Bộ Công an: Xử lý tai nạn, CSGT không ưu ái cán bộ cấp cao

“Nhiều người hiểu cán bộ cao cấp gặp tai nạn là cho đi ngay là không đầy đủ và “ưu ái” lại càng không đúng”, Thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục Pháp chế và CCHC, Bộ Công an) nói.

Liên quan đến nội dung dự thảo đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp, cho phép CSGT được “xử lý nhanh” đối với cán bộ cấp cao gặp tai nạn giao thông, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an khẳng định, sẽ xử lý bình thường nhưng tạo điều kiện đối với cán bộ đang thực hiện công vụ.

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của CSGT. Dự thảo gồm 4 chương và 31 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự và những tình huống cụ thể khi giải quyết tai nạn giao thông...

Về việc này, trao đổi với PV Tiền Phong, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho rằng, hiện vẫn chưa có quy định đối tượng nào là cán bộ cao cấp, nhưng cũng tạm hiểu các trường hợp như: Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ… Đây mới là dự thảo thông tư, sau khi lấy ý kiến áp dụng sẽ có văn bản cao hơn và có danh mục quy định về các trường hợp cán bộ cao cấp.

Theo Thiếu tướng Quân, việc quy định cán bộ cao cấp cũng phụ thuộc vào từng ngành, cần phải có danh mục cho lực lượng CSGT mới thi hành, thực hiện đầy đủ được. Trong thông tư cũng không thể giải thích được ai là cán bộ cao cấp, và đây chỉ là quy trình để CSGT triển khai và thực hiện.

Cũng theo ông Quân, nhiều người hiểu cán bộ cao cấp gặp tai nạn là cho đi ngay là không đầy đủ và “ưu ái” lại càng không đúng. Quy định này là trong trường hợp cán bộ cấp cao đang thực hiện công vụ, do tính chất đặc biệt của công vụ nên cần phải có cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quy trình điều tra xử lý tai nạn theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, ai sai người đó chịu. Phải lập biên bản, chụp ảnh lấy dấu vết, phải ký xác nhận, việc thu thập tài liệu phải hoàn tất mới cho đi.

“Đối với các cán bộ cấp cao, ngoài việc xử lý phù hợp còn phải có yêu cầu bảo vệ, thậm chí xe hỏng, lực lượng CSGT phải sắp xếp xe khác đưa đến nơi an toàn. Nhưng sau đó, lái xe vẫn phải quay trở lại để giải quyết và tất cả các trường hợp đều phải xử lý bình đẳng trước pháp luật”, ông Quân nói.

CSGT có quyền trưng dụng phương tiện để cứu người

Dự thảo thông tư cũng cho phép cảnh sát được huy động, trưng dụng phương tiện trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ trốn, cứu hộ, cứu nạn... Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu. Cảnh sát được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân và Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.  Cán bộ làm nhiệm vụ nếu lợi dụng việc huy động, trưng dụng phương tiện để nhằm mục đích vụ lợi, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trưng dụng tài sản: Nỗi lo CSGT lạm quyền
Trưng dụng tài sản: Nỗi lo CSGT lạm quyền

Thông tư 01/2016 (quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ) của Bộ Công an đang “gây bão” trong dư luận về quyền hạn của CSGT

Trưng dụng tài sản: Nỗi lo CSGT lạm quyền

Trưng dụng tài sản: Nỗi lo CSGT lạm quyền

Thông tư 01/2016 (quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ) của Bộ Công an đang “gây bão” trong dư luận về quyền hạn của CSGT

Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?
Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?

Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.

Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?

Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?

Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.

CSGT trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức: Luật quy định thế nào?
CSGT trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức: Luật quy định thế nào?

Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được trao cho một số bộ trưởng và một các chủ tịch UBND cấp tỉnh và thẩm quyền này không được ủy quyền phân cấp.

CSGT trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức: Luật quy định thế nào?

CSGT trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức: Luật quy định thế nào?

Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được trao cho một số bộ trưởng và một các chủ tịch UBND cấp tỉnh và thẩm quyền này không được ủy quyền phân cấp.

Cho CSGT được trưng dụng tài sản của dân: Tướng công an nói gì?
Cho CSGT được trưng dụng tài sản của dân: Tướng công an nói gì?

Theo luật, chỉ có bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có quyền quyết định trưng dụng tài sản.

Cho CSGT được trưng dụng tài sản của dân: Tướng công an nói gì?

Cho CSGT được trưng dụng tài sản của dân: Tướng công an nói gì?

Theo luật, chỉ có bộ trưởng Bộ Công an hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có quyền quyết định trưng dụng tài sản.