Chính phủ hỗ trợ 2.040 tỷ để chống hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bố trí vốn thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Bố trí vốn phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc bố trí vốn thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ứng trước 2.040 tỷ đồng từ nguồn thu bán cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện các dự án cấp bách khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016. 

(hình minh họa: ITN).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan về tổng mức vốn, danh mục công trình dự án được hỗ trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác các thông tin của các dự án được hỗ trợ vốn; đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục đầu tư liên quan đối với dự án cấp bách theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án sử dụng nguồn thu từ bán cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 vào thời điểm phù hợp, trong đó bố trí 2.040 tỷ đồng để hoàn trả số vốn ứng đã được trước nêu trên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ vốn có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khẩn cấp theo đúng quy định; đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số vốn được hỗ trợ, bảo đảm đúng mục đích và hiệu quả đầu tư.

Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án khẩn cấp thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi và ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng gồm 19 tiêu chí, mang tính chất tiêu chí khung để thống nhất thực hiện trong toàn quốc.

Phó Thủ tướng yêu cầu việc sửa đổi Bộ tiêu chí phải đảm bảo yêu cầu của Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội là rà soát và điều chỉnh hệ thống tiêu chí xã nông thôn mới, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng vùng, miền và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý, chú trọng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh. Mặt khác, phải đảm bảo chương trình xây dựng nông thôn mới cần phải gắn kết, lồng ghép với các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu khác và các chương trình phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Nông thôn mới kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh

Việc ban hành Bộ tiêu chí là quan trọng, rất cần thiết cho xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải rà soát, xây dựng lại đảm bảo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới khi ban hành phải giải quyết được 5 mục tiêu hướng tới của nông thôn mới tại Nghị quyết 26/NQ-TW và giải quyết được 3 yêu cầu nêu trên sau 5 năm thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 

5 mục tiêu hướng tới của nông thôn mới tại Nghị quyết 26/NQ-TW là: đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.

Bộ tiêu chí mới bao gồm 19 tiêu chí, mang tính chất tiêu chí khung để thống nhất thực hiện trong toàn quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác rà soát kỹ lại các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội hàm, phù hợp với Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về xây dựng nông thôn mới, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới cho giai đoạn 2016-2020.

Trên cơ sở Bộ tiêu chí khung, Bộ, ngành sẽ hướng dẫn, cụ thể hóa tiêu chí thuộc chức năng quản lý nhà nước thành các tiêu chuẩn cụ thể; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hướng dẫn của các Bộ, ngành để quy định chi tiết các tiêu chuẩn sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn, nhưng không được hạ thấp chỉ tiêu, tiêu chuẩn của các tiêu chí.

Sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, đối với tiêu chí Quy hoạch, xây dựng nông thôn mới cấp xã phải đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với quá trình đô thị hóa, lưu ý đến vấn đề thực hiện quản lý quy hoạch (kinh phí cắm mốc, kiểm tra thực hiện).

Đối với các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội: Tiêu chí Giao thông nông thôn cần chú ý đến tiêu chí đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện; tiêu chí về Thủy lợi, cần quy định tỷ lệ tưới tiêu cụ thể đảm bảo tính hiệu quả công trình và các điều kiện chủ động phòng chống thiên tai tại chỗ; tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa, cần bổ sung xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi; tiêu chí Chợ nông thôn cần xem lại khái niệm điểm chợ (nơi mua bán, trao đổi hàng hóa).

Đối với các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất: Tiêu chí về Thu nhập, xem lại thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (48 triệu đồng); tiêu chí về Tổ chức sản xuất, cần quy định xã có tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, xã có mô hình liên kết sản xuất nông sản sạch, đảm bảo tiêu thụ nông sản bền vững.

Đối với tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường: Tiêu chí về Y tế cần xem lại tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế > 90% là quá cao, nên để >85%, xem xét lại nguồn lực để thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; tiêu chí Môi trường cần bổ sung đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Đối với tiêu chí về An ninh, trật tự xã hội: Bổ sung tiêu chí đảm bảo xã đạt chuẩn nông thôn mới không có tệ nạn trộm cắp; tệ nạn rượu chè, cờ bạc, ma túy được đẩy lùi; không có trọng án; không có khiếu kiện đông người kéo dài.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ ý kiến của các Bộ, ngành, khẩn trương hoàn thiện Bộ tiêu chí, Tờ trình, Dự thảo Quyết định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước 15/10/2016.

Phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức "tem giấy"

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức "tem giấy".

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội có nhiều tin, bài về "tem giấy" hay "bùa lưỡi" chứa chất LSD (một loại ma túy gây ảo giác) đang bủa vây trường học, đầu độc giới trẻ.

Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với hiện tượng này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2016.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về tác hại và cách nhận biết các loại ma túy, đặc biệt là chất LSD; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất gây nghiện, chất hướng thần trong trường học; kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác phòng ngừa ma túy trong trường học ở một số địa bàn trọng điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai
Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

VOV.VN - Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

VOV.VN - Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Hỗ trợ người dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn
Hỗ trợ người dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) hỗ trợ phân bón giúp bà con nông dân bớt đi gánh nặng nguồn vốn tái sản xuất vụ hè thu 2016.

Hỗ trợ người dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Hỗ trợ người dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) hỗ trợ phân bón giúp bà con nông dân bớt đi gánh nặng nguồn vốn tái sản xuất vụ hè thu 2016.

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn
Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Chiều 30/5, ông Phomma Sitsena, Công sứ ĐSQ Lào tại Việt Nam đã trao số tiền ủng hộ 257.000 USD giúp nhân dân Việt Nam bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Chiều 30/5, ông Phomma Sitsena, Công sứ ĐSQ Lào tại Việt Nam đã trao số tiền ủng hộ 257.000 USD giúp nhân dân Việt Nam bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?
Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Hiện mới bước vào đầu mùa khô năm 2016 nhưng tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã diễn biến cực kỳ phức tạp.

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Hiện mới bước vào đầu mùa khô năm 2016 nhưng tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã diễn biến cực kỳ phức tạp.