Đồng bằng sông Cửu Long “gồng mình” chống hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN -Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra với quy mô lớn đã khiến người dân ở vùng ĐBSCL thiệt hại nặng nề trong trồng trọt, sản xuất…

Hiện nay, ảnh hưởng của El Nino và những tác động đến thiên nhiên do con người gây ra đã khiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chịu tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn chưa từng có.

Tình hình hạn, mặn ở khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. Qua đó, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất của từng hộ dân sinh sống ở cuối lưu vực sông Mê Kông.

Sản xuất hiện nay tại ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước ngọt cho tưới tiêu

Ông Nguyễn Văn Kê ở ấp 3 xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũng như hàng trăm hộ dân khác ở địa phương này rất xót xa khi chứng kiến thửa ruộng của mình đang bị cháy do thiếu nước.

Ông Kê cho biết, hai ha lúa Đông Xuân của gia đình hơn 20 ngày tuổi đã bị “chết đứng” do hết nguồn nước ngọt. Năm nay, nước mặn đến sớm hơn 1 tháng nên nông dân vùng này bị thiệt hại nặng.

“Sạ lúa lên rồi kênh không còn nước ngọt, nước phèn trong veo luôn. Gia đình tôi bỏ lúa nay 1 tháng rồi, thiệt hại bình quân 10 triệu/ha. Lúa sạ lên không phát triển, tôi đeo đến lúc dậm mà người ta không muốn dậm vì thấy lúa coi không được”- ông Kê nói.

Theo thống kê, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 700 ha lúa bị chết vì thiếu nước ngọt, tập trung ở các xã ven biển, cuối nguồn thuộc huyện Gò Công Đông như: Tân Phước, Kiểng Phước,  Gia Thuận, thị trấn Vàm Láng, Phước Trung… Ngoài ra, còn có hàng nghìn ha lúa Đông Xuân ở các huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công có nguy cơ giảm năng suất do hạn, mặn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nước mặn năm nay đến sớm hơn trung bình các năm trước 2 tháng, trong khi đó nhiều nông dân gieo sạ trễ lịch thời vụ, hệ thống kênh mương nội đồng bị bồi lắng, chưa đồng bộ để   đủ cấp nước vào mùa khô.

Cống Xuân Hòa đang khẩn trương bơm nước ngọt vào cứu lúa 

Trước thực trạng này, tỉnh Tiền Giang đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để cứu lúa. Ngoài việc làm thủy lợi, khai thông dòng chảy, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 4,2 tỷ đồng lắp đặt hệ thống bơm hướng trục đứng tại cống Xuân Hòa (thuộc xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo) gồm 32 ống. Nhờ có hệ thống bơm này giúp cống Xuân Hòa vừa lấy nước từ sông Tiền vào khi triều dâng và bơm nước ngọt vào khi triều cạn.

Mỗi ngày/đêm, cống Xuân Hòa cung ứng vào hệ thống kênh mương thủy lợi toàn vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang thêm 900.000 mét khối nước có độ mặn dưới 1 phần ngàn để cứu lúa. Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh Tiền Giang huy động gần 100 cán bộ, nhân viên làm công tác chống hạn mặn tại cống Xuân Hòa và 55 cống đập khác để ngăn mặn, trữ ngọt.

Anh Nguyễn Thanh Lâm, nhân viên trực vận hành Cống Xuân Hòa chia sẻ: “Tổ ở đây có 9 người phụ trách trực tiếp, theo dõi tình hình khí tượng thủy văn, báo cáo số liệu mặn để vận hành kịp thời. Nếu mặn quá độ cho phép thì tôi dùng biện pháp là thả các tấm phao để ngăn mặn. Khi độ mặn không cho phép lấy vào thì đóng cống luôn. Công việc này đòi hỏi mình phải nhạy bén, rất cực nhưng mình phải phục vụ hết mình để cho người dân khu vực dưới đang thiếu nước trầm trọng”.

Còn tại tỉnh Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đây có lẽ là trận hạn hán và xâm nhập mặn lớn nhất mà ông đã chứng kiến. Ông Nhịn cho biết chỉ tại thành phố Rạch Giá trong tháng 6 và 7, thời điểm mùa mưa năm ngoái mà người dân địa phương đã thiếu nước ngọt hai đợt, mỗi đợt 15 ngày. Còn trong dịp tết Bính Thân vừa qua, người dân đã phải thiếu nước ngọt một tuần. Còn vùng U Minh thượng, lúa bị chết mất 34.000 ha nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Mai Anh Nhịn chia sẻ: “Năm nay, xâm nhập mặn nhiều. Trong đời tôi mới thấy lần đầu. Đối với các tuyến kênh rạch lớn ở Kiên Giang như sông Cái Lớn hiện nay đã xâm nhập sâu vào 3-4km, trước đây thì không đến như thế bao giờ. Một số sông như Rạch Giá-Long Xuyên; Rạch Giá-Hà Tiên, kênh Cái Sắn thì mặn đã xâm nhập sâu”.

Ngay từ đầu mùa khô năm 2015-2016, do thiếu nước ngọt, nồng độ mặn 4g/l đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố ĐBSCL, có phạm vi ảnh hưởng từ 40-60 km. Một số địa phương có diễn biến xâm nhập mặn đến mức báo động là Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…

Trong đó, tỉnh Bến Tre và mới đây là Tiền Giang đã công bố tình trạng thiên tai do xâm nhập mặn. Những diễn biến bất thường và nguy cấp này sẽ được các chuyên gia, nhà khoa học phân tích sâu ở bài viết sau. Mời qu‎ý vị và các bạn cùng theo dõi./.                                                  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt
Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

VOV.VN -Hạn hán ơ Nam Trung Bộ tiếp tục xảy ra từ nay đến hết vụ đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu đến hết tháng 9.

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

Hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn khốc liệt

VOV.VN -Hạn hán ơ Nam Trung Bộ tiếp tục xảy ra từ nay đến hết vụ đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu đến hết tháng 9.

Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng
Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng

VOV.VN -Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL 2015-2016 là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, 90 năm xảy ra một lần.

Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng

Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng

VOV.VN -Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL 2015-2016 là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, 90 năm xảy ra một lần.

Tây Nguyên : Hạn hán, dông, sét, mưa đá gia tăng khó lường
Tây Nguyên : Hạn hán, dông, sét, mưa đá gia tăng khó lường

VOV.VN - Xen kẽ trong nắng hạn gay gắt, là các đợt dông lốc, sét đánh, mưa đá liên tiếp xảy ra

Tây Nguyên : Hạn hán, dông, sét, mưa đá gia tăng khó lường

Tây Nguyên : Hạn hán, dông, sét, mưa đá gia tăng khó lường

VOV.VN - Xen kẽ trong nắng hạn gay gắt, là các đợt dông lốc, sét đánh, mưa đá liên tiếp xảy ra

Chính quyền và người dân Ninh Thuận tích cực chống chọi với hạn hán
Chính quyền và người dân Ninh Thuận tích cực chống chọi với hạn hán

VOV.VN - Đây là trận hạn hán khốc liệt, cả thập kỷ nay mới xảy ra tại Ninh Thuận

Chính quyền và người dân Ninh Thuận tích cực chống chọi với hạn hán

Chính quyền và người dân Ninh Thuận tích cực chống chọi với hạn hán

VOV.VN - Đây là trận hạn hán khốc liệt, cả thập kỷ nay mới xảy ra tại Ninh Thuận

TP HCM sắp có hạn hán dài và nghiêm trọng nhất trong 60 năm
TP HCM sắp có hạn hán dài và nghiêm trọng nhất trong 60 năm

Đợt hạn năm nay được dự báo rất nghiêm trọng, có thể gây thiếu nước, xâm nhập mặn làm gián đoạn việc khai thác và cung cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM

TP HCM sắp có hạn hán dài và nghiêm trọng nhất trong 60 năm

TP HCM sắp có hạn hán dài và nghiêm trọng nhất trong 60 năm

Đợt hạn năm nay được dự báo rất nghiêm trọng, có thể gây thiếu nước, xâm nhập mặn làm gián đoạn việc khai thác và cung cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM