Giá dầu thế giới liệu có nguy cơ “tụt dốc”?

VOV.VN - Nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc hồi đầu tháng 5, là do sản lượng khai thác ở Mỹ, Canada và Libya không ngừng tăng lên. 

Theo thông tin từ thị trường thế giới, ngày 25/5 giá dầu thô đã có phiên giảm mạnh, lùi về mốc dưới 50 USD/thùng, bất chấp việc OPEC quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung.

Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Bảy giảm 2,46 USD (4,8%), xuống 48,90 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất kể từ 16/5. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy tại Anh cũng giảm 2,50 USD (4,6%), xuống 51,46 USD/thùng. Giá dầu giảm nêu trên được cho là do giới đầu tư thất vọng trước quyết định của OPEC chỉ kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng thêm 9 tháng, chứ không phải 12 tháng như kỳ vọng.

Từ lượng trữ dầu giảm và dầu đá phiến tăng…

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ 7 liên tiếp. Theo đó, lượng dự trữ giảm 4,4 triệu thùng vào tuần trước, cao hơn gần gấp đôi so với mức dự báo của các nhà phân tích là 2,4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, lượng dự trữ xăng chỉ giảm 787.000 thùng, thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường là 1,2 triệu thùng.

Chính việc cắt giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ gia tăng khai thác, khiến cho lượng dự trữ dầu thô toàn cầu vẫn không giảm. Ảnh: BQ Magazine.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc hồi đầu tháng 5, là do sản lượng khai thác ở Mỹ, Canada và Libya không ngừng tăng lên. Công ty Dầu khí Quốc gia Libya cho biết sản lượng khai thác của quốc gia này đã tăng lên trên 760.000 thùng/ngày, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2014. Libya đang lên kế hoạch tiếp tục tăng cường hoạt động khai thác (Libya là một trong 3 nước cùng với Iran và  Nigeria, được ưu tiên không phải giảm sản lượng khai thác dầu).

Ngược lại với nỗ lực của OPEC và Nga, Mỹ liên tục tăng cường khai thác dầu đá phiến, khiến sản lượng đã tăng lên mức 10% kể từ giữa năm 2016 với 9,3 triệu thùng/ngày. Theo dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đá phiến tại Mỹ đã tăng từ 6 giàn lên tới 703 giàn, đánh dấu tuần thứ 16 tăng liên tiếp.

Chính việc cắt giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ gia tăng khai thác, khiến cho lượng dự trữ dầu thô toàn cầu vẫn không giảm. Do được hưởng lợi từ hiện tượng giá kỳ hạn cao hơn giá giao ngay (contango), đồng thời với mức giá bình quân đã vượt qua mức 40 USD/thùng nên các công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã tăng cường các hợp đồng kỳ hạn để mở rộng doanh thu. Theo ước tính của Wood Mackenzie, trong thời gian 9 tháng nữa (theo OPEC gia hạn) thì sản lượng dầu đá phiến của Mỹ cũng sẽ tăng lên mức 950.000 thùng/ngày.

Đến sự thất vọng từ quyết định của OPEC…

Một cuộc thăm dò của Platts cho biết trong tháng 4 sản lượng dầu thô từ 10 nước thành viên OPEC đã tham gia thỏa thuận cắt giảm gần như không thay đổi luôn duy trì ở mức 31.85 triệu thùng/ngày. Theo thỏa thuận, OPEC cam kết cắt giảm chỉ còn sản xuất 32,5 triệu thùng/ngày.

Với mức cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận của OPEC và một số nước khác, trong đó có Nga cam kết hồi tháng 9 năm ngoái có hiệu lực đến tháng 6 năm 2017 và ngày 25/5 OPEC đã quyết định kéo dài thêm 9 tháng nữa, nói là để cân bằng lại thị trường, đưa lượng dự trữ trở về mức trung bình.

OPEC hiện đang nỗ lực giảm lượng dầu tồn kho ở các nền kinh tế phát triển về mức trung bình 5 năm (Ảnh minh họa)
Theo giới quan sát, ngay từ nửa cuối của tháng 4 và đầu tháng 5, giá dầu thế giới có hiện tượng “lao dốc” hơn 6%/tuần. Sau đó, nhờ các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu tăng mạnh trở lại sau khi sụt giảm gần 5% so với ngày trước đó, dù vậy, giá dầu vẫn ghi nhận đà giảm sâu trong tuần trước nữa.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước có tăng nhưng vẫn chưa trở lại mức giá trước đó, hợp đồng xăng giao tháng 6 tiếp từ 1,6% lên 1,505 USD/gallon, nhưng vẫn sụt 2,8% trong tuần tiếp theo. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 tăng 1,7% lên mức 1.437 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 cũng tăng 2,5% lên 3.266 USD/MMBtu. Tuy nhiên, tuần qua, hợp đồng này lại bị hạ 0,3%. Giá dầu Mỹ hồi đầu tuần tăng gần 5% được cho là do kỳ vọng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung với thời gian là 12 tháng.

Tuy vậy, giá dầu vẫn không giữ được mức đỉnh trong phiên sau khi có báo cáo cho biết số giàn khoan ở Mỹ tăng tuần thứ 18 liên tiếp. Theo đó, giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Sáu tăng 98 cent, tương đương 2%, lên 50,33 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/4, theo số liệu Dow Jones. Giá dầu đã tăng khoảng 5,2% trong tuần này. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 1,1 USD, tương đương 2,1%, lên 53,61 USD/thùng, mức đỉnh trong vòng 1 tháng qua.

Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố chính trị mà giới đầu tư quan tâm như cuộc bầu cử Tổng thống ở Iran, Pháp, Anh; chuyến công du của Tổng thống  Mỹ Donald Trump và nhất là tình hình ở “điểm nóng” Trung Đông. Tuy nhiên, sau khi có tin chính thức từ OPEC thì giá cả thị trường dầu mỏ thế giới lại trở về xu thế ảm đạm của nó.

Theo Phil Flynn, chuyên gia phân tích cao cấp tại Price Futures Group. “Thị trường phát đi tín hiệu rằng, giới đầu tư muốn nhiều hơn kết quả tại cuộc họp của OPEC, có thể là gia hạn thỏa thuận thêm 12 tháng”.  “Đây là lý do giá dầu thô không phản ứng tích cực sau khi tin về thỏa thuận được công bố”.

Như vậy, với những yếu tố thuận, nghịch đan xen khiến cho giá dầu thế giới giao động mạnh trong phạm vi từ 47 - 55 USD/thùng, trong đó có các yếu tố chủ đạo đó là lượng dự trữ dầu ở Mỹ giảm, lượng khai thác dầu từ đá phiến của nước này lại tăng đáng kể, cùng với quyết định của OPEC không được như kỳ vọng của giới đầu tư.

Vì thế, giới phân tích dự báo cho rằng, trong thời gian tới giá dầu thế giới vẫn có nguy cơ “tụt dốc” và trở về mức 40 - 50 USD/thùng là có cơ sở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 6
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 6

VOV.VN - Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2016 khi sản xuất dầu mỏ của Mỹ gia tăng mạnh mẽ.

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 6

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 6

VOV.VN - Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2016 khi sản xuất dầu mỏ của Mỹ gia tăng mạnh mẽ.

Giá dầu lao dốc, bắt đáy 5 tháng
Giá dầu lao dốc, bắt đáy 5 tháng

VOV.VN - Giá dầu thế giới lao dốc mạnh, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, xóa bỏ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC.

Giá dầu lao dốc, bắt đáy 5 tháng

Giá dầu lao dốc, bắt đáy 5 tháng

VOV.VN - Giá dầu thế giới lao dốc mạnh, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, xóa bỏ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC.

Giá dầu tăng liên tiếp, chạm đỉnh 1 tháng
Giá dầu tăng liên tiếp, chạm đỉnh 1 tháng

VOV.VN - Giá dầu thô trên thị trường thế giới vừa chạm đỉnh 1 tháng trong bối cảnh lượng dầu tồn kho của Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục.

Giá dầu tăng liên tiếp, chạm đỉnh 1 tháng

Giá dầu tăng liên tiếp, chạm đỉnh 1 tháng

VOV.VN - Giá dầu thô trên thị trường thế giới vừa chạm đỉnh 1 tháng trong bối cảnh lượng dầu tồn kho của Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục.

Giá dầu thế giới bật tăng trong sáng 11/5
Giá dầu thế giới bật tăng trong sáng 11/5

VOV.VN - Dầu thô thế giới hôm nay chứng kiến đà tăng trở lại lên mức trên 50 USD một thùng do sự sụt giảm kho dự trữ dầu thô của Mỹ và OPEC giảm nguồn cung.

Giá dầu thế giới bật tăng trong sáng 11/5

Giá dầu thế giới bật tăng trong sáng 11/5

VOV.VN - Dầu thô thế giới hôm nay chứng kiến đà tăng trở lại lên mức trên 50 USD một thùng do sự sụt giảm kho dự trữ dầu thô của Mỹ và OPEC giảm nguồn cung.

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng
Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng

VOV.VN -  Một báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cho biết, giá dầu thô đã tăng đáng kể nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng.

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng

VOV.VN -  Một báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cho biết, giá dầu thô đã tăng đáng kể nhờ kỳ vọng cắt giảm sản lượng.