Chuyện lên núi làm “quan xã” của một trí thức trẻ

(VOV) - “Cách đây 1 năm, đến xã Phìn Hồ làm Phó Chủ tịch xã, mọi thứ đối với tôi rất mù mờ và mông lung...”

1 năm trước: Mông lung trước nhiệm vụ mới

 “Thậm chí, tôi cũng chưa định hình được mình sẽ ở vị trí nào và làm gì. Lúc đó, tôi cũng chưa biết điều hành công việc ra sao, công việc nào làm trước, việc nào làm sau, giao nhiệm vụ cho ai thì đúng. Nhiều lúc phát biểu trong cuộc họp Ủy ban, họp giao ban tôi rất run và thiếu tự tin”- Phó Chủ tịch xã Phìn Hồ, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái Đặng Phúc Long tâm sự rất thật về những ngày đầu lên núi làm “quan xã” của mình.

Một năm trước, Nguyễn Phúc Long tốt nghiệp Đại học Văn hóa và cũng như nhiều bạn trẻ khác, Long tình nguyện tham gia vào dự án tuyển dụng 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã ở 63 huyện nghèo trong cả nước. Long được phân công về làm Phó Chủ tịch ở xã vùng cao Phìn Hồ của tỉnh Yên Bái.

Dù mang trong mình bao nhiệt huyết, khát vọng của tuổi trẻ được cống hiến, được thử sức mình nhưng những ngày đầu về đây, lại được phân công một công việc “trái ngành trái nghề” là phụ trách mảng kinh tế của xã, Long không khỏi lo lắng. Cùng với đó là những bất đồng về ngôn ngữ, về phong tục tập quán với bà con nơi đây thực sự là một trở ngại lớn đối với một sinh viên mới ra trường như Long.

Cuộc sống ở xã Phìn Hồ còn hết sức khó khăn, trình độ văn hóa của bà con còn thấp, phương thức tập quán canh tác lạc hậu, các hộ dân sống thưa thớt, đường giao thông đi lại hiểm trở… là những khó khăn ập đến ngay từ ngay đầu Long về đây nhận nhiệm vụ. “Chúng tôi cũng được qua một lớp tập huấn 3 tháng, nhưng với từng ấy kiến thức về công tác quản lý Nhà nước thực sự làm những người trẻ như tôi lúng túng. Việc tôi chưa có kinh nghiệm thực tế, kỹ năng trong việc nắm bắt các kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội nên điều hành công việc lúc đầu cũng thực sự khó khăn”- Long chia sẻ.

Phó Chủ tịch xã Phìn Hồ Đặng Phúc Long

Lúc đầu nhiều bà con vẫn chưa thực sự tin vào khả năng của những cán bộ trẻ từ nơi khác đến đây làm việc. Long nghĩ “muốn làm được việc ở đây thì trước hết phải tạo dựng được lòng tin đối với bà con. Niềm tin đó phải được xây dựng qua thực tế công việc, qua sự cầu thị của chính mình trong công việc và cư xử với mọi người nơi đây”.

Đối với bà con vùng dân tộc, điều tối kỵ đối với họ là nói dối. Vì thế những việc nào Long đã nhận làm và được giao thì phải quyết làm bằng được, không được nói dối, làm dối, có như thế lãnh đạo xã, bà con mới tin tưởng. Nhưng với một người “tay ngang” như Long, cách học nhanh nhất là ngoài việc trau dồi thêm kiến thức trên sách, báo thì phải học hỏi những người đi trước. “Cho dù tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì, khi về xã với rất nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi người làm lãnh đạo phải am hiểu kiến thức ở nhiều lĩnh vực và có khả năng giải quyết nhiều vấn đề. Do vậy, ngoài kiến thức học tập ở trường đại học và trong quá trình tập huấn, bắt buộc mỗi người phải luôn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức. Ngoài việc học trên sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, cách học nhanh nhất là từ các lãnh đạo, cán bộ xã và học từ thực tế”- Long chia sẻ.

1 năm sau: “Tự tin làm Phó Chủ tịch xã”

Được lãnh đạo xã tin tưởng, sau một thời gian ngắn về làm Phó Chủ tịch ở xã Phìn Hồ, cùng với việc được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế trong xã, Long đã nhanh chóng tiếp cận với công việc và tham gia trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo nhân dân sản phát triển sản xuất theo chủ trương của xã, huyện đã đề ra. Đó là hướng dẫn nhân dân gieo cấy lúa, ngô, đặc biệt là việc chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô 2 vụ. Cùng với đó là chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, phát triển và bảo vệ rừng.

Không những vậy, Long còn trực tiếp làm trưởng, phó các ban chỉ đạo cấp xã về Phòng, chống cháy rừng; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; tổ trưởng tổ kiểm soát lâm sản trên địa bàn xã; trực tiếp chỉ đạo triển khai tuyến đường giao thông của xã…

Trong khi thực hiện hàng núi công việc như vậy, Long vẫn ấp ủ dự án trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở địa phương. Sau khi đã nghiên cứu kỹ về điều kiện khí hậu, đất đai và giống cây trồng, Long mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trồng thử cây khôi, cây đẳng sâm- những loại dược liệu cho giá trị kinh tế cao. Được lãnh đạo xã ủng hộ và cấp đất, Long đã thực hiện thử nghiệm gieo các giống cây dược liệu như cây đương quy, cây khôi, cây đẳng sâm…

“Sau thời gian thử nghiệm, chỉ có cây khôi là có thể sống được, những giống cây khác cũng có thể do khí hậu, đất đai và điều kiện chăm sóc nên chưa đạt kết quả. Tôi đang tìm hướng khắc phục và sẽ tiếp tục thử nghiệm giống cây khác. Hiện tôi đang trồng, chăm sóc 100 cây khôi, 1.000 cây quế và 1ha cây ngô tại xã và tìm đầu ra cho sản phẩm và nhân rộng mô hình, hướng dẫn bà con trồng đại trà tại xã”- Long cho biết.

Các Phó Chủ tịch xã trong dự án 600 tham gia văn nghệ cùng thanh niên trong bản

Để có được sự tin tưởng của bà con và những thành công bước đầu sau hơn 1 năm làm Phó Chủ tịch xã, Long cho rằng sự động viên, khích lệ của những đi trước, nhất là những cán bộ trong huyện, xã đã giúp những người trẻ như Long có thêm động lực, kinh nghiệm để yên tâm theo đuổi công việc của mình.

“Khi về huyện, chúng tôi nhận được sự quan tâm của thường trực huyện ủy, HĐND, UBND huyện về điều kiện sinh hoạt, chỗ ăn, nghỉ. Chính đồng chí Bí thư huyện ủy và các lãnh đạo trong UBND đã dạy chúng tôi, cung cấp cho chúng tôi những thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và có lời khuyên bổ ích cho chúng tôi trước khi về xã. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở xã, tôi luôn nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo xã, nhất là Chủ tịch xã. Ông đã giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân tôi trong từng thời điểm và luôn có sự hướng dẫn kiểm tra, giám sát. Vì thế tôi đã có sự trưởng thành hơn trong công tác”- Long tâm sự.

Giờ đây, sau 1 năm lên Phìn Hồ “cắm bản”, Phó Chủ tịch xã Đặng Phúc Long đã trưởng thành hơn nhiều so với khi mới về đây nhận nhiệm vụ. Long tâm sự, những đóng góp của Long so với sự phát triển của xã, của huyện còn vô cùng nhỏ bé nhưng “những gì chúng tôi nhận được là vô cùng lớn. Cái được nhiều nhất ở đây là chúng tôi đã được trải nghiệm, rèn luyện chín chắn và trưởng thành. Đó là điều mà lớp trẻ chúng tôi rất thiếu và vô cùng quý báo đối với chúng tôi. Và hôm nay, cũng như nhiều đội viên, tôi đã tự tin vào khả năng của bản thân và năng lực của mình. Tôi có thể khẳng định đến giờ mình đã có đủ khả năng để đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch xã”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: Trải lòng của nữ "quan xã" 22 tuổi
600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: Trải lòng của nữ "quan xã" 22 tuổi

Với một môi trường sống hoàn toàn mới, thậm chí khắc nghiệt, liệu Mai và các bạn trẻ có đủ nhiệt huyết để thích nghi?

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: Trải lòng của nữ "quan xã" 22 tuổi

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: Trải lòng của nữ "quan xã" 22 tuổi

Với một môi trường sống hoàn toàn mới, thậm chí khắc nghiệt, liệu Mai và các bạn trẻ có đủ nhiệt huyết để thích nghi?

Chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”
Chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”

Buổi trực tuyến diễn ra vào 15h ngày 29/3 với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương Đoàn, Bộ Nội vụ và các trí thức trẻ đã tham gia trải nghiệm làm Phó Chủ tịch xã…

Chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”

Chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”

Buổi trực tuyến diễn ra vào 15h ngày 29/3 với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương Đoàn, Bộ Nội vụ và các trí thức trẻ đã tham gia trải nghiệm làm Phó Chủ tịch xã…

Bồi dưỡng đội viên Dự án 600 trí thức trẻ
Bồi dưỡng đội viên Dự án 600 trí thức trẻ

Lớp học lần thứ 4 dành cho các đội viên thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.

Bồi dưỡng đội viên Dự án 600 trí thức trẻ

Bồi dưỡng đội viên Dự án 600 trí thức trẻ

Lớp học lần thứ 4 dành cho các đội viên thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: “vàng thử lửa”
600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: “vàng thử lửa”

Có thể mới đầu, các bạn trẻ chưa thể hiện được khả năng, nhưng đây là cơ hội vô cùng quý giá để họ thoả sức “vùng vẫy”, bộc lộ hết trình độ, khả năng của mình

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: “vàng thử lửa”

600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã: “vàng thử lửa”

Có thể mới đầu, các bạn trẻ chưa thể hiện được khả năng, nhưng đây là cơ hội vô cùng quý giá để họ thoả sức “vùng vẫy”, bộc lộ hết trình độ, khả năng của mình

Trực tuyến giải đáp về chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”
Trực tuyến giải đáp về chương trình “600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã”
Dự án 600 trí thức trẻ: Người trẻ với bà con vùng cao
Dự án 600 trí thức trẻ: Người trẻ với bà con vùng cao

(VOV)-Họ là những người rất trẻ, với bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm đã đăng ký tham gia về 32 xã nghèo của tỉnh Điện Biên…

Dự án 600 trí thức trẻ: Người trẻ với bà con vùng cao

Dự án 600 trí thức trẻ: Người trẻ với bà con vùng cao

(VOV)-Họ là những người rất trẻ, với bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm đã đăng ký tham gia về 32 xã nghèo của tỉnh Điện Biên…

600 trí thức trẻ ưu tú làm Phó chủ tịch UBND xã
600 trí thức trẻ ưu tú làm Phó chủ tịch UBND xã

Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2011 với mục tiêu tăng cường nguồn nhân lực có trình độ giúp cấp ủy, chính quyền xã thuộc các huyện nghèo.

600 trí thức trẻ ưu tú làm Phó chủ tịch UBND xã

600 trí thức trẻ ưu tú làm Phó chủ tịch UBND xã

Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2011 với mục tiêu tăng cường nguồn nhân lực có trình độ giúp cấp ủy, chính quyền xã thuộc các huyện nghèo.

Cao Bằng đánh giá kết quả thực hiện dự án 600 trí thức trẻ
Cao Bằng đánh giá kết quả thực hiện dự án 600 trí thức trẻ

(VOV) - Các đội viên đều nhiệt tình, khắc phục khó khăn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân

Cao Bằng đánh giá kết quả thực hiện dự án 600 trí thức trẻ

Cao Bằng đánh giá kết quả thực hiện dự án 600 trí thức trẻ

(VOV) - Các đội viên đều nhiệt tình, khắc phục khó khăn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân