“Cuộc chiến” giành nước ở miền Trung và hành trình đi tìm sự thật

VOV.VN -Đây cũng là đề tài của loạt bài “Lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước nhìn từ cuộc tranh giành nước ở miền Trung” của Cơ quan thường trú miền Trung - Đài TNVN vừa giành giải A Giải Báo chí Quốc gia năm 2013.

Trong những năm gần đây, ở các tỉnh miền Trung, sự tranh giành nguồn nước giữa thủy điện và các nhu cầu khác như sinh hoạt và sản xuất; giữa địa phương này với địa phương khác diễn ra gay gắt, nhất là vào mùa khô. Thực tế này chính là nguồn đề tài cho loạt bài “Lỗ hổng trong quản lý tài nguyên nước nhìn từ cuộc tranh giành nước ở miền Trung” của Cơ quan thường trú miền Trung - Đài TNVN vừa giành giải A Giải Báo chí Quốc gia năm 2013 và giải Vàng Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2014.

Từ thực tiễn nóng bỏng

Từ năm 2006 đến nay, nguồn nước trên các lưu vực sông của nước ta vẫn bảo đảm cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái. Vậy tại sao ở hạ du các lưu vực sông, nguồn nước lại thấp hơn trung bình nhiều năm từ 50 - 70%, có khi “đứt” dòng chảy? Những “cuộc chiến” giành nước cho thấy rõ, dường như sông không có… Hà Bá, không bên nào chịu nhường bên nào. Vì sao, mỗi khi có điểm “nóng” về nước, Chính phủ lại ra tay giải quyết mà không phải là Bộ TN&MT - cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước? Mỗi khi hạn hán hay lũ lụt xảy ra, làm chết người và gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân, ai cũng đổ trách nhiệm cho thủy điện. Vậy thật sự, thủy điện có đáng trách hay không?…

 

Nhà báo Thanh Hà trong một chuyến công tác tại vùng lũ 

Tình hình hạn hán, lũ lụt ở miền Trung trong nhiều năm trở lại đây đã đặt ra sự cần thiết phải trả lời thỏa đáng tất cả những vấn đề vừa nêu. Là một người miền Trung, ông Phạm Tấn Tư, Giám đốc Cơ quan thường trú khu vực miền Trung, Đài TNVN, rất trăn trở trước thực trạng này. Chính anh là người đã yêu cầu nhóm phóng viên (Lê Văn Phúc, Phó Giám đốc; Lê Hải Sơn, Trưởng phòng Phóng viên; Phan Thanh Hà, Phó trưởng phòng Phóng viên - PV) phải thực hiện đến cũng đề tài này, qua đó, góp một tiếng nói của người miền Trung tới Nhà nước nhằm sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc chế dần sự bất thường của thiên tai vốn đã và đang gây rất nhiều mất mát cho bà con vùng nghèo khó.

 

Trong quá trình đi tìm sự thật về vấn đề này, nhóm tác giả phát hiện ra rằng, trong những nguyên nhân gây ra những “cuộc chiến” giành nước ở miền Trung thì yếu tố tự nhiên chỉ là “cái nền” của hiện tượng, còn con người mới là thủ phạm chính.

Tháng 11/2002, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đảm trách được Chính phủ giao cho Bộ TN&MT. Trước đó, Nghị quyết số 02, ngày 5/8/2002 của Quốc hội khóa XI nêu rõ: “Những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số bộ, cơ quan ngang bộ đã được quy định tại các luật, pháp lệnh hiện hành nhưng nay do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức theo Nghị quyết này thì được chuyển giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ tương ứng kể từ ngày các cơ quan này được sắp xếp lại”.

Tuy nhiên, nội dung vừa nêu của Nghị quyết này không được thực hiện nghiêm túc. Toàn bộ cơ quan hỗ trợ khoa học kỹ thuật cùng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật về tài nguyên nước hùng hậu với các chuyên gia đầu ngành được đào tạo bài bản và rèn luyện, trưởng thành trong suốt hơn nửa thế kỷ của các trường đại học, các viện quy hoạch, viện nghiên cứu… không được chuyển sang Bộ TN&MT, dù chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước không còn ở Bộ NN&PTNT. Từ đây, nảy sinh một nghịch lý: bộ cần ngành khoa học kỹ thuật tài nguyên nước thì không có, mà bộ có thì lại không thực sự cần! Vì vậy, một nguồn lực chất xám có bề dày kinh nghiệm chưa được sử dụng hiệu quả, phục sự cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Từ phát hiện này, nhóm tác giả đã tìm ra được những lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.

Thứ nhất, đến nay, cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (Bộ TN&MT) vẫn chưa xây dựng nổi một quy hoạch tổng hợp lưu vực sông nào. Vì thế, sử dụng tài nguyên nước là mạnh ngành nào, ngành nấy dùng. Và hệ quả tất yếu là dẫn đến những tranh chấp, xung đột trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành và các vùng.

Thứ hai, do thiếu nghiêm trọng lực lượng hỗ trợ kỹ thuật nên Bộ TN&MT thiếu năng lực làm chủ, mất kiểm soát trong công tác quản lý tài nguyên nước. Vì thế, cứ mỗi khi một lưu vực sông nào có tranh chấp về nguồn nước, Bộ NN&PTNT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (các đơn vị sử dụng nước chứ không phải cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước), lại phải đứng ra giải quyết mặc dù biết làm như vậy là “vi hiến”.

Thứ ba, Luật Tài nguyên nước quy định, tài nguyên nước được Nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung của xã hội. Trong đó, nguồn nước ở các hồ chứa là một bộ phận không thể tách rời của tài nguyên nước trên lưu vực sông. Thế nhưng, Bộ TN&MT lại không thể điều hành được nguồn nước trong các hồ chứa thủy điện, thủy lợi vì thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT.

Đây cũng là nguồn gốc của những tranh giành gay gắt về nguồn nước ở các tỉnh miền Trung.

 

Nhà báo Hải Sơn đang tác nghiệp 

Từ những phân tích rõ ràng, với nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, loạt bài phóng sự điều tra này đưa ra kết luận: Được giao chức năng, nhiệm vụ nhưng không đủ nguồn lực nên công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước hiện đã vượt quá khả năng của Bộ TN&MT. Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, chỉ rõ những lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, loạt phóng sự điều tra đã đề ra được những giải pháp mềm, phù hợp với chủ trương của Đảng, các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế ở Việt Nam. Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cần được tổ chức lại, có thể thành lập một bộ mới; hoặc tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02, ngày 5/8/2002 của Quốc hội khóa XI; hay chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trở lại cho Bộ NN&PTNT.

 

Giá trị của vấn đề đặt ra và những phản hồi

Loạt phóng sự điều tra đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong thời gian tới. Đây là đề tài có giá trị thực tiễn rất cao, bám sát những đòi hỏi từ cuộc sống. Hơn nữa, nó còn góp phần trong công tác tuyên truyền về Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Loạt phóng sự điều tra này đã được Lãnh đạo Đài TNVN và thính giả đánh giá cao: “Phóng sự điều tra này đã đi thẳng vào thực trạng quản lý và khai thác nguồn nước hiện nay ở miền Trung, đề ra các giải pháp mềm: có thể, thành lập Bộ Thủy lợi và Biến đổi Khí hậu, hoặc tổ chức lại bộ máy quản lý tài nguyên nước để lãnh đạo và công luận rộng đường suy nghĩ. Phóng sự đậm chất điều tra, lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, bình luận sắc”.

Nó cũng nhận được phản hồi tích cực từ các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực này. Sau khi phát sóng loạt bài này, lãnh đạo Bộ TN&MT đã chủ động cử Cục trưởng Cục Tài nguyên nước tham gia với Đài TNVN để giải thích, trao đổi lại về những vấn đề mà bài viết nêu. Nhóm tác giả cùng các đồng nghiệp ở Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) đã tổ chức một buổi tọa đàm trực tiếp trên sóng VOV1 để mời đại diện Bộ trao đổi thẳng thắn những vấn đề nóng về quản lý tài nguyên nước. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều thính giả, trong đó có nhiều chuyên gia ngành thủy lợi.

 

Nhà báo Lê Văn Phúc (bìa phải) trao quà của độc giả cho chủ tàu cá gặp nạn

 Xây nhà từ việc đi tìm viên gạch đầu tiên

 

Tài nguyên nước là một đề tài phức tạp vì nó là một ngành khoa học hẹp, chuyên sâu. Đây lại là đề tài mới, chưa được cơ quan báo chí nào đề cập. Kiến thức nền của các tác giả về vấn đề này cũng còn nhiều hạn chế. Họ đã xây nhà từ việc đi tìm viên gạch đầu tiên.

Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước lại liên quan đến nhiều bộ như Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. Trong khi đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước lại chưa thật rõ ràng nên khó xác định được cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước. Càng khó hơn khi bài viết hướng tới việc tổ chức lại bộ máy của Chính phủ, đề cập tới chức năng, nhiệm vụ của các bộ, với mong muốn Chính phủ có cơ quan giúp việc xứng tầm với tình hình mới, nâng cao được hiệu quả sử dụng nước, góp phần bảo đảm an ninh về nước cho quốc gia.

Chính vì vậy, đây còn được xem là vấn đề nhạy cảm, không dễ phát biểu đối với các nhà quản lý đương nhiệm, đặc biệt là những người đang giữ chức vụ cấp cao ở cả hai Bộ: TN&MT và NN&PTNT. Bởi vậy, việc thu thập tài liệu cho bài viết không hề đơn giản. Hơn nữa, cơ quan thường trú ở Đà Nẵng, trong khi, các chuyên gia chủ yếu lại ở Hà Nội, việc bay ra, bay vào cũng là một khó khăn. Các phóng viên còn phải lên tận thượng nguồn ở vùng sâu, vùng xa, có khi túc trực ở dưới hạ du để nghiên cứu thực tế.

Tuy nhiên, họ may mắn gặp được những người rất am hiểu và đau đáu trước thực trạng của ngành khoa học tài nguyên nước. Đó là các nhà khoa học và đặc biệt là các nhà quản lý đã nghỉ hưu. Đây là những chuyên gia đầu ngành về tài nguyên nước ở cả hai Bộ: TN&MT và NN&PTNT. Chính họ đã động viên, giúp đỡ nhóm đi đến tận cùng của những bất ổn, lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Quan trọng hơn, qua đó, họ cùng nhóm tác giả chuyển đến thính giả một thông điệp cấp bách từ cuộc sống. Đó là tổ chức lại cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện nguồn nước ngầm lớn trên cao nguyên đá Đồng Văn
Phát hiện nguồn nước ngầm lớn trên cao nguyên đá Đồng Văn

(VOV) - Các nhà khoa học vừa phát hiện nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô tập trung trên cao nguyên đá.

Phát hiện nguồn nước ngầm lớn trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phát hiện nguồn nước ngầm lớn trên cao nguyên đá Đồng Văn

(VOV) - Các nhà khoa học vừa phát hiện nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô tập trung trên cao nguyên đá.

Tìm giải pháp quản lý nguồn nước ở Đông Nam Á
Tìm giải pháp quản lý nguồn nước ở Đông Nam Á

(VOV)- Hội nghị nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, khai thác các nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Tìm giải pháp quản lý nguồn nước ở Đông Nam Á

Tìm giải pháp quản lý nguồn nước ở Đông Nam Á

(VOV)- Hội nghị nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, khai thác các nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Bảo vệ nguồn nước - nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới
Bảo vệ nguồn nước - nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới

(VOV) - Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước và tích cực triển khai chiến lược của ASEAN về quản lý tài nguyên nước.

Bảo vệ nguồn nước - nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới

Bảo vệ nguồn nước - nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới

(VOV) - Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước và tích cực triển khai chiến lược của ASEAN về quản lý tài nguyên nước.

Bằng mọi cách phải sử dụng hiệu quả nguồn nước
Bằng mọi cách phải sử dụng hiệu quả nguồn nước

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, những tháng cuối năm 2010, đầu năm 2011, lượng mưa ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Bằng mọi cách phải sử dụng hiệu quả nguồn nước

Bằng mọi cách phải sử dụng hiệu quả nguồn nước

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, những tháng cuối năm 2010, đầu năm 2011, lượng mưa ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

ADB hỗ trợ 1 tỷ USD cải thiện tiếp cận nguồn nước sạch
ADB hỗ trợ 1 tỷ USD cải thiện tiếp cận nguồn nước sạch

Đây là một phần trong chương trình đầu tư toàn quốc trị giá 2,8 tỉ USD với sự tham gia của Ngân hàng ADB, Chính phủ, các đối tác tài trợ…

ADB hỗ trợ 1 tỷ USD cải thiện tiếp cận nguồn nước sạch

ADB hỗ trợ 1 tỷ USD cải thiện tiếp cận nguồn nước sạch

Đây là một phần trong chương trình đầu tư toàn quốc trị giá 2,8 tỉ USD với sự tham gia của Ngân hàng ADB, Chính phủ, các đối tác tài trợ…

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt
Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

(VOV) - Đợt hạn hán này được xem như lớn nhất trong vòng 8 năm qua trên địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

(VOV) - Đợt hạn hán này được xem như lớn nhất trong vòng 8 năm qua trên địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Cứu trợ 550 hộ dân bị thiệt hại do hạn hán
Cứu trợ 550 hộ dân bị thiệt hại do hạn hán

(VOV) - Ngành Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh đang tiến hành thống kê những hộ thiếu lương thực để cứu đói khẩn cấp.

Cứu trợ 550 hộ dân bị thiệt hại do hạn hán

Cứu trợ 550 hộ dân bị thiệt hại do hạn hán

(VOV) - Ngành Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh đang tiến hành thống kê những hộ thiếu lương thực để cứu đói khẩn cấp.

TP HCM: Nguồn nước ngầm đối mặt với nhiều thách thức
TP HCM: Nguồn nước ngầm đối mặt với nhiều thách thức

"TP HCM cần sớm triển khai chiến lược 5R (bảo vệ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, tái phân phối) nhằm bảo bệ nguồn nước". 

TP HCM: Nguồn nước ngầm đối mặt với nhiều thách thức

TP HCM: Nguồn nước ngầm đối mặt với nhiều thách thức

"TP HCM cần sớm triển khai chiến lược 5R (bảo vệ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, tái phân phối) nhằm bảo bệ nguồn nước". 

Thúc đẩy hợp tác an ninh nguồn nước
Thúc đẩy hợp tác an ninh nguồn nước

Đảm bảo an ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách,đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của tất cả các nước

Thúc đẩy hợp tác an ninh nguồn nước

Thúc đẩy hợp tác an ninh nguồn nước

Đảm bảo an ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách,đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của tất cả các nước

Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch tại Hà Nội
Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch tại Hà Nội

Theo kết quả điều tra, tầng chứa nước Neogen phía nam Hà Nội có nhiều vùng giàu nước.

Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch tại Hà Nội

Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch tại Hà Nội

Theo kết quả điều tra, tầng chứa nước Neogen phía nam Hà Nội có nhiều vùng giàu nước.

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị
Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

(VOV) - Hơn 500 ha lúa vụ đông-xuân, 2500 ha cà phê đang ra hoa và khoảng 1500 ha sắn... bị thiếu nước trầm trọng.

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

(VOV) - Hơn 500 ha lúa vụ đông-xuân, 2500 ha cà phê đang ra hoa và khoảng 1500 ha sắn... bị thiếu nước trầm trọng.

Các tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ hạn hán
Các tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ hạn hán

VOV.VN - Đã nhiều ngày qua, tại các tỉnh miền Trung không có mưa, mực nước trên các sông lớn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Các tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ hạn hán

Các tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ hạn hán

VOV.VN - Đã nhiều ngày qua, tại các tỉnh miền Trung không có mưa, mực nước trên các sông lớn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.