Nông dân ồ ạt bỏ lúa trồng cây, tái diễn ”chạy” theo phong trào

VOV.VN - Đầu ra cây lúa bấp bênh, nông dân nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã bỏ lúa ồ ạt trồng các loại cây ăn trái trên nền đất lúa để mong đổi đời.

Ông Nguyễn Văn Quít ở xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, cũng như hàng nghìn nông dân ở phía Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Tiền Giang đã tự ý trồng cây ăn trái trên nền đất lúa. Ông Quít chọn cây mít siêu sớm hay còn gọi là mít Thái để trồng vì giá mít gần đây ở mức cao.

“Tôi thấy hiện nay giá cả cây lúa rất bấp bênh. Riêng cây mít thì giá cao hơn nên mình chuyển đổi”, ông Quít nói.

Còn ông Trần Văn Ba, nông dân trồng cây mít trên đất ruộng tại địa phương này đã cho thu hoạch cũng so sánh: “Theo giá mít này thì có lợi nhuận. Mấy kỳ vừa rồi tôi bán 1 trái mít mua được 3-4 giạ lúa. Trái mít 60.000 đồng/kg, 10 ký thì có 600.000 mua được 6-7 giạ lúa rồi”.

Nông dân Tiền Giang ồ ạt trồng cây mít

Khoảng vài năm nay, vùng chuyên canh trồng lúa trọng điểm của tỉnh Tiền Giang như:  huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Thị xã Cai Lậy, nay đã rợp bóng vườn cây ăn trái, trong đó phổ biến nhất là cây mít và sầu riêng. Đây là 2 loại cây ăn trái giá trị cao, có thời điểm trái mít ở mức hơn 70.000 đồng/kg, sầu riêng gần 100.000 đồng/kg.

Tại huyện Cai Lậy năm qua, nông dân đã chuyển hơn 500ha đất lúa sang trồng cây ăn trái. Tại huyện Cái Bè, diện tích chuyển đồi từ đất lúa sang trồng cây ăn trái tính đến nay khoảng 3.000 ha. Trong đó, diện tích trồng mít gần 2.000ha. Hiện nay, nhiều nông dân ở tỉnh Tiền Giang còn ồ ạt  thuê kobe, nhân công đào đất ruộng lên liếp, lên mô để trồng cây ăn trái.

Ông Bùi Văn Màu, Chủ tịch UBND kiêm Bí thư Đảng ủy xã Hậu Mý Phú, huyện Cái Bè cho biết, địa phương đã có hơn 100ha đất trồng lúa đã chuyển sang cây mít. Việc trồng cây ăn trái ngoài quy hoạch xen kẽ ruộng lúa gây ra mâu thuẫn giữa 2 mô hình này.

Ông Bùi Văn Màu phân tích, trong mùa lũ, sản xuất lúa thì cần xả lũ để đón nhận phù sa, mà xả lũ vào vườn ngập, cây chết. Khi sản xuất, phải có máy làm đất, có máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa còn làm vườn như vậy sẽ cắt ngang đường đi. Cùng với đó, khi sản xuất lúa phải đốt đồng, diện tích trồng vườn kế bên sẽ bị cháy, nám cây chết cây. Riêng người trồng cây ăn trái không dùng thuốc diệt cỏ còn người sản xuất lúa thì dùng thuốc diệt cỏ. Nếu mà xịt như vậy thì sẽ ảnh hưởng gây chết cây.

Nông dân vùng ngập lũ của tỉnh Tiền Giang trồng cây mít chạy theo phong trào

Trước tình trạng nông dân bỏ lúa trồng cây ăn trái theo phong trào, chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đang "lúng túng" chưa biết giải quyết như thế nào. Đến thời điểm này, chưa có trường hợp nào trồng cây ăn trái ngoài quy hoạch bị xử phạt hay bị chế tài mạnh tay. Chính quyền và ngành chức năng chỉ làm công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích cây ăn trái trên nền đất lúa.

Ông Nguyễn  Văn Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Cái Bè chia sẻ: “Chúng tôi đã đề nghị UBND các xã tăng cường công tác quản lý. Những vùng đan xen có thể xây dựng kế hoạch chuyển đổi trên đất lúa theo Thông tư 19 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn những vùng quy hoạch chuyên lúa thì phải ngăn chặn không để người dân lên liếp trồng cây trên đó. Chuyển đổi phải quy hoạch vùng để làm sao không ảnh hưởng đến sản xuất khác và những người lên liếp trồng cây cũng không bị ảnh hưởng”.

Theo các nhà chuyên môn, trồng cây ăn trái trên nền đất lúa không chỉ làm thu hẹp diện tích cây lúa mà còn có nguy cơ bị thiệt hại khi lũ lụt dâng cao bất thường, phá vỡ quy hoạch. Khi  sản lượng cây ăn trái tăng “cung vượt cầu” sẽ kéo theo hệ lụy được mùa rớt giá.

Gần đây trái mít giá dao động từ 40-70.000 đồng/kg, nhà vườn thu lãi cao

Thực tế cho thấy, thời gian qua,  tại vùng ĐBSCL có nhiều loại trái cây bị rớt giá bất thường, phải đổ bỏ hoặc cho gia súc ăn, như: thanh long,  dứa, chuối, dừa, mít… Khi đó, nhà vườn “kêu cứu” và công tác “giải cứu” rất khó khăn.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây Ăn quả miền Nam cho biết, nông dân tỉnh Tiền Giang cũng như vùng ĐBSCL không nên ồ ạt trồng cây ăn trái trên ruộng lúa. Đặc biệt đối với cây sầu riêng và cây mít  tuy giá cao nhưng đầu ra chưa ổn định. Hai loại trái cây này chỉ xuất được qua thị trường Trung Quốc và một số nước trong khu vực Châu Á; riêng các nước Châu Âu rất ít tiêu thụ 2 loại trái cây này. Đối với trái cây chủ yếu xuất tươi, lĩnh vực chế biến để dự trữ lại khi dội hàng thì còn rất hạn chế.

“Nếu phát triển cây sầu riêng hay mít quá ồ ạt, tự phát như vậy thì Nhà nước rất khó hỗ trợ để lo đầu ra cho sản phẩm và sẽ bị vướng. Nhà nước nhận thấy việc này cần định hướng cho người nông dân sẽ tốt hơn về lâu về dài. Đối với sản phẩm sầu riêng hay mít, cần có hướng sản xuất chế biến”, TS. Nguyễn Văn Hòa cho hay.

Đến nay, diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đạt gần 80.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt gần 1,5 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng diện tích đạt 2,5%/năm dẫn đầu vùng ĐBSCL.  Do đó, việc nông dân ồ ạt nhân rộng diện tích cây ăn trái trên nền đất lúa, nhất là vùng thường xuyên bị ngập lũ là điều mà chính quyền và ngành chức năng địa phương cần quan tâm; phải có biện pháp “mạnh tay” ngăn chặn các trường hợp trồng cây ăn trái “chạy” theo phong trào, ngoài vùng quy hoạch tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về đầu ra sau này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao
Chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao

VOV.VN - 900 ha đất trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang đã được chuyển sang các loại cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn.  

Chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao

Chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao

VOV.VN - 900 ha đất trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang đã được chuyển sang các loại cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn.  

Trồng cây ăn quả vùng ĐBSCL vẫn chạy theo phong trào
Trồng cây ăn quả vùng ĐBSCL vẫn chạy theo phong trào

VOV.VN - Năm qua, vườn cây ăn trái của khu vực ĐBSCL trúng mùa nhưng giá cả, đầu ra vẫn chưa ổn định, tái diễn tình trạng “cung vượt cầu”.

Trồng cây ăn quả vùng ĐBSCL vẫn chạy theo phong trào

Trồng cây ăn quả vùng ĐBSCL vẫn chạy theo phong trào

VOV.VN - Năm qua, vườn cây ăn trái của khu vực ĐBSCL trúng mùa nhưng giá cả, đầu ra vẫn chưa ổn định, tái diễn tình trạng “cung vượt cầu”.

Hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn quả tập trung ở Sơn La
Hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn quả tập trung ở Sơn La

VOV.VN - Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Nà Sản giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho bà con nông dân tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La).

Hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn quả tập trung ở Sơn La

Hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn quả tập trung ở Sơn La

VOV.VN - Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Nà Sản giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho bà con nông dân tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La).

Trồng cây chát chát, bẻ cành, bán lá thu 20 triệu/tháng
Trồng cây chát chát, bẻ cành, bán lá thu 20 triệu/tháng

Quanh năm, suốt tháng bà Dư Thị Nhiên (Điện Biên) lên đồi hái lá chè tươi bán đổ cho các chợ, nhà hàng mà rủng rỉnh tiền tiêu, lãi gần 250 triệu/năm.

Trồng cây chát chát, bẻ cành, bán lá thu 20 triệu/tháng

Trồng cây chát chát, bẻ cành, bán lá thu 20 triệu/tháng

Quanh năm, suốt tháng bà Dư Thị Nhiên (Điện Biên) lên đồi hái lá chè tươi bán đổ cho các chợ, nhà hàng mà rủng rỉnh tiền tiêu, lãi gần 250 triệu/năm.

Nông dân Tiền Giang ồ ạt trồng cây ăn trái trên đất ruộng vùng ngập lũ
Nông dân Tiền Giang ồ ạt trồng cây ăn trái trên đất ruộng vùng ngập lũ

VOV.VN - Do hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nên nông dân vùng ngập lũ tỉnh Tiền Giang đang ồ ạt lên đất ruộng để trồng hàng nghìn ha vườn cây ăn trái.

Nông dân Tiền Giang ồ ạt trồng cây ăn trái trên đất ruộng vùng ngập lũ

Nông dân Tiền Giang ồ ạt trồng cây ăn trái trên đất ruộng vùng ngập lũ

VOV.VN - Do hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nên nông dân vùng ngập lũ tỉnh Tiền Giang đang ồ ạt lên đất ruộng để trồng hàng nghìn ha vườn cây ăn trái.