Cần các tổ chức quốc tế hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn

VOV.VN - Việt Nam được xem là một trong những nước bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nặng nề nhất thế giới.

Ngày 26/12/2013 tại khu phố Thạnh Hoà B (phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), ông Quách Hữu Đức 45 tuổi đã cưa đục đầu đạn pháo 105 ly còn sót lại từ hồi chiến tranh, để lấy phế liệu. Đầu đạn phát nổ làm ông Đức bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện sau đó 1 ngày.

Ngày 23/10/2013 tại trường THCS Lê Hoá (huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình), trong giờ ra chơi, do nghịch một vật nổ nhặt được, hai học sinh lớp 8A đã gặp nạn, cháu Hoàng Tuấn Vũ đã tử vong còn cháu Đinh Phương Nam bị thương phải đi cấp cứu.

Ngày 10/3/2013 tại thôn A Sóc (Hướng Lập, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị), trong quá trình làm nương, hai người đàn ông bị va vào vật nổ. Anh Hồ Văn Nhất (30 tuổi) tử vong và anh Hồ Văn Đệ bị thương.

Những câu chuyện đau thương tiếp tục xảy ra, dù chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm.

Quả bom khổng lồ nặng trên 5 tấn được tìm thấy ở Gia Lai năm 2004, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Công binh

Việt Nam được xem là một trong những nước bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nặng nề nhất thế giới.

Ở nước ta, chỉ tính từ năm 1975 cho đến năm 2000, đã có 42.135 người tử vong và 62.163 người khăc bị thương tật do bom mìn, vật nổ còn sót lại từ chiến tranh. Nạn nhân bom mìn chủ yếu là những lao động chính trong gia đình và trẻ em. (Trẻ em chiếm khoảng hơn 30% tổng số người bị nạn). Nạn nhân bom mìn không mất mạng thì tàn tật suốt đời, tạo gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.

Kết quả điều tra sơ bộ năm 2002 ( chưa thực hiện điều tra trên diện tích vùng biển) cho thấy, toàn quốc có 9.284/10.511 xã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ với tổng diện tich khoảng 6,6 triệu ha. Đến nay, mới chỉ có khoảng 20% lượng bom mìn được rà phá. (Theo tài liệu do Bộ LĐ-TB- XH biên soạn năm 2013)
Nhờ sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội; sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã dò tìm, thu gom, xử lý được hàng triệu bom mìn, vật nổ các loại, giải phóng hàng trăm nghìn ha đất, tạo điều kiện an toàn cho người dân lao động, sản xuất, góp phần giảm tai nạn, thương tích do bom mìn.

Tuy nhiên tính đến nay vẫn còn khoảng 20% diện tích đất toàn quốc bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, gây cảm giác bất an cho người dân khi canh tác trên diện tích đất đai bị ô nhiễm.

Chúng ta cũng đã tích cực tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh bom mìn trong trường học, cộng đồng dân cư; đồng thời hỗ trợ cho những nạn nhân bị thương tích do bom mìn gây ra.

Bộ sách cho học sinh tiểu học do Tổ chứccứu trợ và phát triển CRS giúp thực hiện

Đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ Việt Nam. Ngày 21/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 504/QĐ- TTg phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025" với mục tiêu là huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hoà nhập đời sống xã hội.

Ngày 22/12/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 2338/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 504) và Quyết định số 581 về việc thành lập Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504.

Kể từ đó đến nay, Ban Chỉ đạo 504 đã hoạt động tích cực, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để có chiến lược huy động, vận động tài trợ nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để n khắc phục hậu quả bom, mìn;  chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Theo Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh- Giám đốc Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn, Binh chủng Công binh- Bộ Quốc phòng, Thư ký cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 cho biết, năm 2013, Ban chỉ đạo 504 và cơ quan thường trực đã thực hiện một số chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài: Đã tổ chức ký Bản ghi nhớ với Chính phủ Mỹ, với Trung tâm rà phá mìn nhân đạo quốc tế Geneva và Trung tâm quốc tế IC, thống nhất khung và kế hoạch hợp tác với UNDP, đề xuất hợp tác với  Ấn Độ, làm việc với đại diện phía Hungary về viêc hỗ trợ xây dựng Trung tâm dữ liệu bom mìn trên toàn quốc, làm việc với Viện chiến lược Quốc phòng Mỹ về hỗ trợ khắc phục bom mìn, tổ chức đàm phán, vận động tài trợ với chính phủ các nước Đức, Thuỵ Sĩ, Na Uy, Anh...; làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản về tài trợ rà phá bom mìn tại miền Trung.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức, các chính phủ nước ngoài, chúng ta được bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại dò bom mìn cả trên đất liền cũng như trên biển.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã quan tâm đến vấn đề hậu quả của bom mìn của Mỹ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam
Chuyên gia nước ngoài hướng dẫn cách sử dụng máy dò tìm vật liệu nổ (ảnh tư liệu- Bảo tàng Công binh)

Năm 2013, Ban Chỉ đạo 504 đã đề xuất với Chính phủ xây dựng đề án thành lập Trung tâm hành động khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam (viết tắt là VNMAC). Trong tương lai gần, Trung tâm đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho việc tăng cường công tác khắc phục hậu quả của bom mìn, vật nổ.

Năm 2014, Ban Chỉ đạo 504 sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của việc khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Dự kiến tháng 3/1014 tại Huế sẽ diễn ra hội nghị tài trợ cấp chính phủ về giải quyết hậu quả của bom mìn. Một hội nghị khác sẽ được tổ chức vào khoảng cuối năm 2014.

Trong năm nay, Ban Chỉ đạo 504 cũng sẽ thực hiện nghiệm thu kết thúc dự án "Điều tra, lập bản đồ bom mìn toàn quốc", đây là một công việc quan trọng, tạo cơ sở cho việc triển khai ra phá bom mìn, khắc phục hậu quả của bom mìn.

Kết thúc năm 2013, Văn phòng cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 đã khen thưởng 3 nhà báo có nhiều bài viết tuyên truyền về khắc phục hậu quả bom mìn, trong đó có nhà báo Trần Sỹ Đức của Đài TNVN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lính làm hồi sinh những "vùng đất chết"
Người lính làm hồi sinh những "vùng đất chết"

VOV.VN - Hàng ngày đối diện nguy hiểm, song những người lính công binh vẫn cần mẫn dò từng mét đất để rà phá bom, mìn.

Người lính làm hồi sinh những "vùng đất chết"

Người lính làm hồi sinh những "vùng đất chết"

VOV.VN - Hàng ngày đối diện nguy hiểm, song những người lính công binh vẫn cần mẫn dò từng mét đất để rà phá bom, mìn.

Nhân chứng kể lại vụ nổ do cưa đạn pháo ở Bình Dương
Nhân chứng kể lại vụ nổ do cưa đạn pháo ở Bình Dương

VOV.VN - Ông Quách Hữu Đức đã cưa, đục quả đạn pháo để lấy nguyên liệu thì bất ngờ quả đạn phát nổ.

Nhân chứng kể lại vụ nổ do cưa đạn pháo ở Bình Dương

Nhân chứng kể lại vụ nổ do cưa đạn pháo ở Bình Dương

VOV.VN - Ông Quách Hữu Đức đã cưa, đục quả đạn pháo để lấy nguyên liệu thì bất ngờ quả đạn phát nổ.