Bộ trưởng Y tế nói gì về giá thuốc chữa bệnh?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định giá thuốc chữa bệnh tại Việt Nam ổn định ở mức thấp và trong thời gian tới còn có thể giảm.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10, Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) dẫn chứng Báo cáo số 595 năm 2012 của Bộ Y tế, về việc khảo sát và so sánh giá 25 mặt hàng thuốc chữa bệnh giữa Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc. Báo cáo cho thấy, cùng một mặt hàng thuốc thương mại, cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng nhưng giá tại Thái Lan cao hơn Việt Nam 3,17 lần, tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam 2,25 lần.

Do báo cáo có tham chiếu giá thuốc với thu nhập bình quân ở 3 quốc gia có sự chênh lệch, nên Đại biểu Đức cho rằng, việc so sánh như vậy là khập khiễng, không hoàn toàn chính xác để khẳng định giá thuốc tại Việt Nam rẻ hơn so với giá thuốc ở nước ngoài.

Đại biểu Đức cũng nhận định, thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và thay đổi theo giá thị trường (có tăng và có giảm - PV). Tuy nhiên, trên thực tế, giá thuốc tại Việt Nam thời gian qua chỉ thấy tăng mà không có giảm, Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ việc có hay không sự lũng đoạn, làm giá của các hãng sản xuất cũng như các nhà phân phối trong điều hành giá thuốc chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết giá thuốc chữa bệnh ổn định ở mức thấp và có thể giảm trong thời gian tới.
Làm rõ vấn đề đại biểu nêu tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2012, Bộ Y tế đã cùng Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ủy ban các vấn đề xã hội và một số các Vụ, cục đi khảo sát tình hình giá thuốc tại hai nước Thái Lan và Trung Quốc. Tại thời điểm khảo sát, giá thuốc của Trung Quốc cao hơn giá thuốc của Việt Nam 2,2 lần, trong khi GDP của Trung Quốc hơn Việt Nam ít nhất 2,5 lần. Tại Thái Lan, giá thuốc cao hơn của Việt Nam gấp 3,12 lần trong khi GDP của Thái Lan cao hơn của Việt Nam 3,3 lần.

Thừa nhận sự so sánh có phần khập khiễng về giá thuốc, song Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng viện dẫn kết quả khảo sát của Viện Chiến lược Quốc gia theo hướng dẫn của Tổ chức Y thế Thế giới cho thấy, giá thuốc gốc của Việt Nam luôn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đối với thuốc biệt dược, giá thành cũng ở mức tương đương. Gần đây nhất là tháng 3/2015, Tổ chức CMS quốc tế sau khi khảo sát tại Việt Nam cũng xác định, giá thuốc tại Việt Nam chỉ bằng 0,79 lần mặt bằng chung giá thuốc của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, trong suốt thời gian qua, giá thuốc tại thị trường Việt Nam là tương đối ổn định. Thuốc chữa bệnh được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt, nên CPI của nhóm thuốc chữa bệnh luôn đứng thứ 8, thứ 9 trong nhóm 11 mặt hàng được xác định xếp hạng và không có phần tăng đột biến.

“Đặc biệt, từ năm 2013 - 2014, khi thực hiện các Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính, lần đầu tiên Bảo hiểm Xã hội cũng như các địa phương đã có những báo cáo cho thấy, chi phí về thuốc chữa bệnh từ nguồn Bảo hiểm Y tế giảm từ 30% - 35%, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước đã tăng lên gấp xấp xỉ 2 lần”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tự tin.

Trưởng ngành Y tế còn chia sẻ, để có những giải pháp giữ ổn định giá thuốc chữa bệnh trong thời gian qua, Bộ Y tế đã cùng Bộ Tài chính, Bộ Công Thương ban hành hàng loạt các thông tư về hướng dẫn đầu thầu thuốc, kê khai giá thuốc, chia loại thuốc thành các nhóm cũng như quy định về giá thuốc được lãi tối đa đối với các quầy thuốc bệnh viện không quá từ 2% - 15%.

Mặc dù khẳng định giá thuốc tại thị trường Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn phải thừa nhận rằng, ngành y tế vẫn cần phải khắc phục những hạn chế khi giá thuốc còn không đồng đều trong kết quả đấu thầu giữa các địa phương.

“Giá thuốc trúng thầu vẫn còn cao hơn giá kê khai khi đăng kí xin nhập khẩu, lưu hành và kinh doanh, điều này đã làm đội giá thuốc. Hoặc như vẫn còn nhiều nơi, giá thuốc giữa các quầy thuốc cũng khác nhau, các cửa, hàng quầy thuốc bán lẻ không kê khai giá thuốc công khai, minh bạch, không niêm yết giá để người dân có sự lựa chọn. Nhiều loại thuốc biệt dược có những thời điểm tăng cao đột biến”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận rõ những hạn chế trước Quốc hội và cử tri cả nước.

Do đó, để tạo điều kiện cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo bớt khó khăn do chi phí thuốc chữa bệnh, theo Bộ trưởng Tiến, Bộ Y tế đã thực hiện Luật đầu tư mới, trong đó có một Chương về thuốc, kết hợp với Nghị định 63 quy định trách nhiệm xây dựng Thông tư đấu thầu thuốc tập trung, kèm theo đó là ban hành danh mục các loại thuốc tham gia đấu thầu cấp quốc gia. “Nếu thực hiện được thì đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức được việc mua sắm cấp quốc gia, chỉ có hai bộ được thực hiện là Bộ Y tế và Bộ Tài chính đối với mặt hàng thuốc”, Bộ trưởng Tiến cho biết.

Song song với đó, Bộ Y tế cũng sẽ ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước ưu tiên đấu thầu tập trung cũng như danh mục thuốc đàm phán giá. Đây là hình thức mới trong Nghị định đấu thầu căn cứ vào Luật đấu thầu, đặc biệt đối với mặt hàng thuốc có thể tăng giá đột xuất và có sự độc quyền như các loại thuốc biệt dược. Đồng thời, Bộ Y tế cũng thành lập Trung tâm mua sắm tập trung tại Bộ Y tế, tiến tới thành lập Hội đồng độc lập cấp quốc gia tham mưu danh mục thuốc độc lập với Bộ Y tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến còn cho rằng, chậm nhất đến đầu tháng 12/2015, khi Bộ Y tế ban hành được một thông tư phù hợp với Luật giá, Luật đấu thầu và Luật dược (sửa đổi) sẽ phân định chức năng rõ hơn về quản lý giá thuốc, tạo điều kiện cho giá thuốc thời gian tới sẽ giảm hơn nữa trong tổng chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân.

“Giá thuốc sẽ không còn có sự chênh lệch giữa các địa phương, quản lý giá thuốc có tính chất tập trung, đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc chất lượng cho người bệnh với chi phí chấp nhận được”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hy vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh
Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 1942/KL-TTCP-V.III, ngày 02/7/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 1942/KL-TTCP-V.III, ngày 02/7/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh

Dừng thanh toán bảo hiểm 23 loại thuốc chữa bệnh
Dừng thanh toán bảo hiểm 23 loại thuốc chữa bệnh

VOV.VN -BHXH vừa thông báo tạm thời dừng thanh toán 23 loại thuốc có hàm lượng không thông dụng, trúng thầu giá cao sử dụng tại các cơ sở y tế.

Dừng thanh toán bảo hiểm 23 loại thuốc chữa bệnh

Dừng thanh toán bảo hiểm 23 loại thuốc chữa bệnh

VOV.VN -BHXH vừa thông báo tạm thời dừng thanh toán 23 loại thuốc có hàm lượng không thông dụng, trúng thầu giá cao sử dụng tại các cơ sở y tế.

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh
Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bình ổn giá thuốc trên địa bàn  

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bình ổn giá thuốc trên địa bàn  

Rút đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh
Rút đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh

VOV.VN -Từ đầu tháng 9 đến nay, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định rút số đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh.

Rút đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh

Rút đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh

VOV.VN -Từ đầu tháng 9 đến nay, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định rút số đăng ký lưu hành loại 60 thuốc chữa bệnh.