Đừng để câu chuyện “Con người ta” trở thành nỗi sợ của con trẻ ​

VOV.VN -Khi đứa trẻ bị phân biệt thì sẽ mất đi tự tin bởi lúc nào cũng bị ám ảnh mình đang sống trong cái bóng của người khác.

Hiện nay, trong nhiều gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy cô đôi khi vẫn hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, xấu hổ mà cố gắng hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, việc làm này của người lớn không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi với người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình.

Hãy để trẻ em được là chính mình, không nên so sánh kiểu "con nhà người ta" kiến các em cảm thấy buồn. Ảnh minh họa.

Là người thường xuyên bị so sánh với các bạn cùng trang lứa trong gia đình, em Ngô Hoàng Thùy Linh (16 tuổi), trường PTTH Nguyễn Tất Thành, Hà Nội chia sẻ, ông bà, bố mẹ vẫn thường kể với em chuyện “con nhà này học giỏi, con nhà kia thông minh”, ngầm so sánh em với “con nhà người ta” khiến em cảm thấy buồn. Còn ở trường học, thầy cô cũng phân biệt học sinh giỏi với học sinh “cá biệt”.

“Gia đình em vẫn có sự phân biệt đối xử giữa cháu trai và cháu gái hoặc thương cháu lớn, cháu học giỏi hơn cháu kia, so sánh con, cháu với người khác mà chúng em gọi là “con nhà người ta”, tức là người học giỏi hơn. Ở trong trường học, các thầy cô giáo còn phân biệt, gọi các bạn là "cá biệt", trong khi chúng em không ai gọi bạn của mình là "cá biệt”, Thùy Linh tâm sự.

Trong nghiên cứu nhận thức của trẻ em về sự phân biệt đối xử tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) thực hiện mới đây cho thấy, môi trường thiếu tin cậy, chia sẻ và hỗ trợ ở cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội theo mô tả của trẻ chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình phân biệt đối xử với trẻ.

Đó cũng chính là lý do khiến trẻ luôn chọn im lặng, không phản kháng khi bị phân biệt đối xử. Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững cho rằng, cha mẹ, thầy cô, cộng đồng thường vô tình thực hiện các hành vi phân biệt đối xử với trẻ, đặc biệt là về giới tính, tình trạng khuyết tật, năng lực, hoàn cảnh gia đình…

“Các hành vi vi phạm quyền trẻ em vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trừng phạt tinh thần trẻ như mắng chửi, mỉa mai, miệt thị, so sánh trẻ với đồ vật, con vật hoặc với trẻ khác. Tất cả những hành vi đó đều vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em, gây tổn thương cả về vật chất và tinh thần trẻ. Phụ huynh và người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng chưa ý thức được đó là hành vi vi phạm luật, xâm phạm quyền trẻ em, chưa nhận thức được rằng trừng phạt thể chất và tinh thần không mang lại kết quả tích cực như mọi người mong đợi”, bà Nguyễn Phương Linh nói.

Từ những kinh nghiệm thực tế khi tư vấn cho học sinh, cô Nguyễn Thu Huyền, chuyên viên tâm lý trường THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội) cho biết, có những hành vi phân biệt đối xử trẻ em xuất phát từ thầy cô giáo và chính các em học sinh phân biệt đối xử với nhau.

Không hiếm trường hợp, cha mẹ phân biệt giữa anh chị em trong gia đình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, vì sự phân biệt đối xử của bố mẹ nên các em phải sống vì suy nghĩ của người khác. Rất nhiều đứa trẻ bị cô lập và bị tẩy chay chỉ vì sự phân biệt đối xử từ bạn bè. Khi đứa trẻ bị phân biệt thì sẽ mất đi tự tin bởi lúc nào cũng bị ám ảnh mình đang sống trong cái bóng của người khác.

“Chúng ta đã từng là trẻ em những chưa thực hiểu về cảm nhận của trẻ em là như thế nào, huống chi trẻ em bây giờ khác nhiều trẻ em trước kia. Chúng ta nên một lần nữa nhìn nhận lại tổn thương của mình trước kia và nhìn nhận tổn thương của con một cách khách quan, cha mẹ và thầy cô giáo đều cần làm điều đó. Trong nhà trường, phương pháp giáo dục tích cực cần được đẩy mạnh, không chỉ tập trung vào một vài nhóm trẻ mà cho tất cả các em để trao cho các em cơ hội phát triển toàn diện, giúp các em khởi dậy tiềm năng và sự tự tin của mình rất nhiều”, cô Nguyễn Thu Huyền cho biết.

Để bảo đảm quyền trẻ em, đã có nhiều chính sách, quy định được ban hành, trong đó Luật Trẻ em đã có quy định nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc...Thế nhưng hành vi phân biệt đối xử lại chưa được quy định rõ ràng, nhận thức về vấn đề này vẫn còn khoảng trống.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, nhà trường, các tổ chức xã hội, với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tốt hơn nữa trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử. Qua đó, trẻ em sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình.

“Các tài liệu truyền thông làm thế nào nhận diện được đấy có phải những hành vi phân biệt đối xử hay không. Thời gian tới chúng ta sẽ có những tài liệu truyền thông về bảo vệ trẻ em nói chung, trong đó có vấn đề không phân biệt đối xử đối với trẻ em, lưu ý đến nhiều nhóm đối tượng. Chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, khi có vi phạm từ các hành vi bị nghiêm cấm thuộc về quy định của Bộ luật hình sự thì chúng ta sẽ chiểu theo quy định của Bộ Luật hình sự. Những nội dung về xử lý vi phạm hành chính thì về nguyên tắc sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để không có hoặc là có ít những người vi phạm”, bà Nguyễn Thị Nga nói.

Thực tế, việc so sánh con mình với “con người ta” đôi khi cũng mang lại hiệu quả tích cực nếu như chúng ta biết dừng lại ở ranh giới của việc nêu tấm gương điển hình với mục đích là động viên, làm động lực thúc đẩy cho trẻ vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện trong cuộc sống.

Thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ và sự đồng hành của các nhóm tư vấn trường học với vai trò là người giúp đỡ sẽ là nhân tố giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vướng hộ khẩu, học sinh nghèo ở Đắk Lắk không nhận được hỗ trợ
Vướng hộ khẩu, học sinh nghèo ở Đắk Lắk không nhận được hỗ trợ

VOV.VN -Hàng trăm em học sinh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk do gia đình không có hộ khẩu nên các em không được hưởng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Vướng hộ khẩu, học sinh nghèo ở Đắk Lắk không nhận được hỗ trợ

Vướng hộ khẩu, học sinh nghèo ở Đắk Lắk không nhận được hỗ trợ

VOV.VN -Hàng trăm em học sinh huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk do gia đình không có hộ khẩu nên các em không được hưởng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, học sinh bị đuổi học: Chưa thuyết phục
Xúc phạm thầy cô trên Facebook, học sinh bị đuổi học: Chưa thuyết phục

VOV.VN -7 học sinh bị cho là xúc phạm thầy cô trên facebook nhưng các em không hề phát tán thông tin… đang gây nhiều tranh cãi.

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, học sinh bị đuổi học: Chưa thuyết phục

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, học sinh bị đuổi học: Chưa thuyết phục

VOV.VN -7 học sinh bị cho là xúc phạm thầy cô trên facebook nhưng các em không hề phát tán thông tin… đang gây nhiều tranh cãi.

Vụ cô giáo bắt học sinh tự tát 32 cái: Hội đồng kỷ luật sắp họp
Vụ cô giáo bắt học sinh tự tát 32 cái: Hội đồng kỷ luật sắp họp

VOV.VN - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (TPHCM) cho biết, ngày 7/11 nhà trường sẽ họp hội đồng kỷ luật để xử lý vụ cô giáo bắt học sinh tự tát vào mặt

Vụ cô giáo bắt học sinh tự tát 32 cái: Hội đồng kỷ luật sắp họp

Vụ cô giáo bắt học sinh tự tát 32 cái: Hội đồng kỷ luật sắp họp

VOV.VN - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (TPHCM) cho biết, ngày 7/11 nhà trường sẽ họp hội đồng kỷ luật để xử lý vụ cô giáo bắt học sinh tự tát vào mặt

Xúc phạm giáo viên trên Facebook: Báo động xuống cấp đạo đức học sinh
Xúc phạm giáo viên trên Facebook: Báo động xuống cấp đạo đức học sinh

VOV.VN - Việc ban hành rồi thu hồi quyết định kỷ luật học sinh thể hiện sự lúng túng trong định hướng giáo dục, đau xót hơn cả là sự xuống cấp đạo đức học sinh

Xúc phạm giáo viên trên Facebook: Báo động xuống cấp đạo đức học sinh

Xúc phạm giáo viên trên Facebook: Báo động xuống cấp đạo đức học sinh

VOV.VN - Việc ban hành rồi thu hồi quyết định kỷ luật học sinh thể hiện sự lúng túng trong định hướng giáo dục, đau xót hơn cả là sự xuống cấp đạo đức học sinh

Xác minh vụ Phó Hiệu trưởng đánh vào đầu học sinh
Xác minh vụ Phó Hiệu trưởng đánh vào đầu học sinh

VOV.VN -  Cơ quan chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) đang vào cuộc xác minh, làm rõ hành vi đánh vào đầu học sinh của Phó hiệu trưởng Trường THCS An Hồng.

Xác minh vụ Phó Hiệu trưởng đánh vào đầu học sinh

Xác minh vụ Phó Hiệu trưởng đánh vào đầu học sinh

VOV.VN -  Cơ quan chức năng huyện An Dương (Hải Phòng) đang vào cuộc xác minh, làm rõ hành vi đánh vào đầu học sinh của Phó hiệu trưởng Trường THCS An Hồng.

Hà Nội: Gần nghìn học sinh nhưng trường chỉ có 2 nhà vệ sinh
Hà Nội: Gần nghìn học sinh nhưng trường chỉ có 2 nhà vệ sinh

VOV.VN- Tại nhiều trường, giờ ra chơi, học sinh phải xếp hàng đi vệ sinh. Nhiều khi không có đủ thời gian, các em lại phải nhịn, đợi đến tiết sau. 

Hà Nội: Gần nghìn học sinh nhưng trường chỉ có 2 nhà vệ sinh

Hà Nội: Gần nghìn học sinh nhưng trường chỉ có 2 nhà vệ sinh

VOV.VN- Tại nhiều trường, giờ ra chơi, học sinh phải xếp hàng đi vệ sinh. Nhiều khi không có đủ thời gian, các em lại phải nhịn, đợi đến tiết sau. 

Khiển trách cô giáo phạt học sinh tự tát vào mặt
Khiển trách cô giáo phạt học sinh tự tát vào mặt

VOV.VN - Với hình thức kỷ luật này, cô N.T.T. sẽ bị cắt thi đua, đưa ra khỏi danh sách đào tạo cán bộ quản lý kế cận trong năm học 2018-2019.

Khiển trách cô giáo phạt học sinh tự tát vào mặt

Khiển trách cô giáo phạt học sinh tự tát vào mặt

VOV.VN - Với hình thức kỷ luật này, cô N.T.T. sẽ bị cắt thi đua, đưa ra khỏi danh sách đào tạo cán bộ quản lý kế cận trong năm học 2018-2019.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng bày tỏ phấn khởi và xúc động trước tinh thần nỗ lực vươn lên trong học tập của các cháu học sinh, sinh viên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng bày tỏ phấn khởi và xúc động trước tinh thần nỗ lực vươn lên trong học tập của các cháu học sinh, sinh viên.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ không gây áp lực cho học sinh
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ không gây áp lực cho học sinh

VOV.VN -Hiện Bộ GD-ĐT trình phương án lên Chính phủ. Đối với phương án thi này sẽ giảm áp lực cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ không gây áp lực cho học sinh

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ không gây áp lực cho học sinh

VOV.VN -Hiện Bộ GD-ĐT trình phương án lên Chính phủ. Đối với phương án thi này sẽ giảm áp lực cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Bảy học sinh bị đuổi học vì nói xấu thầy cô trên Facebook
Bảy học sinh bị đuổi học vì nói xấu thầy cô trên Facebook

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) vừa quyết định kỷ luật 8 học sinh sử dụng mạng xã hội nói xấu các thầy cô, nhà trường

Bảy học sinh bị đuổi học vì nói xấu thầy cô trên Facebook

Bảy học sinh bị đuổi học vì nói xấu thầy cô trên Facebook

Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) vừa quyết định kỷ luật 8 học sinh sử dụng mạng xã hội nói xấu các thầy cô, nhà trường

"Đuổi học 7 học sinh ở Thanh Hóa có thể gây ra một vấn nạn"
"Đuổi học 7 học sinh ở Thanh Hóa có thể gây ra một vấn nạn"

VOV.VN - "Đuổi học các em học sinh có thể gây ra một vấn nạn. Giáo dục là một quá trình lâu dài, chúng ta phải nghĩ đến tương lai của các cháu".

"Đuổi học 7 học sinh ở Thanh Hóa có thể gây ra một vấn nạn"

"Đuổi học 7 học sinh ở Thanh Hóa có thể gây ra một vấn nạn"

VOV.VN - "Đuổi học các em học sinh có thể gây ra một vấn nạn. Giáo dục là một quá trình lâu dài, chúng ta phải nghĩ đến tương lai của các cháu".