Năm 2020 hoàn thành trùng tu Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan

VOV.VN - Nguồn vốn trùng tu Hải Vân Quan lấy từ ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến hết năm 2020.

Chiều 20/2, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết văn bản thỏa thuận thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Theo văn bản thỏa thuận, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cấp quyết định đầu tư, trực tiếp phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và nghiệm thu quyết toán dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia Hải Vân Quan, theo đúng các quy định hiện hành; hồ sơ dự án phải được thống nhất giữa hai địa phương.

Nguồn vốn đầu tư cho dự án từ ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi bên chịu 50% trên tổng mức đầu tư được phê duyệt; thời gian thực hiện từ năm 2019 và hoàn thành dự án đến hết năm 2020.

Lễ ký kết thực hiện trùng tu di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan.

Trong quá trình triển khai dự án, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng sẽ chỉ đạo ngành văn hóa và các đơn vị liên quan của hai địa phương xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, duy tu, bảo dưỡng, phát huy giá trị và khai thác dịch vụ du lịch của di tích, đảm bảo lợi ích chung giữa hai địa phương.

Hải Vân Quan nằm trên núi Hải Vân thuộc địa giới hành chính của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.  Ngày 14/4/2017, Hải Vân Quan được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

PGS.TS. Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên-Huế cho biết, việc trùng tu, bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị Hải Vân Quan không chỉ bảo vệ di tích lịch sử này mà còn góp phần vào sự phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP Đà Nẵng.

“Hải Vân Quan có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lực phòng thủ đất nước của quân đội triều đình Huế, đặc biệt là bảo vệ Kinh đô Huế. Bảo tồn, bảo vệ Hải Vân Quan chính là bảo vệ hệ thống phòng vệ Kinh đô Huế, nằm trong hệ di sản của thế giới. Di tích lịch sử này cần phải được cải tạo để có môi trường trong sạch, trở thành một địa chỉ thăm quan ấn tượng cho du khách gần xa”, PGS.TS. Đỗ Bang nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm du lịch hấp dẫn
Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm du lịch hấp dẫn

VOV.VN -Sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2017, di tích Hải Vân Quan đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.

Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm du lịch hấp dẫn

VOV.VN -Sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2017, di tích Hải Vân Quan đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.

Phát lộ nhiều nền móng di tích Hải Vân Quan
Phát lộ nhiều nền móng di tích Hải Vân Quan

VOV.VN - Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng và lối đi lên di tích Hải Vân Quan ở cổng phía Bắc.

Phát lộ nhiều nền móng di tích Hải Vân Quan

Phát lộ nhiều nền móng di tích Hải Vân Quan

VOV.VN - Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng và lối đi lên di tích Hải Vân Quan ở cổng phía Bắc.

Tiếp nhận sản phẩm 3D về di tích Hải Vân Quan
Tiếp nhận sản phẩm 3D về di tích Hải Vân Quan

VOV.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiếp nhận các sản phẩm 3D về bức tranh Long Vân Khế Hội, chùa Diệu Đế và di tích Hải Vân Quan.

Tiếp nhận sản phẩm 3D về di tích Hải Vân Quan

Tiếp nhận sản phẩm 3D về di tích Hải Vân Quan

VOV.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiếp nhận các sản phẩm 3D về bức tranh Long Vân Khế Hội, chùa Diệu Đế và di tích Hải Vân Quan.