Đô thị nhiều xe máy: Kinh nghiệm quản lý của Đài Loan (Trung Quốc)

VOV.VN - Đài Loan (Trung Quốc) đã áp dụng chặt chẽ các biện pháp tuyên truyền, xử phạt nghiêm và quản lý lưu thông của các dòng phương tiện một cách hợp lý.

Đô thị nhiều xe máy không phải là vấn đề của riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn là thực tế tại nhiều đô thị hiện đại trên thế giới. Kinh nghiệm của đô thị Đài Loan (Trung Quốc) trong việc giải quyết những bức xúc giao thông do xe máy gây ra, đó là áp dụng chặt chẽ các biện pháp tuyên truyền, xử phạt nghiêm khắc và quản lý lưu thông của các dòng phương tiện một cách hợp lý.

Điểm đỗ xe máy, xe đạp trên đường phố.
Đài Bắc là 1 đô thị phát triển của Đài Loan với thu nhập bình quân đầu người khoảng 30 nghìn USD/năm. Tuy nhiên, xe máy vẫn là phương tiện di chuyển phổ biến. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Việt Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, mật độ xe máy ở Đài Bắc chiếm 400 xe/1000 dân. Hơn 10 năm trước, tắc đường thường xuyên xảy ra do tình trạng đỗ xe máy tràn lan tại đây. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, người đi xe máy bắt đầu phải trả phí đỗ xe. Xe máy được tập trung vào những khu vực nhất định. Xe đỗ ở những khu vực này không cần khóa, có thể để cả tuần, thậm chí cả tháng mà không bị mất cắp.
Chính sách quy hoạch đỗ xe mới đã giúp người đi bộ không phải tràn xuống lòng đường để di chuyển nữa, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Anh Lý Minh Sáng, sống ở thành phố Đài Trung cho biết: Tất cả các hành vi vi phạm hành lang ưu tiên, cũng như vi phạm luật lệ an toàn giao thông đều bị xử phạt rất nghiêm khắc. Bởi vậy, dù đô thị nơi đây rất nhiều xe máy nhưng an toàn giao thông vẫn được đảm bảo.

Không có phương tiện lấn vào làn đường dành cho xe buýt nhanh.
Anh Lý Minh Sáng dẫn chứng: "Ở Đài Loan người ta đi theo luật, không đi vào làn đường ưu tiên như đường của xe buýt bởi sẽ bị phạt nặng. Nếu bị phạt, người dân phải đi nộp phạt chứ không có hình thức thu tiền tại chỗ; việc cố tình không nộp phạt sẽ tăng số tiền lên rất nhiều, do đó mọi người tuân thủ nghiêm túc. Bên cạnh đó, người dân Đài Loan chấp hành luật giao thông để không làm ảnh hưởng tới mọi người".
Không chỉ chú trọng công tác quy hoạch đỗ xe và cải thiện an toàn giao thông, chính quyền Đài Loan còn đơn giản hóa các thủ tục hành chính như thủ tục đăng ký xe, thủ tục xử phạt vi phạm giao thông... Các camera giao thông sẽ ghi hình, chụp biển số xe vi phạm và gửi biên bản nộp phạt về nhà cho chủ xe chỉ sau 2 - 3 ngày. Chủ xe phải nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được biên lai phạt. Nếu quá hạn nộp, phí phạt sẽ bị tính lãi và sau một năm không nộp phạt, chủ xe sẽ bị cưỡng chế tịch thu xe.
Ngoài ra, theo bà Huỳnh Dục Quyên - Cục Lao động thành phố Cao Hùng, một biện pháp quản lý khác được chính quyền Đài Loan rất chú trọng, đó là tập trung tổ chức, chỉ dẫn giao thông cho các dòng phương tiện, cũng như siết chặt vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Tàu điện ngầm là lựa chọn của phần lớn người dân ở thành phố Đài Bắc.
Bà Huỳnh Dục Quyên cho biết: "Ở đây, họ sắp đặt rất rõ ràng lối đi dành riêng cho xe đạp, xe gắn máy. Đến ngã tư, khi mình đang đi trên con đường này mà muốn rẽ trái thì phải tấp qua lối bên phải trước. Mình ngừng lại, phải chờ, rồi mới được tiếp tục đi… rất là đồng bộ. Người ta có giáo dục là dù có vội đi nữa, có lẽ mình chỉ nhanh được 1-2 phút thôi nhưng lại có thể giữ lại tính mạng an toàn cho mình nên người ta không đi vội mà bon chen…".
Như vậy, rõ ràng, xe máy không phải là một phương tiện quá độ ở các nước thu nhập thấp và trung bình, mà nó phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ giao thông công cộng. Nhiều năm công tác tại Đài Loan, ông Trần Duy Hải - Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, rất nhiều giải pháp đã được chính quyền triển khai để quản lý có hiệu quả việc lưu thông hỗn hợp của phương tiện xe máy với các phương tiện khác.
Ông Trần Duy Hải nói: "Đài Loan có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, được quy hoạch rất phù hợp. Cho nên, mặc dù lượng giao thông rất lớn, bao gồm các loại giao thông nhưng nhìn chung giao thông Đài Loan rất tốt, hầu như không có tắc nghẽn như ở Việt Nam. Tôi phải nói rằng để có được điều đó, trước hết họ phải có một quy hoạch, một kinh nghiệm quản lý trong giao thông. Cái thứ hai quan trọng hơn cả là ý thức của người dân".
Trong khi đó, tại Việt Nam, việc quá tải phương tiện cá nhân đang khiến các đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ùn tắc và tai nạn giao thông. Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn - Viện nghiên cứu và quản lý giao thông vận tải- Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây tắc đường là do ô tô lấn làn xe máy và ngược lại.

 

Giao thông hỗn hợp ở Đài Loan nhìn từ trên cao.
Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn nhận định: "Khi bị tắc đường hoặc khi vào phạm vi dừng chờ tại đèn xanh đèn đỏ, ô tô có xu hướng tràn sang chiếm các làn đường trong phần lòng đường, dẫn đến xe máy có không gian tham gia còn lại rất ít. Dẫn đến, các phương tiện phải đi lên vỉa hè để thoát. Đây là vấn đề lớn dẫn đến ùn tắc và vấn đề an toàn cho người đi bộ bị đe dọa".
Từ kinh nghiệm của Đài Loan cho thấy, trong bối cảnh nhiều xe máy, chính quyền các đô thị Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp tuyên truyền và xử phạt nghiêm, để nâng cao ý thức lưu thông đúng làn, đúng quy định của người dân. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát phương tiện cá nhân và quản lý các dòng giao thông hỗn hợp phải được xem là vấn đề trọng tâm.
Ngoài ra, việc nghiên cứu, xây dựng công cụ để đánh giá, kiểm tra hiệu quả của các giải pháp một cách định kỳ cũng cần được đặc biệt quan tâm. Có như vậy, chúng ta mới rút kinh nghiệm, điều chỉnh từng biện pháp cho phù hợp với thực tiễn giao thông luôn biến đổi tại đô thị, nhằm cải thiện bất cập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian tới./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày Thần tài: Giao thông hỗn loạn ở phố mua bán vàng
Ngày Thần tài: Giao thông hỗn loạn ở phố mua bán vàng

 VOV.VN - Trần Nhân Tông - con phố mua bán vàng sôi động nhất nhì Hà Nội đông nghịt người, xe cộ trong ngày vía Thần Tài.

Ngày Thần tài: Giao thông hỗn loạn ở phố mua bán vàng

Ngày Thần tài: Giao thông hỗn loạn ở phố mua bán vàng

 VOV.VN - Trần Nhân Tông - con phố mua bán vàng sôi động nhất nhì Hà Nội đông nghịt người, xe cộ trong ngày vía Thần Tài.

Thái Lan khai tử buýt nhanh BRT ở Bangkok
Thái Lan khai tử buýt nhanh BRT ở Bangkok

VOV.VN - Việc đầu tư BRT tại Bangkok đã không mang lại hiệu quả như chính quyền thành phố mong muốn dù tuyến xe của họ chỉ dài có 3,5km. 

Thái Lan khai tử buýt nhanh BRT ở Bangkok

Thái Lan khai tử buýt nhanh BRT ở Bangkok

VOV.VN - Việc đầu tư BRT tại Bangkok đã không mang lại hiệu quả như chính quyền thành phố mong muốn dù tuyến xe của họ chỉ dài có 3,5km. 

Thưởng 6 tỷ cho giải pháp chống tắc đường ở Hà Nội: Thêm một điểm tắc
Thưởng 6 tỷ cho giải pháp chống tắc đường ở Hà Nội: Thêm một điểm tắc

VOV.VN -Dù phương án giải quyết ùn tắc giao thông có hay đến mấy nhưng qui hoạch tổng thể của Hà Nội không khoa học thì mọi ý tưởng cũng chỉ nằm trên giấy.

Thưởng 6 tỷ cho giải pháp chống tắc đường ở Hà Nội: Thêm một điểm tắc

Thưởng 6 tỷ cho giải pháp chống tắc đường ở Hà Nội: Thêm một điểm tắc

VOV.VN -Dù phương án giải quyết ùn tắc giao thông có hay đến mấy nhưng qui hoạch tổng thể của Hà Nội không khoa học thì mọi ý tưởng cũng chỉ nằm trên giấy.

Ngày thứ 2 xử phạt lấn làn BRT: Nhiều người vẫn cố tình vi phạm
Ngày thứ 2 xử phạt lấn làn BRT: Nhiều người vẫn cố tình vi phạm

VOV.VN - Lượng người vi phạm trong ngày thứ 2 xử phạt phương tiện lấn làn BRT đã giảm đáng kể nhưng cũng có trường hợp phóng xe bỏ chạy.

Ngày thứ 2 xử phạt lấn làn BRT: Nhiều người vẫn cố tình vi phạm

Ngày thứ 2 xử phạt lấn làn BRT: Nhiều người vẫn cố tình vi phạm

VOV.VN - Lượng người vi phạm trong ngày thứ 2 xử phạt phương tiện lấn làn BRT đã giảm đáng kể nhưng cũng có trường hợp phóng xe bỏ chạy.