Chìa khóa xây dựng thành phố thông minh của Bình Dương

VOV.VN - Tỉnh Bình Dương hiện nay đang học tập có chọn lọc mô hình được xem là chìa khóa thành công của thành phố công nghiệp Eindhoven của Hà Lan.

Với mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng bộ, trong các chương trình chiến lược xây dựng thành phố thông minh Bình Dương với mô hình “Ba nhà”.

 
Chính thức được phê duyệt vào ngày 21/11/2016, Đề án thành phố thông minh Bình Dương là một chương trình chiến lược đột phá kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2021, tầm nhìn 2030, hướng tới một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn. Qua đó, đặt những nền tảng cơ bản đầu tiên cho một nền dịch vụ, sản xuất công nghệ cao, quy hoạch đô thị theo hướng thông minh, tạo tiền đề tiến lên nền kinh tế tri thức.

Khác với cách tiếp cận thông thường về thành phố thông minh là thuần túy tập trung vào việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để giải quyết một số vấn đề cụ thể như giao thông, cảnh báo ô nhiễm môi trường, cung cấp điện, nước,… Bình Dương chú trọng những tầm nhìn lớn tạo đột phá, đổi mới toàn diện, trong đó con người là trọng tâm.
Tỉnh Bình Dương hiện nay đang học tập có chọn lọc mô hình được xem là chìa khóa thành công của thành phố công nghiệp Eindhoven của Hà Lan, "Mô hình Ba Nhà", tạo cơ chế hợp tác khăng khít và linh động giữa Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà trường để các bên cùng nhau chia sẻ kiến thức, khát vọng, nguồn lực cùng kiến tạo nên một tầm nhìn chung và triển khai các chương trình hành động đổi mới cho toàn khu vực.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương, Trưởng Ban điều hành thành phố thông minh Bình Dương cho biết: “Trong đề án thành phố thông minh, chúng tôi có 50 hoạt động cụ thể. Trong năm 2018,chúng tôi sẽ triển khai 14 hoạt động liên quan đến ứng dụng công nghệ, cũng liên quan đến kết hợp 3 nhà, cũng liên quan đến thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh tại Bình Dương, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận nhiều hơn đến khoa học công nghệ”.
Sau hơn 20 năm tái lập, Bình Dương đã mạnh dạn đi đầu trong hợp tác công tư, liên doanh quốc tế, tập trung khai thác nguồn lực, tiềm năng để đầu tư phát triển các con đường huyết mạch như đại lộ Bình Dương, Mỹ Phước - Tân Vạn… Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nhiều vùng đất nông nghiệp thành những khu, cụm công nghiệp và đô thị có kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, đồng bộ, trở thành một trong những tỉnh, thành đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.
Tuy nhiên, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi ngành công nghiệp sản xuất đang dần nâng cao yêu cầu, trong khi kinh tế vẫn còn phải dựa nhiều vào sản xuất truyền thống gây ô nhiễm môi trường và thâm dụng lao động kéo theo bùng nổ dân số cơ học; đặc biệt là giá trị gia tăng và hàm lượng tri thức của nhiều sản phẩm được làm ra còn thấp… Do đó, đòi hỏi Bình Dương phải được chuyển sang giai đoạn phát triển mới, mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp. Hướng đến mục tiêu duy trì lợi thế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng của kinh tế và GDP.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC, tỉnh Bình Dương cho biết: “Theo chỉ đạo của tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiếp tục xây dựng Khu công nghiệp khoa học công nghệ làm thế nào để đảm bảo cho các nhà đầu tư có công nghệ cao, đem lại giá trị tăng cao hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu mới, khu công nghiệp rất quan trọng để đáp ứng bền vững cho việc phát triển”.
Bình Dương xây dựng thành phố thông minh với 3 đối tượng được phục vụ chính là chính quyền - doanh nghiệp - người dân. Người dân được hưởng thụ cuộc sống đáng sống với các tiện ích như dịch vụ công trực tuyến, được hưởng nền giáo dục thông minh, cơ hội việc làm, giải trí đa phương tiện, được chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội...
Đối với doanh nghiệp là môi trường khởi nghiệp năng động, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh, thủ tục thuận tiện, tiếp cận dễ dàng đến đối tượng khách hàng. Đột phá đối với chính quyền là giảm tải thủ tục hành chính công, xử lý các vấn đề khủng hoảng nhanh chóng, tạo niềm tin nơi chính quyền, bảo đảm phát triển thành phố bền vững, duy trì môi trường tự nhiên, sử dụng hiệu quả hạ tầng, qua đó giúp giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp...
Ông Lê Văn Hiệp, Giám đốc Công ty Kim Hoàng Hiệp mong muốn: “Tôi mong muốn các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp chia sẻ, học hỏi và gắn bó để áp dụng những công nghệ thông minh vào thực tế hơn, đi chi tiết vào trong cuộc sống, đặc biệt là đẩy mạnh tiến trình nhanh của thành phố thông minh chúng ta đang hướng tới”.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động nhất cả nước, môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều. Tuy chưa hết năm 2017 nhưng 25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Thu ngân sách đạt hơn 102%, thu hút đầu tư nước ngoài đặt chỉ tiêu 1,5 tỉ USD nhưng hiện nay đã đạt 2,2 tỉ USD.
Bên cạnh đó, tỉnh có nguồn lao động trẻ dồi dào, gần sát TPHCM - nơi có nguồn lao động tri thức cao, gần sân bay, cảng biển. Đặc biệt, Bình Dương nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ Thành phố Eindhoven (Hà Lan) trong việc xây dựng đề án thành phố thông minh, xây dựng các phòng thí nghiệm tại các trường đại học với những trang thiết bị hiện đại. Lợi thế này kết hợp với nhiều yếu tố khác là nền tảng tốt để Bình Dương xây dựng thành công thành phố thông minh./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thành phố thông minh người dân phải có tầm nhìn
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thành phố thông minh người dân phải có tầm nhìn

VOV.VN -Chiều 26/11, TP.HCM chính thức công bố Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thành phố thông minh người dân phải có tầm nhìn

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thành phố thông minh người dân phải có tầm nhìn

VOV.VN -Chiều 26/11, TP.HCM chính thức công bố Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

TPHCM: Kiều bào hiến kế xây dựng thành phố thông minh
TPHCM: Kiều bào hiến kế xây dựng thành phố thông minh

VOV.VN - TPHCM đang tích cực tìm giải pháp xây dựng một đô thị thông minh và người dân cũng đang mong chờ sớm được sinh sống trong một thành phố thông minh.

TPHCM: Kiều bào hiến kế xây dựng thành phố thông minh

TPHCM: Kiều bào hiến kế xây dựng thành phố thông minh

VOV.VN - TPHCM đang tích cực tìm giải pháp xây dựng một đô thị thông minh và người dân cũng đang mong chờ sớm được sinh sống trong một thành phố thông minh.

MBI công bố danh sách 15 giải pháp thành phố thông minh
MBI công bố danh sách 15 giải pháp thành phố thông minh

VOV.VN - Trong số 15 đội dự thi lọt vào vòng thuyết trình có 4 đội của Việt Nam với các giải pháp về Quản lý giao thông và đỗ xe thông minh, hút nước...

MBI công bố danh sách 15 giải pháp thành phố thông minh

MBI công bố danh sách 15 giải pháp thành phố thông minh

VOV.VN - Trong số 15 đội dự thi lọt vào vòng thuyết trình có 4 đội của Việt Nam với các giải pháp về Quản lý giao thông và đỗ xe thông minh, hút nước...