Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi gặp khó vì thiếu mặt bằng ​

VOV.VN -Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi còn gần 30 vị trí chưa bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng lớn tới tiến độ hoàn thành công trình.
 

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tổng chiều dài toàn tuyến gần 140km được khởi công ngày 19/5/2013 và dự kiến thông xe toàn tuyến cuối năm 2017. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư dự án, đến nay, toàn tuyến vẫn còn vướng mắc gần 30 vị trí chưa bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng lớn tới tiến độ hoàn thành công trình.

Mặt bằng giải phóng kiểu "xôi đỗ" đang làm khó việc thi công đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.

Ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, VEC gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thuộc địa phận các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Trước tình hình chậm trễ bàn giao mặt bằng của các địa phương cho chủ đầu tư khiến dự án có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả dự án, ngày 28/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi chỉ đạo kiểm tra, giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng trước ngày 15/3.

“Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù VEC đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương để giải quyết các vướng mắc giải phóng mặt bằng tại dự án, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn một số điểm vướng mắc phát sinh ảnh hưởng lớn tới tiến độ hoàn thành dự án,” ông Chung nhìn nhận.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn 24 vị trí vướng mắc gồm 10 điểm vướng mặt bằng thuộc đường ngang, đường gom và đường nối vào, ra nút giao thuộc phạm vi các Gói thầu số 4, số 5, số 7 thuộc đoạn tuyến sử dụng nguồn vốn JICA (đoạn vốn JICA); 14 điểm vướng mắc mặt bằng trên tuyến chính, đường ngang, đường gom, trạm dịch vụ thuộc phạm vi các gói thầu A1, A2 sử dụng nguồn vốn WB (Ngân hàng Thế giới).

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn 4 điểm vướng mặt bằng; gồm 3 điểm vướng mặt bằng thi công trên tuyến chính, 1 điểm vướng mặt bằng đường ngang.

Nhiều cuộc họp ngay trên công trường dự án để đây nhanh tiến độ GPMB, "cứu" tiến độ dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Để thực hiện hoàn thành dự án đúng tiến độ, VEC đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đề nghị xử lý dứt điểm các tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng phát sinh tại dự án.

“Việc bàn giao mặt bằng sớm cho chủ đầu tư để triển khai nhanh chóng, đồng bộ dự án sẽ hỗ trợ công trình về đích đúng hạn, giảm suất đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư,” ông Chung khẳng định.

Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng chiều dài toàn tuyến gần 140km, đi qua các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi; được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp (giai đoạn 1); tốc độ thiết kế 120km/giờ (đoạn đặc biệt khó khăn 100km/giờ).

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các trung tâm kinh tế và các tỉnh, thành phố miền Trung đồng thời mở thêm nhiều cơ hội đầu tư vào khu vực vốn còn nhiều khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng, nâng cao đời sống của người dân.

Đặc biệt, tuyến cao tốc còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo giao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp cho người dân khi Quốc lộ 1 bị chia cắt trong mùa mưa lũ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VEC lý giải vì sao chưa bán vé tháng cho xe chạy các tuyến cao tốc
VEC lý giải vì sao chưa bán vé tháng cho xe chạy các tuyến cao tốc

VOV.VN - Với quan điểm đảm bảo tính công bằng cho tất cả các phương tiện tham gia lưu thông trên cao tốc nên VEC chưa thực hiện tổ chức bán vé tháng, vé quý.

VEC lý giải vì sao chưa bán vé tháng cho xe chạy các tuyến cao tốc

VEC lý giải vì sao chưa bán vé tháng cho xe chạy các tuyến cao tốc

VOV.VN - Với quan điểm đảm bảo tính công bằng cho tất cả các phương tiện tham gia lưu thông trên cao tốc nên VEC chưa thực hiện tổ chức bán vé tháng, vé quý.

VEC đề xuất tăng gấp 2 lần phí cao tốc giờ cao điểm ngày lễ, Tết
VEC đề xuất tăng gấp 2 lần phí cao tốc giờ cao điểm ngày lễ, Tết

Lãnh đạo VEC khẳng định, đề xuất tăng phí cao tốc vào giờ cao điểm chỉ áp dụng ngày lễ, Tết.

VEC đề xuất tăng gấp 2 lần phí cao tốc giờ cao điểm ngày lễ, Tết

VEC đề xuất tăng gấp 2 lần phí cao tốc giờ cao điểm ngày lễ, Tết

Lãnh đạo VEC khẳng định, đề xuất tăng phí cao tốc vào giờ cao điểm chỉ áp dụng ngày lễ, Tết.

VEC đề xuất bán 30 năm quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình
VEC đề xuất bán 30 năm quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

VOV.VN - Việc nhượng quyền khai thác dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có thời hạn 30 năm, VEC dự tính nhận được khoảng 9.171 tỷ đồng.

VEC đề xuất bán 30 năm quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

VEC đề xuất bán 30 năm quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

VOV.VN - Việc nhượng quyền khai thác dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có thời hạn 30 năm, VEC dự tính nhận được khoảng 9.171 tỷ đồng.

VEC đề nghị tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
VEC đề nghị tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

VOV.VN - VEC đề nghị tăng mức thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn/km lên mức 2.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km.

VEC đề nghị tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

VEC đề nghị tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

VOV.VN - VEC đề nghị tăng mức thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn/km lên mức 2.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km.

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa
VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VOV.VN - Hiện VEC đang nỗ lực điều chỉnh vốn điều lệ để chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang mô hình công ty cổ phần.

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa

VOV.VN - Hiện VEC đang nỗ lực điều chỉnh vốn điều lệ để chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang mô hình công ty cổ phần.