Diễn viên Quý Bình “bị vợ bạo hành đến chảy máu“

VOV.VN - Bị vợ bạo hành, suốt ngày làm việc nhà, trong khi vợ đi nhậu nhẹt là nội dung bộ phim về bình đẳng giới do diễn viên Quý Bình và Anh Thư diễn xuất.

Bị vợ bạo hành chảy máu, người chồng quẩn quanh với việc đi chợ, giặt giũ, nấu cơm, cho con ăn và gọi điện cho vợ về khi con đã đi ngủ. Còn người vợ thì suốt ngày bù khú với bạn bè, nhậu say xỉn, quát tháo chồng và luôn có thái độ “bề trên” trong gia đình. Đây là nội dung phim “Hãy tưởng tượng một ngày nào đó đàn ông đảm đương mọi công việc nội trợ…” nằm trong chuỗi phim ngắn do hai diễn viên Quý Bình và Anh Thư tham gia.

Dự án này khởi động cuộc thi làm phim về đề tài “Bình thường hay Bất thường” vì mục tiêu phá bỏ định kiến giới, bắt đầu từ ngày 21/12/2015 – 29/1/2016.

Khóc khi trải  nghiệm công việc của người vợ

Khi tham gia vào dự án này, nam diễn viên Quý Bình cho biết, khi đọc kịch bản đến đoạn người chồng bị vợ bạo hành, anh đã rớt nước mắt và không nghĩ lại có lúc “làm vai trò của người vợ”, để trải nghiệm những gì mà người phụ nữ đang làm và phải chịu đựng từ trước đến nay và sẽ còn kéo dài về sau. Lâu nay, nhiều người đàn ông tự cho phép mình có đủ thời gian để tụ tập, nhậu nhẹt nhưng lại rất ít thời gian dành cho vợ con, gia đình và làm việc nhà.

Diễn viên Quý Bình, Anh Thư chia sẻ về những cảnh quay trong phim

“Trong phim, Quý Bình có thời gian đạp xe đi chợ, chăm sóc con cái, nấu nướng và thấy đây rõ ràng là công việc vô cùng thú vị. Trong cuộc đời sau này không biết có được sống thật hay đóng những vai diễn tương tự nữa hay không, nhưng trước mắt Quý Bình cảm thấy vô cùng hạnh phúc được trải nghiệm với những cuộc đời của phụ nữ” – nam diễn viên chia sẻ.

Quý Bình cũng không giấu giếm khi chia sẻ tuổi thơ đã từng chịu đòn roi của bố: “Là người của công chúng, Quý Bình cũng rất đắn đo khi kể chuyện đời tư, bởi đó là góc khuất của gia đình. Mình nghĩ nên cho mọi người thấy hôm nay gia đình mình không còn cảnh như vậy nữa, mà là một đại gia đình rất hạnh phúc và Bình cảm thấy hãnh diện về điều đó. Khi trưởng thành, từng anh chị em trong gia đình đã có những việc làm khiến ba phải thay đổi, chia sẻ gánh nặng của mẹ. Các anh chị em thủ thỉ với ba, để ba hiểu những cư xử chưa thực sự đúng đắn của mình. Bởi trong một gia đình không đứa con nào muốn nghe tiếng cãi lộn và đập vỡ đồ mỗi ngày”.

Bạn diễn của Quý Bình, nữ diễn viên Anh Thư cũng cho rằng, chuyện phân biệt về giới xảy ra ở bất kể nơi nào, nhưng ở vùng quê thì nặng nề hơn. Có những gia đình, người đàn ông “làm chủ” thì phải ăn cơm riêng, vợ con ăn riêng. Ở thành phố thì chuyện phân biệt diễn ra kín đáo, nhẹ nhàng hơn.

Nữ diễn viên nổi tiếng với vai “gái nhảy” một thời chia sẻ: “Trong phim, Anh Thư vào vai một người vợ bạo hành chồng đến chảy máu, còn gọi điện hỏi chồng tháng này đi chợ hết bao tiền. Trong bối cảnh đó, thường người chồng hay vợ trong gia đình làm ra tiền tự cho mình quyền bề trên. Thư nghĩ đây là vấn đề cần phải lên án, làm sao để người phụ nữ bình đẳng, được tôn trọng hơn”.

Để phản ánh và kêu gọi tiếng nói của giới trẻ vì mục tiêu xóa bỏ định kiến giới qua ống kính điện ảnh, UNDP, UNFPA và VTV6 tổ chức thực hiện chiến dịch “#HowAbnomal – Bình thường hay Bất thường”, được phát động chiều 21/12 tại Hà Nội. Chiến dịch hướng đến mục tiêu bình đẳng cho tất cả mọi người, để không ai bị các định kiến xã hội kéo lại phía sau và để tất cả mọi người có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Chiến dịch tổ chức cuộc thi làm phim cùng chủ đề. Mọi cá nhân và nhóm làm phim độc lập có thể tham gia. Những tác phẩm phim chiến thắng sẽ được trình chiếu trước công chúng trong lễ trao giải vào đầu năm 2016.

Bà Tạ Bích Loan, Giám đốc kênh VTV6 cho biết: Cuộc thi sẽ là cơ hội để tất cả các cá nhân và nhóm làm phim phát triển các sản phẩm điện ảnh sáng tạo, tiếp tục cùng chiến dịch thách thức các định kiến giới cũng như đem lại những góc nhìn khác để thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng. 

Thái Thùy Linh bức xúc vì quảng cáo “cơm ngắn, phở dài”

Chia sẻ về những “thông điệp” mang nặng định kiến giới đang tồn tại “bình thường” trên các phương tiện truyền thông và xã hội, ca sĩ Thái Thùy Linh nhắc tới một clip quảng cáo nhắc tới từ “cơm ngắn”, “phở dài” và nhấn mạnh: “Cơm” tạm gọi là “chân ngắn”, nhưng có thể hiểu người vợ ở nhà là xấu xí, đầu bù tóc rối, không còn hấp dẫn người chồng. Còn “phở” có mùi thơm quyến rũ, hấp dẫn. Đây là suy nghĩ đáng lên án.

“Đúng là bao lâu nay tôi vẫn xem clip quảng cáo này. Tại sao những điều vô lý đó bấy lâu nay chúng ta vẫn xem và chấp nhận nó? Tôi cho rằng đó là cách miệt thị phụ nữ, không tôn trọng phụ nữ khi cho rằng người đàn ông đương nhiên được quyền lựa chọn giữa cơm và phở” – nữ ca sĩ bức xúc.

Thái Thùy Linh chia sẻ thêm: “Cách đây không lâu, con trai tôi vào viện để bác sĩ thực hiện một tiểu phẫu. Anh bác sĩ hỏi đi hỏi lại tôi là chị có vào được không? Tôi bảo tôi vào được. Một lúc sau, anh bác sĩ cảm thấy không yên tâm nhắc lại câu hỏi. Tôi bảo tôi vào được. Bác sĩ bảo sợ chị là phụ nữ thần kinh yếu, nhưng tôi bảo thần kinh tôi còn vững hơn chồng”.

Nữ ca sĩ nói: “Tôi nghĩ rằng nó là lẽ tự nhiên, mình cũng không phải gồng lên để chứng tỏ bằng các anh. Tôi nghĩ đơn giản khi vào việc thì không phải là phụ nữ thì yếu đuối, sức khỏe sẽ kém hơn đàn ông. Chúng ta nên bỏ ranh giới giữa đàn ông và phụ nữ”.

Ca sĩ Thái Thùy Linh: "Nên bỏ ranh giới nam - nữ"

Điều “bất thường” trong “bình thường”

Ông Burkhanov, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, định kiến giới đã đã định hình nam và nữ ở nhiều khía cạnh, từ cuộc sống thường ngày tới cách lựa chọn nghề  nghiệp và các vị trí trong công việc. Theo một báo cáo của UNDP về lãnh đạo nữ ở Việt Nam, có rất ít phụ nữ ở các vị trí cao cấp trong Chính phủ.

Trong khu vực công cũng có rất ít phụ nữ ở các vị trí cấp cao, phụ nữ chỉ giữ 9% các vị trí Bộ trưởng và tương đương, 8% ở các vị trí Thứ trưởng và tương đương và chỉ có 7% ở các vị trí cấp vụ trưởng và tương đương. Tỷ lệ này còn rất thấp so với các mục tiêu Việt Nam đề ra.

Trên nhiều phương diện, cái mà chúng ta coi là “bình thường” trong vai trò của mỗi giới thực ra lại “rất bất thường”, đó là: nữ giới không được lựa chọn để làm lãnh đạo vì họ là… phụ nữ; tình trạng nạo phá thai phổ biến để lựa chọn giới tính khi sinh là hệ quả của việc trọng nam khinh nữ; tình trạng bạo lực và quấy rối tình dục đối với phụ nữ chưa được ngăn chặn hay lên án; việc uống rượu quá nhiều của nam giới lại không bị chỉ trích; chỉ có phụ nữ có trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái… “Thật không may danh sách này còn dài hơn nữa” – ông Burkhanov nhấn mạnh.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, những năm gần đây ngày càng có nhiều nam giới lên tiếng vì bình đẳng giới và chấm dứt sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Chiến dịch “Vì những người phụ nữ quanh ta” của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc là lời cam kết mạnh mẽ của nam giới trong việc ủng hộ sự bình đẳng với phụ nữ, như là một quyền cơ bản của con người và điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả nhân loại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác
35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

VOV.VN -Bạo lực tình dục hoặc thể xác đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức, từ trong gia đình tới cộng đồng.

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

VOV.VN -Bạo lực tình dục hoặc thể xác đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức, từ trong gia đình tới cộng đồng.

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường
Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, phải đưa nội dung giáo dục về bạo lực tình dục vào trong nhà trường để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái.

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, phải đưa nội dung giáo dục về bạo lực tình dục vào trong nhà trường để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái.

Tình cảnh của những phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tình dục
Tình cảnh của những phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tình dục

VOV.VN -Bạo lực tình dục vẫn diễn ra và nhiều phụ nữ vẫn phải âm thầm chịu đựng trong bóng tối, không dám tố cáo, dù đối tượng đó là chồng mình.

Tình cảnh của những phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tình dục

Tình cảnh của những phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tình dục

VOV.VN -Bạo lực tình dục vẫn diễn ra và nhiều phụ nữ vẫn phải âm thầm chịu đựng trong bóng tối, không dám tố cáo, dù đối tượng đó là chồng mình.

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên
Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

VOV.VN -Bạo lực tình dục diễn ra phổ biến ở nơi công cộng, nhưng xã hội coi đó là chuyện bình thường và không có hành động chống lại.

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

VOV.VN -Bạo lực tình dục diễn ra phổ biến ở nơi công cộng, nhưng xã hội coi đó là chuyện bình thường và không có hành động chống lại.

Nhạc sĩ Quốc Trung kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi bạo lực tình dục
Nhạc sĩ Quốc Trung kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi bạo lực tình dục

VOV.VN -Theo nhạc sĩ Quốc Trung, một xã hội văn minh cần tạo ra sự minh bạch và đưa ra ánh sáng những sai trái, tồi tệ mà hành vi bạo lực tình dục gây ra.

Nhạc sĩ Quốc Trung kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi bạo lực tình dục

Nhạc sĩ Quốc Trung kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi bạo lực tình dục

VOV.VN -Theo nhạc sĩ Quốc Trung, một xã hội văn minh cần tạo ra sự minh bạch và đưa ra ánh sáng những sai trái, tồi tệ mà hành vi bạo lực tình dục gây ra.