, bà hiểu hơn ai hết nỗi gian truân, vất vả của những số phận kém may mắn. Thương các em không có điều kiện đến trường như bao trẻ em khác, bà Nam nảy ra ý định quay lại nghiệp cầm phấn, giúp đỡ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Song ý tưởng mở lớp của bà gặp nhiều khó khăn do những gia đình có trẻ khuyết tật đến vận động xua đuổi, nghi ngờ. Hàng xóm thấy bà “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động cho trẻ đi học thì cho rằng bà già lẩm cẩm, gàn dở… Song không vì thế mà bà nản chí mà quyết làm cho bằng được. “Tôi cứ đi đi lại lại ròng rã 5-6 tháng trời. Có nhà thấy tôi đến nhiều quá còn không tiếp hoặc lấy cớ để không phải ngồi nói chuyện. Thực ra họ mặc cảm vì đang yên lành có người động đến nỗi đau của họ. Bản thân họ cũng không tin con cái mình có thể đi học được”, bà giáo Nam nhớ lại.

Học sinh của bà mắc nhiều khuyết tật, hoàn cảnh và nhận thức khác nhau nên bà giáo cũng soạn những giáo án riêng cho từng học sinh

Kiên trì thuyết phục, bà Nam xin các gia đình cho cháu ra học thử một tháng, nếu không tiến triển sẽ trả về. Cuối cùng hai gia đình đầu tiên đã đồng ý. Thời gian đầu bà vừa dọn dẹp lớp học lụp xụp mượn được ở trụ sở tuần tra của cụm dân cư vừa từng bước dạy dỗ các em.

Với phương châm “dạy được lễ nghĩa thì mới dạy chữ”, bằng những nỗ lực của cô và trò, sau một tháng, phụ huynh học sinh hết sức ngạc nhiên vì lâu nay không thấy con "biết ăn, biết nói" giờ "bỗng dưng" thay đổi hành vi cử chỉ, biết chào hỏi lễ phép, biết mời cơm, tự đi vệ sinh.

Ổn định lớp học ở trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 8, phường Yên Phụ được 2 năm thì cả cô và trò phải chuyển sang một lớp khác ở Trường Tiểu học An Dương do địa điểm cũ được quy hoạch để xây dựng nhà văn hóa. Nơi lớp học được chuyển đến thực chất là một nhà trẻ cũ, rất bừa bộn. Lúc bấy giờ, bà giáo lại bắt đầu dọn dẹp, trang trí lại từ đầu để lấy chỗ học cho 6 em. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, lớp học của những đứa trẻ khuyết tật một lần nữa phải… di dời.

Lo lắng lớp học bị tan rã, trong năm 2002, bà quyết định lên Phòng Giáo dục quận Tây Hồ xin địa điểm mở một lớp học cho các em học sinh không có điều kiện đến trường bình thường. Thời điểm đó, ngày nào bà cũng đi xe ôm lên gặp các đồng chí lãnh đạo của Phòng Giáo dục quận với hy vọng có thể xin cho các cháu một nơi học tập đàng hoàng hơn. Cuối cùng, công sức của bà đã được đền đáp. Cô Trần Thị Vân lúc đó là Hiệu trưởng Trường THCS An Dương đã đồng ý và bố trí một phòng học rộng khoảng 12 m2 ngay trong khuôn viên trường để bà Nam dạy học. Nhờ đó mà lớp học tình thương duy trì đến bây giờ.

Tiếng lành đồn xa, lớp học tình thương của bà từ 2 học sinh dần tăng lên 6 học sinh, giờ lên 18 học sinh, trong đó có 12 em sống trên địa bàn phường; còn 6 em ở các phường khác, trong đó xa nhất là em ở Cổ Nhuế.

17 năm ròng, dù trời nắng cũng như mưa bão, chưa bao giờ bà giáo già ấy bỏ lớp, bỏ lại đám trò nhỏ “đặc biệt” của mình. Cũng chừng ấy năm tự nguyện, miệt mài, say mê dạy học miễn phí, 30 em học sinh khuyết tật của bà giáo từ không biết mặt chữ đến nay đã đọc thông viết thạo, có em tìm được việc làm, giúp ích cho gia đình, xã hội. Chính tình thương yêu của bà đã truyền cho những học sinh có số phận không may ấy có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống.

“Không có gì hạnh phúc hơn bằng việc mỗi ngày thấy các cháu tiến bộ, biết chào hỏi lễ phép, biết quan tâm khi cô giáo, bạn bè ốm đau. Hay như dịp 20/11, các cháu tự mua hoa đến chúc mừng tôi. Khi được hỏi lấy tiền đâu, đám học sinh thành thật "khai" tiết kiệm tiền quà sáng khiến tôi rất xúc động”, bà giáo chia sẻ.

Ghi nhận và đề cao việc làm thầm lặng, tuy bình dị nhưng lớn lao của bà, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô năm 2014, TP Hà Nội đã vinh danh bà giáo Hồ Hương Nam là 1 trong 10 “Công dân Thủ đô ưu tú”. Nhắc tới niềm vui này, bà trải lòng: “Bằng tình thương và trách nhiệm, tôi sẽ theo những học sinh “đặc biệt” này cho tới hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, điều tôi mong muốn nhất là xã hội hãy rộng lòng, quan tâm hơn đối với những trẻ em khuyết tật, mong rằng sẽ có nhiều người có tâm có đức mở những lớp học tình thương để các em khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn được đến trường, hòa nhập cuộc sống”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy giáo dạy trẻ mầm non giữa mây trời Mù Cang Chải
Thầy giáo dạy trẻ mầm non giữa mây trời Mù Cang Chải

VOV.VN - Thầy Cứ A Giàng có lẽ là một trong những trường hợp đặc biệt nhất khi nhận đứng lớp mầm non, công việc tưởng chừng chỉ dành cho nữ giới.

Thầy giáo dạy trẻ mầm non giữa mây trời Mù Cang Chải

Thầy giáo dạy trẻ mầm non giữa mây trời Mù Cang Chải

VOV.VN - Thầy Cứ A Giàng có lẽ là một trong những trường hợp đặc biệt nhất khi nhận đứng lớp mầm non, công việc tưởng chừng chỉ dành cho nữ giới.

Mong thầy cô giáo luôn giữ “mầu mực đỏ”
Mong thầy cô giáo luôn giữ “mầu mực đỏ”

VOV.VN -Để giữ một môi trường giáo dục lành mạnh, thầy cô giáo cần phải vượt qua được những cạm bẫy để giữ mãi hình ảnh của nghề cao quý.

Mong thầy cô giáo luôn giữ “mầu mực đỏ”

Mong thầy cô giáo luôn giữ “mầu mực đỏ”

VOV.VN -Để giữ một môi trường giáo dục lành mạnh, thầy cô giáo cần phải vượt qua được những cạm bẫy để giữ mãi hình ảnh của nghề cao quý.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân
Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói
Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Về nơi có những cô giáo kiêm “nghề”… sửa xe máy
Về nơi có những cô giáo kiêm “nghề”… sửa xe máy

VOV.VN -Cô Giang đã “sáng tạo” bằng cách lấy chiếc xích xe đạp buộc so le vào lốp xe máy, tạo ma sát khi đi trên đường trơn trượt tới bản.

Về nơi có những cô giáo kiêm “nghề”… sửa xe máy

Về nơi có những cô giáo kiêm “nghề”… sửa xe máy

VOV.VN -Cô Giang đã “sáng tạo” bằng cách lấy chiếc xích xe đạp buộc so le vào lốp xe máy, tạo ma sát khi đi trên đường trơn trượt tới bản.

Cô ơi, em nhớ cô
Cô ơi, em nhớ cô

VOV.VN - Nhà cô giáo lúc ấy đúng là thiên đường, đầy ắp niềm vui và tiếng cười. Quây quần bên cô, chúng tôi tìm thấy hơi ấm của một người mẹ.

Cô ơi, em nhớ cô

Cô ơi, em nhớ cô

VOV.VN - Nhà cô giáo lúc ấy đúng là thiên đường, đầy ắp niềm vui và tiếng cười. Quây quần bên cô, chúng tôi tìm thấy hơi ấm của một người mẹ.

Cô giáo cắm rừng, gieo chữ cho bản làng
Cô giáo cắm rừng, gieo chữ cho bản làng

VOV.VN - Nói đến xã biên giới Nhôn Mai ai cũng biết là khó khăn, núi cao, dốc hiểm, khe suối nhiều,... hơn nữa trường học chưa kiên cố

Cô giáo cắm rừng, gieo chữ cho bản làng

Cô giáo cắm rừng, gieo chữ cho bản làng

VOV.VN - Nói đến xã biên giới Nhôn Mai ai cũng biết là khó khăn, núi cao, dốc hiểm, khe suối nhiều,... hơn nữa trường học chưa kiên cố

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa
Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Bộ trưởng Giáo dục gửi thư cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11
Bộ trưởng Giáo dục gửi thư cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

VOV.VN -Bộ trưởng gửi tới các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý và công viên chức ngành giáo dục những lời chúc mừng nồng nhiệt.

Bộ trưởng Giáo dục gửi thư cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

Bộ trưởng Giáo dục gửi thư cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

VOV.VN -Bộ trưởng gửi tới các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý và công viên chức ngành giáo dục những lời chúc mừng nồng nhiệt.