Chuối vàng lá chết hàng loạt - Nông dân đứng ngồi không yên

VOV.VN - Nhiều diện tích chuối xuất hiện bệnh lạ và chết hàng loạt nhưng không nằm trong danh sách được hỗ trợ khiến người nông dân chỉ biết khóc ròng.

Chuối là cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Nhờ nguồn thu nhập từ chuối, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều diện tích chuối của bà con xuất hiện bệnh lạ, khiến cây chết hàng loạt.

Phần lớn diện tích chuối nhiễm bệnh đang chết dần.
Gia đình anh Chẻo Cù Sếnh, dân tộc Dao, ở bản Nhiều Sáng, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã vay mượn người thân và ngân hàng hơn 100 triệu đồng để đầu tư trồng chuối. Sau khi bỏ nhiều công trồng, chăm sóc, vườn chuối của anh Sếnh đã cho thu hoạch, mỗi năm gia đình anh có thu nhập hơn 150 triệu đồng. Với số tiền ấy, anh không những đã trả được tiền vay đầu tư trước đó, mà còn mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt gia đình.

Thấy trồng chuối hiệu quả, vừa qua, gia đình anh Sếnh tiếp tục mở rộng thêm hơn 1ha trồng chuối, nhưng không may vườn chuối bất ngờ bị bệnh. Nhìn vườn chuối héo úa, anh Chẻo Cù Sếnh cho biết, không chỉ gia đình anh mà tất cả các vườn chuối của bà con trong bản, trong xã đều xuất hiện hiện tượng vàng lá, thối gốc.

Theo anh Sếnh, cây chuối đang phát triển tốt tự nhiên khô lại, lá chuyển sang màu vàng và gốc có nhiều sâu đục rồi chết hàng loạt. Số diện tích gia đình mới trồng bị nhiễm sâu bệnh, cây bị mất nước dẫn đến chết khô, năng suất giảm chỉ còn 30%. Cây còn sống cho quả nhỏ nên bị tư thương ép giá, thu nhập chẳng được là bao.

“Chuối đã cho thu hoạch từ 3 năm nay nhưng giờ nhiễm bệnh vàng lá nên chết gần hết. Từ khi gia đình phát hiện ra vườn chuối bị mắc bệnh, đã có báo cáo nhưng vẫn chưa thấy cán bộ bảo vệ thực vật vào giúp chữa trị”, anh Sếnh cho biết.

Huổi Luông là địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất nhì huyện Phong Thổ, với trên 900 ha, đều được mua giống từ Trung Quốc, đến nay số bị bệnh đã chiếm khoảng 30%.

Ban đầu, bệnh xuất hiện chủ yếu tại những vườn chuối đã trồng từ 3 năm trở lên; gần đây, bệnh lan rộng sang cả các diện tích mới trồng, với tốc độ lây lan nhanh, trong khi chưa tìm được cách chữa trị hữu hiệu, khiến bà con rất hoang mang. 

Ông Tẩn A Sử, Phó Chủ tịch UBND xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết, từ năm 2013 đến nay, một số điểm bản trồng chuối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Đối với sâu bệnh trên cây chuối, xã đã đề nghị huyện có biện pháp phối hợp cùng với bà con để phòng trừ sâu bệnh. Diện tích trồng chuối quá nhiều, trong đó những diện tích chuối thiệt hại do sâu bệnh người dân đã phá bỏ để trồng cây mới rồi nên rất khó kiểm soát”, ông Sử cho biết.

Toàn huyện Phong Thổ hiện có khoảng gần 3.000 ha chuối nhưng theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ tại Huổi Luông, hiện tượng chuối chết đã lan sang vườn chuối ở các xã lân cận như Ma Ly Pho, Hoang Thèn, Bản Lang… khiến bà con nông dân ở đây cũng đang đứng ngồi không yên.

Theo chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương, phần lớn diện tích chuối là do bà con tự trồng, với diện tích quá lớn, nên việc cải tạo đất để phòng trừ sâu bệnh là rất khó.  

Anh Sếnh cho biết, chuối chết hàng loạt do gốc chuối có nhiều sâu đục.
Bà Trương Thị Nhàn, Chi Cục phó Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, việc bà con sử dụng giống đã nhiễm bệnh để nhân giống, khiến bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Giải pháp hiện nay đối với vườn bị bệnh nhẹ sẽ dùng thuốc để chữa trị. Các vườn bị nhiễm bệnh nặng, bà con cần phá bỏ để cải tạo lại đất và chờ một thời gian nhất định mới được đưa giống mới vào trồng.

“Cây chuối ở Phong Thổ bị bệnh vàng lá do nấm prama. Chi cục đã phối hợp với huyện có một số biện pháp để triển khai. Đối với sâu đục thân, bà con  sử dụng một số loại thuốc rắc trực tiếp vào gốc hoặc, phun trực tiếp vào cây bị bệnh. Riêng bệnh vàng lá, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh, bà con cần phun phòng và sử dụng một số các loại thuốc trừ nấm”, bà Nhàn cho biết.

Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng, địa hình, nên chuối đã trở thành cây trồng chính, mang lại thu nhập khá cho nông dân các xã biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Bình quân 1 ha chuối thời gian qua đã cho thu nhập từ 160 - 200 triệu đồng/năm và có thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc.

Việc chuối bị bệnh chết hàng loạt, trong khi danh mục chính sách hỗ trợ cây trồng của tỉnh không có loại cây này đang khiến nhiều hộ nông dân chỉ biết khóc ròng khi nhìn vườn chuối héo rũ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào Cai khẩn trương giải mã tình trạng dứa chết hàng loạt
Lào Cai khẩn trương giải mã tình trạng dứa chết hàng loạt

VOV.VN - Các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai đang khẩn trương vào cuộc để tìm ra bằng được nguyên nhân gây chết dứa bất thường tại xã Bản Lầu.

Lào Cai khẩn trương giải mã tình trạng dứa chết hàng loạt

Lào Cai khẩn trương giải mã tình trạng dứa chết hàng loạt

VOV.VN - Các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai đang khẩn trương vào cuộc để tìm ra bằng được nguyên nhân gây chết dứa bất thường tại xã Bản Lầu.

Nước biển có màu vàng lạ làm cá chết hàng loạt tại Thừa Thiên-Huế
Nước biển có màu vàng lạ làm cá chết hàng loạt tại Thừa Thiên-Huế

VOV.VN -Sau khi dải nước biển có màu vàng xuất hiện ở vùng biển Chân Mây-Lăng Cô, người dân phát hiện một số loài cá đã chết và nổi lờ đờ.

Nước biển có màu vàng lạ làm cá chết hàng loạt tại Thừa Thiên-Huế

Nước biển có màu vàng lạ làm cá chết hàng loạt tại Thừa Thiên-Huế

VOV.VN -Sau khi dải nước biển có màu vàng xuất hiện ở vùng biển Chân Mây-Lăng Cô, người dân phát hiện một số loài cá đã chết và nổi lờ đờ.

Quảng Nam: Cá lại chết hàng loạt
Quảng Nam: Cá lại chết hàng loạt

VOV.VN - Hiện nay, tại khu vực khe Đá Mài (thôn Xuân Nam, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) lại xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối.

Quảng Nam: Cá lại chết hàng loạt

Quảng Nam: Cá lại chết hàng loạt

VOV.VN - Hiện nay, tại khu vực khe Đá Mài (thôn Xuân Nam, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) lại xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối.