Biến đổi khí hậu và những tác hại đến sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa lũ hàng năm tại ĐBSCL đã không còn tuân theo quy luật thường niên mà lên xuống bất thường

Mùa nước nổi năm nay không có lũ về, mực nước thấp nhất trong 17 năm trở lại đây. Người nông dân khu vực này được cảnh báo đang chịu tác động rõ ràng nhất về những thay đổi này.

Hoa kiểng phát triển không đều, nhà vườn trồng hoa ở Sa Đéc tốn nhiều công chăm sóc và bỏ ra nhiều chi phí hơn.

Đến thăm vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, những ngày qua gia đình anh Lê Văn Hiền túc trực bơm thay nước, bơm oxy để cứu 3 ao tôm đang nuôi, chờ ngày thương lái đến thu mua. Gọi là cứu tôm bởi do đồng không có nước, diện tích ao chật hẹp, lượng tôm dày đặc nên một ao tôm nhà anh chết trắng. Sau khi kiểm tra, Trạm thủy sản Thị xã Hồng Ngự cho biết hàm lượng oxy trong ao chỉ bằng 0. Tôm chết, anh Hiền bán cho thương lái với giá chỉ bằng 1/3 ngoài thị trường. Đứng trước nguy cơ thua lỗ nên giờ đây anh Hiền chỉ trông chờ vào 3 ruộng tôm còn lại.

Ao tôm cạnh đó của anh Nguyễn Hoàng Giang cũng không mấy khả quan. 5 ngàn con tôm giống anh Giang thả hơn 4 tháng nay giờ chen nhau sinh trưởng trong ao. Do không có đê bao lửng nên chỉ ven lưới chờ khi lũ về là cho lên ruộng. Mọi công tác chuẩn bị hoàn thành, thế nhưng hiện tại nước trên ruộng không có nên không thể thả tôm ra ruộng. Khó khăn liên tiếp nhiều năm khiến anh Giang không còn mặn mà với việc nuôi tôm mùa lũ. 

Anh Nguyễn Hoàng Giang cho biết: “Con tôm nhốt trong hầm hoài nó không lớn thêm nó nổi xử lý quá trời tốn tiền. Nuôi năm nào nước đỡ thì lời được có mấy triệu. Còn nước nhỏ nhỏ lỗ vài chục, cứ làm hoài vậy. Năm tới nghỉ rồi, bị vậy nuôi riết quá tốn tiền”.

Từ lâu, các hộ nuôi thủy sản ở Đồng Tháp đã quen với hình thức nuôi tôm phụ thuộc vào lũ. Giờ đây khi lũ không về, các khoản chi phí đầu vào đều phải tăng cao. Không tận dụng được nguồn thức ăn mùa nước mà phải cho ăn thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, tôm ngày một lớn nhưng diện tích dưới ao quá hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm. Người dân phải bơm thay nước mỗi ngày, đặt thêm máy oxy… Chị Nguyễn Thị Hạnh, ngụ xã Bình Thạnh chia sẻ: “Nuôi như ra đồng được cỡ khoảng tháng 10, nhưng bây giờ tôm không có nước ở trong hầm nó hao hụt nên mình kêu bán, chứ để hoài còn hao hụt nữa. Kêu bán nhưng chưa ai lại coi. Người ta nói tôm còn nhỏ. Công ty cũng chưa mua thành ra cũng chậm chưa có người đến coi”.

Hiện trên địa bàn thị xã Hồng Ngự diện tích nuôi tôm mùa nước nổi đã giảm chỉ còn hơn 72 ha, trong đó có trên 60% diện tích thả nuôi có đê bao lửng, số còn lại vẫn trông chờ vào con nước nổi hàng năm. Tuy nhiên với việc nước không có như thế này việc có đê bao hay không cũng gặp khó như nhau. Địa phương cũng tiến hành tập huấn, hướng dẫn các kĩ thuật ứng phó khi nước chưa về nhằm trang bị thêm kiến thức về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc cho tôm trong khi chờ nước lên. 

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Trưởng trạm Thủy sản thị xã Hồng Ngự khuyến cáo: “Bà con nên thường xuyên kiểm tra môi trường, nhất là thời điểm sáng sớm, hàm lượng oxy trong ao sẽ thấp tôm sẽ bị nổi đầu. Thường xuyên tăng cường bơm nước để tạo dòng chảy oxy cho tôm hấp thu, hạn chế cho ăn thức ăn tươi sống nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường xử lý nước, cho ăn thức ăn công nghiệp vừa phải để không bị ảnh hưởng đến nền đáy làm tôm chậm phát triển”.

Không chỉ ảnh hưởng đến con tôm mà hiện nay, tình hình thời tiết bất thường cũng làm cho nhiều nhà vườn trên địa bàn thành phố Sa Đéc bị ảnh hưởng nặng. Nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn khi bước vào vụ hoa Tết năm 2016. Nắng nóng liên tục, có thời điểm nắng nóng gần 38 độ, sau đó chuyển sang mưa đột ngột làm cho cây bị sốc nên đã khiến cho nhiều loại hoa, kiểng chậm phát triển, thậm chí nhiều diện tích bị chết. Cũng theo nhiều nhà vườn, nếu bị ảnh hưởng nắng nóng, hoa có thể sẽ ra hoa sớm và nhỏ hơn bình thường. Ngoài hoa, nhiều nhà vườn trồng các loại kiểng lá, cũng đang hết sức lao đao, mặc dù đây là những loại nhập từ nước ngoài với chất lượng cao.

Ông Tô Văn Hân một nhà vườn chuyên trồng kiểng lá tại Phường Tân Quy Đông chia sẻ:  “Gần đây biến đổi khí hậu thời tiết khắc nghiệt hơn. Như năm nay, thời tiết nắng nhiều nên nhiều loại kiểng lá, cây màu vàng bị cháy lá hết. Ảnh hưởng lớn đến trồng trọt, phải áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lí phun xịt sao cho không bị cháy lá. Vì nhiệt độ quá nóng để trong mát câyvẫn cháy lá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong biến đổi khí hậu
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội thảo APEC về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã gợi mở thêm các giải pháp và kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong biến đổi khí hậu

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội thảo APEC về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã gợi mở thêm các giải pháp và kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Đặt con người ở trung tâm trong chính sách về biến đổi khí hậu
Đặt con người ở trung tâm trong chính sách về biến đổi khí hậu

VOV.VN -Ngày 6/3, Hội đồng Nhân quyền thảo luận về chủ đề Biến đổi khí hậu và Quyền con người.

Đặt con người ở trung tâm trong chính sách về biến đổi khí hậu

Đặt con người ở trung tâm trong chính sách về biến đổi khí hậu

VOV.VN -Ngày 6/3, Hội đồng Nhân quyền thảo luận về chủ đề Biến đổi khí hậu và Quyền con người.