Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lao

(VOV) -BS Đào Thị Hà: Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm, nguyên nhân chính do bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị.

Hiện nay, bệnh lao không còn là bệnh nan y vì đã có phác đồ điều trị. Tuy nhiên, thực tế nhiều người bệnh không tuân thủ quy trình điều trị, bỏ dở thuốc theo phác đồ của bác sỹ đã gây ra những thể lao mãn tính, kháng thuốc và bệnh không được chữa dứt điểm.

Nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống lao năm 2013 và Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3), phóng viên VOV đã có bài viết đề cập tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người bệnh trong việc điều trị dứt điểm bệnh lao.

Trong căn buồng điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, ông Đỗ Văn Nam, 51 tuổi ở Hà Nội cho biết, ban đầu thấy sức khỏe kém, ho nhiều về đêm nhưng ông chỉ nghĩ đơn giản rằng mình bị mắc bệnh về phổi do hút nhiều thuốc lá, chứ không hề nghĩ rằng mình bị lao. Sau 3 tháng điều trị tại bệnh viện, ông thấy sức khỏe đỡ nên quyết định ra viện để điều trị tại nhà. Thời gian sau, do phải nhập viện để điều trị bệnh khác, ông đã tự ý bỏ uống thuốc điều trị khiến cho bệnh lao bị nặng lên. Ông Đỗ Văn Nam nói: “Tôi phát hiện vào khoảng đầu năm 2012 và thấy mệt mỏi, người uể oải. Ho nhiều, ho suốt cả đêm. Bác sỹ chuẩn đoán bị lao âm tính. Sau khi khám, bác sỹ bảo phải nằm viện. 3 tháng sau đó bỏ thuốc đấy để uống thuốc khác…”.

Giống với trường hợp của ông Nam, ông Nguyễn Văn Thuận, quê ở xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng là một ví dụ. Ông nói: “Trước đây, tôi đã cấp cứu ở đây, bệnh nặng và tưởng chết. Bác sỹ điều trị cho tôi được ra viện và cho uống thuốc trong vòng 8 tháng, nhưng uống được 5 tháng thấy đỡ nên tôi bỏ và bị mắc lại. Sau đó, tôi thấy bệnh phát triển trở lại, tiếp tục ho, ho ra máu và phải đi viện lần thứ 2”.

Đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện lần thứ hai do không tuân thủ phác đồ điều trị đối với bệnh lao thông thường ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương. Các bác sỹ ở đây phân tích: khi điều trị bệnh lao thông thường người bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Sau 2 tháng bệnh nhân gần như đã khỏi hoàn toàn những triệu chứng ban đầu khiến bệnh nhân nhầm tưởng là bệnh đã khỏi. Nhưng việc bỏ dở thuốc lao sẽ làm cho bệnh nặng hơn, rất dễ gây ra hiện tượng lao kháng thuốc và rất khó khăn trong lần điều trị tiếp theo.

Bác sỹ điều trị Đào Thị Hà, ở Khoa Lao, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết: Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân chính do bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị, tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị. Quá trình điều trị dở dang, bệnh không khỏi mà còn nhanh tái phát trở lại. Bác sĩ Hà nói: “Những trường hợp điều trị dở do thấy đỡ bệnh nên bệnh nhân bỏ không điều trị. Sau này, khi bệnh lao quay lạ thì việc điều trị gặp khó khăn, bệnh nặng lên, đối với bác sỹ điều trị cũng khó hơn, nguy cơ kháng thuốc cao, phác đồ điều trị cùng phải dùng nhiều thuốc hơn, tỷ lệ thành công ít hơn so với những người mới được phát hiện từ đầu. Đối với thuốc dòng 1 truyền thống, không hiệu quả, phải thay thế bằng dòng 2, tương đối đắt tiền, độc tính cao, điều trị đối với bệnh nhân tác dụng phụ nhiều, đối tượng này cách ly, phải quản lý chặt chẽ nguồn lây kháng thuốc cho cộng đồng. Đây là nguồn lây rất nguy hiểm”.

Để chữa khỏi bệnh lao, thông thường chỉ cần điều trị 6 tháng nhưng khi bệnh lao kháng thuốc, thời gian điều trị phải từ 19 đến 24 tháng với quá trình điều trị nghiêm ngặt. Nếu không chữa dứt điểm sẽ trở thành siêu kháng thuốc, tức là bệnh sẽ kháng với cả thuốc kháng sinh thế hệ 2, nguy cơ tử vong cao hơn.

Ở Việt Nam, hiện có khoảng 6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc xuất hiện mỗi năm, trong khi tỷ lệ điều trị thành công chỉ chiếm 70%. Điều lo ngại hơn là tỷ lệ lao phổi tăng trong độ tuổi lao động từ 15 - 34 tuổi còn tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Phượng, Trưởng Khoa Lao, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương khuyến cáo: Bệnh nhân lao không được phát hiện trong cộng đồng sẽ làm cho 10 người khác mắc. Vì vậy, để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho công đồng chúng ta phải khám và phát hiện sớm giúp việc điều trị sẽ không để lại di chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng phải biết quản lý chất thải đặc biệt là chất thải đường hô hấp như đờm. Người dân cũng nên sống trong môi trường thông thoáng, có tinh thần khỏe mạnh, người bệnh cũng cần đeo khẩu trang để giảm thiểu mắc lao. Khi có triệu chứng về đường hô hấp, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm trên 2 tuần, kém theo đau ngực, khó thở, ho ra máu phải đến các cơ sở y tế để khám và sàng lọc lao sớm.

Hiện nay, mỗi năm ở nước ta có thêm khoảng 180.000 người mắc bệnh lao. Ngoài việc tăng cường đầu tư cho công tác chống lao ở tất cả các tuyến y tế, áp dụng kỹ thuật điều trị và thuốc mới, vaccine mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh lao, nhận thức của người bệnh và mỗi người dân trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh lao lây lan ra cộng đồng cũng có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản
Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

(VOV) - Khoảng 3,5 triệu người Việt Nam mắc hen phế quản

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

Khám, tư vấn miễn phí bệnh hen phế quản

(VOV) - Khoảng 3,5 triệu người Việt Nam mắc hen phế quản

Nhật Bản tạo công thức tính toán nguy cơ đột quỵ
Nhật Bản tạo công thức tính toán nguy cơ đột quỵ

(VOV) -Theo các nhà khoa học, 7 yếu tố có liên quan đến đột quỵ, trong đó có hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.

Nhật Bản tạo công thức tính toán nguy cơ đột quỵ

Nhật Bản tạo công thức tính toán nguy cơ đột quỵ

(VOV) -Theo các nhà khoa học, 7 yếu tố có liên quan đến đột quỵ, trong đó có hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.

Nhật thử nghiệm robot giúp bệnh nhân đi lại
Nhật thử nghiệm robot giúp bệnh nhân đi lại

(VOV) -Đợt thử nghiệm này sẽ kéo dài trong 2 tuần tại 10 cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản.

Nhật thử nghiệm robot giúp bệnh nhân đi lại

Nhật thử nghiệm robot giúp bệnh nhân đi lại

(VOV) -Đợt thử nghiệm này sẽ kéo dài trong 2 tuần tại 10 cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản.

"Cuộc chiến chống lao ở Việt Nam còn kéo dài”
"Cuộc chiến chống lao ở Việt Nam còn kéo dài”

(VOV) -Người mắc lao đang bị trẻ hóa. Mỗi năm có gần 30.000 người chết do lao.

"Cuộc chiến chống lao ở Việt Nam còn kéo dài”

"Cuộc chiến chống lao ở Việt Nam còn kéo dài”

(VOV) -Người mắc lao đang bị trẻ hóa. Mỗi năm có gần 30.000 người chết do lao.

Món ăn dành cho người bị suy nhược thần kinh
Món ăn dành cho người bị suy nhược thần kinh

Người bệnh thường có biểu hiện đau váng đầu, ù tai, mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó ngủ, hay hồi hộp, lo sợ, hay quên, kém ăn, táo bón...

Món ăn dành cho người bị suy nhược thần kinh

Món ăn dành cho người bị suy nhược thần kinh

Người bệnh thường có biểu hiện đau váng đầu, ù tai, mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó ngủ, hay hồi hộp, lo sợ, hay quên, kém ăn, táo bón...