Chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn ở Nam Trung bộ

VOV.VN - Lượng mưa không được tăng cường, vào thời gian cuối vụ Đông Xuân, khả năng sẽ có thêm  các địa phương khác rơi vào tình trạng thiếu nước

Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT, đến nay, các địa phương khu vực Nam Trung bộ đã hoàn thành gieo trồng vụ Đông xuân 2014-2015, đang trong thời kỳ cấp nước tưới dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, tình hình thời tiết và nguồn nước đang diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Người dân Ninh Thuận đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nước sinh hoạt và sản xuất. Ảnh: VGP/Nguyên Linh
Để bảo đảm phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2014-2015 khu vực Nam Trung bộ, Tổng cục Thuỷ lợi đề nghị: Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải theo thông báo tại Văn bản số 1634 ngày 10/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân 2014 – 2015, vụ Hè thu và vụ Mùa năm 2015. Tăng cường công tác dự báo khí tượng, thủy văn, điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện phù hợp với yêu cầu dùng nước cho sản xuất nông nghiệp cho các địa phương ở dưới hạ lưu. Các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho các địa phương để tu bổ, nạo vét, sửa chữa hồ đập, kênh mương, chi trả tiền bơm điện, bơm dầu vượt định mức. Đề xuất Chính phủ và UBND các tỉnh có chính sách hỗ trợ nhân dân khi phải dừng sản xuất do không có nước. Trên thực tế, khi phải dừng sản xuất do thiếu nước, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa có chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục tăng cường nạo vét kênh mương, ao hồ, rà soát đánh giá trữ lượng nguồn nước để xác định diện tích gieo trồng, kế hoạch tưới tiêu hợp lý.

Hiện nay, tình trạng thiếu nước, hạn hán đã xảy ra ở các tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa. Cụ thể: Tỉnh Ninh Thuận có 5.400 ha đất lúa, 2.800 ha đất màu không có nước để sản xuất. Tại tỉnh Khánh Hòa có 800 ha đang dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ nước và khoảng 7.500 ha bị thiếu nước (đang phải bơm tăng cường để chống hạn), hạn hán vào thời gian cuối vụ Đông Xuân. Dự kiến, nếu lượng mưa không được tăng cường, vào thời gian cuối vụ Đông Xuân, khả năng sẽ có thêm nhiều diện tích ở các địa phương khác rơi vào tình trạng thiếu nước, hạn hán./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán
Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán

VOV.VN -Thủ tướng vừa quyết định hỗ trợ gần 120 tỷ đồng cho 11 địa phương để khắc phục hậu quả hạn hán vụ Hè Thu năm 2014.

Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán

Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán

VOV.VN -Thủ tướng vừa quyết định hỗ trợ gần 120 tỷ đồng cho 11 địa phương để khắc phục hậu quả hạn hán vụ Hè Thu năm 2014.

Hạn hán đến sớm, nông dân Gia Lai "cầm chắc" thiệt hại
Hạn hán đến sớm, nông dân Gia Lai "cầm chắc" thiệt hại

VOV.VN -Vùng sản xuất trọng điểm của tỉnh ở các huyện phía Đông và Đông Nam, diện tích cây trồng thiếu nước tưới có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Hạn hán đến sớm, nông dân Gia Lai "cầm chắc" thiệt hại

Hạn hán đến sớm, nông dân Gia Lai "cầm chắc" thiệt hại

VOV.VN -Vùng sản xuất trọng điểm của tỉnh ở các huyện phía Đông và Đông Nam, diện tích cây trồng thiếu nước tưới có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không để dân đói, dân khát vì hạn hán
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không để dân đói, dân khát vì hạn hán

Ninh Thuận đang đối mặt với đợt hạn hán gay gắt nhất trong 10 năm trở lại đây.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không để dân đói, dân khát vì hạn hán

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không để dân đói, dân khát vì hạn hán

Ninh Thuận đang đối mặt với đợt hạn hán gay gắt nhất trong 10 năm trở lại đây.