Dân đòi giám định con kênh bị vỡ gây lũ quét kinh hoàng

Người dân mong muốn kiểm tra chất lượng công trình con mương, nếu có sai phạm thì phải xử lý trách nhiệm và đền bù thiệt hại 100% nhà cửa cho dân.

Nhiều ngày trôi qua, sau vụ vỡ kênh thoát lũ khu dân cư Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), cuộc sống của người dân bị đảo lộn vì đất đá tràn vào gây nứt tường, hỏng nhà.

Ngày 19/12, TP Nha Trang xuất hiện mưa lớn khiến khu dân cư Đường Đệ lại tan hoang, ngổn ngang. Nước mưa, đất đá từ trên núi theo đoạn mương vỡ tiếp tục đổ xuống nhà dân ở gần đó.

Chị Phạm Thị Út Hạnh (38 tuổi, tổ 13, đường Ngô Văn Sở, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) cho biết, từ ngày xảy ra vụ vỡ kênh, cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn.

“Mất điện, mất nước, thậm chí chỗ đi vệ sinh cũng không có. Trong khi cháu nhỏ đang đi học và đúng thời điểm thi cử nên khó khăn bộn bề, gia đình tôi rối rắm lắm”- chị Hạnh than thở.

Theo chị Hạnh, người dân mong muốn, ngành chức năng xác minh, thống kê thiệt hại nhà cửa của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra chất lượng công trình con mương, nếu có sai phạm thì phải xử lý trách nhiệm và đền bù thiệt hại 100% nhà cửa cho dân.

Cuộc sống của người dân bị đảo lộn sau vụ vỡ kênh Đường Đệ, TP Nha Trang gây lũ quét kinh hoàng

Ông Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang, cho biết, trước mắt sẽ hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ dân bị thiệt hại nặng theo quy định. Bên cạnh đó, thành phố kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét nguyện vọng di dời người dân đến vị trí khác và gia cố lại đoạn kênh vỡ.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Lưu, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa cho rằng, trước mắt phải hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để bảo đảm an toàn tính mạng cho dân. Hiện nay, đã đề xuất thành lập đoàn công tác để đánh giá nguyên nhân vỡ kênh và thống kê thiệt hại. Theo ông Lưu, hiện đã chuyển tiền hỗ trợ thuê nhà để chi trả cho người dân.

Trước đó, vào rạng sáng 13/12, kênh thoát lũ khu dân cư Đường Đệ bị vỡ gây lũ quét kinh hoàng. Được biết, dự án hệ thống thoát lũ nói trên được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt năm 2002 nhằm xây dựng tuyến kênh dài hơn 1.000m để bảo vệ khu dân cư bên dưới. Dự án được giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Khánh Hòa làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Kênh thoát lũ của hệ thống này nằm trên sườn núi, cách nhà dân dưới chân núi 6-10m.

Điều đáng nói, vài năm trước, người dân đã phát hiện tình trạng thấm nước dưới đáy kênh, bờ taluy ximăng trong lòng kênh có nhiều vết nứt dài, dưới đáy kênh có nhiều vị trí bị xói lở…. Trước lo lắng của người dân về nguy cơ vỡ kênh nếu mưa lớn, vào tháng 10/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh này lập dự án xử lý nước thấm qua đáy kênh.

Đến cuối năm 2014, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa về dự án chống thấm, trong đó nêu kinh phí khắc phục là hơn 23 tỷ đồng, vượt hơn 3 tỉ đồng so với mức đầu tư dự án ban đầu. Sau khi xem xét, UBND tỉnh Khánh Hòa đã từ chối phương án này và đến nay đang tìm kiếm một phương án khác nhưng chưa có kết quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lũ tại Bình Định: Lũ rút nhanh, các xã không còn bị chia cắt
Mưa lũ tại Bình Định: Lũ rút nhanh, các xã không còn bị chia cắt

VOV.VN -Do mưa lũ, diện tích lúa đông xuân mới vừa gieo sạ bị ngập nước, hư hỏng phải gieo sạ lại.

Mưa lũ tại Bình Định: Lũ rút nhanh, các xã không còn bị chia cắt

Mưa lũ tại Bình Định: Lũ rút nhanh, các xã không còn bị chia cắt

VOV.VN -Do mưa lũ, diện tích lúa đông xuân mới vừa gieo sạ bị ngập nước, hư hỏng phải gieo sạ lại.

Lũ chồng lũ, cuộc sống người dân miền Trung bị cô lập
Lũ chồng lũ, cuộc sống người dân miền Trung bị cô lập

VOV.VN - Chưa có năm nào, 3 cơn lũ lại liên tiếp ập đến như năm nay, nhiều địa phương ở miền Trung bị chia cắt, cô lập, cuộc sống của bà con hết sức khó khăn.

Lũ chồng lũ, cuộc sống người dân miền Trung bị cô lập

Lũ chồng lũ, cuộc sống người dân miền Trung bị cô lập

VOV.VN - Chưa có năm nào, 3 cơn lũ lại liên tiếp ập đến như năm nay, nhiều địa phương ở miền Trung bị chia cắt, cô lập, cuộc sống của bà con hết sức khó khăn.

Lũ chồng lũ ở miền Trung, người dân căng sức khắc phục hậu quả
Lũ chồng lũ ở miền Trung, người dân căng sức khắc phục hậu quả

VOV.VN - Chưa kịp khắc phục thiệt hại do trận lũ lịch sử xảy ra, thì người dân miền Trung phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do cơn lũ mới ập đến.

Lũ chồng lũ ở miền Trung, người dân căng sức khắc phục hậu quả

Lũ chồng lũ ở miền Trung, người dân căng sức khắc phục hậu quả

VOV.VN - Chưa kịp khắc phục thiệt hại do trận lũ lịch sử xảy ra, thì người dân miền Trung phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do cơn lũ mới ập đến.

Mưa lũ ở Hà Tĩnh: Nhiều nơi vẫn bị nước lũ chia cắt
Mưa lũ ở Hà Tĩnh: Nhiều nơi vẫn bị nước lũ chia cắt

VOV.VN - Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch ở Hà Tĩnh vẫn còn bị nước lũ chia cắt, gây khó khăn cho việc đi lại và công tác cứu hộ.

Mưa lũ ở Hà Tĩnh: Nhiều nơi vẫn bị nước lũ chia cắt

Mưa lũ ở Hà Tĩnh: Nhiều nơi vẫn bị nước lũ chia cắt

VOV.VN - Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch ở Hà Tĩnh vẫn còn bị nước lũ chia cắt, gây khó khăn cho việc đi lại và công tác cứu hộ.

An Giang vận hành xả lũ 2 đập nhằm ứng phó với mưa lũ
An Giang vận hành xả lũ 2 đập nhằm ứng phó với mưa lũ

VOV.VN - Hai đập Tha La và Trà Sư được đưa vào vận hành từ năm 2000. Nhiệm vụ chính là điều tiết lũ và ngăn lũ đổ về phía Nam Quốc lộ 91.

An Giang vận hành xả lũ 2 đập nhằm ứng phó với mưa lũ

An Giang vận hành xả lũ 2 đập nhằm ứng phó với mưa lũ

VOV.VN - Hai đập Tha La và Trà Sư được đưa vào vận hành từ năm 2000. Nhiệm vụ chính là điều tiết lũ và ngăn lũ đổ về phía Nam Quốc lộ 91.