Quảng Trị:

Bất lực với tình trạng học sinh vùng cao bỏ học giữa chừng

VOV.VN-Tình trạng học sinh vùng cao ở Quảng Trị bỏ học giữa chừng đỏi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc hỗ trợ, giúp đỡ để các em yên tâm đến trường.

Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán là nhiều học sinh dân tộc thiểu số ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị bỏ học giữa chừng. Mặc dù, ngành Giáo dục và chính quyền địa phương tìm mọi cách vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ gia đình để các em trở lại trường nhưng đành bất lực.

Một lớp học ở Trường PTTH A Túc, luôn để trống nhiều chỗ

Trường Phổ thông Trung học A Túc, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đa phần học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đã tròn 1 tháng sau kỳ nghỉ Tết, nhưng nhiều học sinh vẫn chưa trở lại trường học. Đại diện nhà trường cho biết, học kỳ 1 vừa qua, trường có 39 học sinh bỏ học, nhất là sau Tết Bính Thân, chiếm hơn 1/10 học sinh toàn trường. Vào giờ học, lớp nào cũng có năm bảy chỗ trống.

Thầy Hoàng Ngọc Tứ, Chủ nhiệm lớp 10B2 Trường THPT A Túc buồn rầu: “Đầu năm học, sĩ số của lớp là 43 học sinh, nay chỉ còn 33 em. Sau mỗi kỳ nghỉ dài như: hè, tết, giáo viên phải lặn lội đến từng nhà để vận động các em trở lại trường. Nhiều em ở cách xa trường vài chục cây số, đi lại vất vả nhưng giáo viên vẫn vượt đèo, lội suối đến từng nhà để thuyết phục các em. Sau nhiều lần vận động, các em đi học lại được vài hôm rồi nghỉ nên giáo viên cũng nản lòng.

Nhiều học sinh bỏ học nên 2 dãy bàn ghế phía sau lớp học bỏ trống

Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, đoàn trường cùng với các ban, ngành địa phương tuyên truyền, vận động các em đến trường, nhưng kết quả đạt được không cao. Tại vì mỗi lần vận động, đến gia đình các em rất khó khăn, đến không gặp hoặc các em bỏ trốn hoặc gia đình các em từ chối gặp mặt”.

Theo chân giáo viên nhà trường đến nhà của em Hồ Văn Non, học sinh lớp 10 Trường THPT A Túc ở thôn A Mo Rơ, xã A Xing. Đã giữa trưa, nhưng Non vẫn còn ở trên nương thu hoạch sắn giúp cha mẹ chưa về. Ngôi nhà sàn nhỏ của gia đình Non trống hơ trống hoắc.

Ông Hồ Thừa, bố của Non ngồi co ro bên bếp lửa ngần ngại kể, trước Tết gia đình phải thuê người đi thu hoạch sắn. Nay cả 2 vợ chồng bị ốm, không có ai làm nên 4 tháng nay Non phải nghỉ học để đi làm trả công cho người ta. Mấy hôm trước, thầy cô nhà trường đến nhà động viên cho con đi học lại nhưng Non không chịu đi, vì sợ không theo kịp bạn bè.

Ông Hồ Thừa, bố của Hồ Văn Non

Ông Thừa cho biết, cũng vì khó khăn mà 3 năm trước, chị gái của Non là Hồ Thị Nem cũng phải nghỉ học giữa chừng khi đang học lớp 10 rồi lấy chồng.

“Mẹ cũng đau, bố cũng đau, khó khăn cho gia đình, Non phải bỏ học, bỏ bốn tháng rồi để đi làm công cho họ. Gia đình cũng muốn đi xin nhà trường cho con đi học tiếp nhưng bỏ hay không thì bố cũng không biết”.

Chuyện học sinh bỏ học giữa chừng diễn ra phổ biến ở vùng cao miền Tây tỉnh Quảng Trị. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, riêng học kỳ 1 năm học này có gần 550 em bỏ học, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakarông. Trong đó, học sinh khối trung học phổ thông chiếm hơn một nửa.

Ông Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em được miễn học phí, miễn đóng tiền xây dựng trường. Nhà nước còn trợ cấp mỗi em 15 kg gạo, 70.000 đồng phí học tập mỗi tháng nhưng các em không thể tiếp tục đến trường. Nguyên nhân chủ yếu là do các em học lực quá yếu.

Ở bậc học Tiểu học và trung hoc cơ sở, các em bị hổng kiến thức, khi lên cấp THPT chương trình khó hơn, không theo kịp nên học sinh chán nản rồi bỏ học. Mặc khác, kinh tế gia đình khó khăn, nhiều em phải nghỉ học lên nương rẫy để phụ giúp gia đình. Tình trạng nữ sinh tảo hôn, lấy chồng sớm ở vùng đồng bào dân tộc còn khá phổ biến, trong khi phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến chuyện học của con em.

Các giáo viên Trường PTTH A Túc, huyện Hướng Hóa đến nhà vận động phụ huynh cho con em trở lại trường học

Ông Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, ngành giáo dục luôn chủ động phân loại học sinh yếu để bồi dưỡng, chống ngồi nhầm lớp, hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn nhưng các em vẫn chưa trở lại lớp.

“Thực ra, ngành Giáo dục địa phương cũng đã làm hết sức trong khả năng của mình. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chế độ, chính sách ưu đãi giúp cho đồng bào dân tộc nhưng cũng chưa đủ để  đáp ứng được. Mong rằng tiếp tục có những chế độ. Các gia đình đỡ khó khăn thì con em cũng có điều kiện đến trường. Tôi nghĩ bây giờ phải có giải pháp tổng hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và  trách nhiệm của gia đình là quan trọng nhất”- ông Hoàng Đức Thắm bày tỏ.

Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đang diễn ra tại tỉnh Quảng Trị, cũng là thực tế đáng báo động ở nhiều địa phương khác trong cả nước, đỏi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc hỗ trợ, giúp đỡ để các em yên tâm đến trường học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum: Một trường có 76 học sinh bỏ học
Kon Tum: Một trường có 76 học sinh bỏ học

VOV.VN - Các em học sinh bỏ học đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Kon Tum: Một trường có 76 học sinh bỏ học

Kon Tum: Một trường có 76 học sinh bỏ học

VOV.VN - Các em học sinh bỏ học đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Báo động tình trạng học sinh tại Quảng Trị bỏ học sau Tết
Báo động tình trạng học sinh tại Quảng Trị bỏ học sau Tết

VOV.VN - Theo thống kê, số học sinh ở tỉnh Quảng Trị nghỉ học sau Tết đã lên tới hơn 500 em, trong đó ở bậc THPT chiếm tỷ lệ báo động với 146 em.

Báo động tình trạng học sinh tại Quảng Trị bỏ học sau Tết

Báo động tình trạng học sinh tại Quảng Trị bỏ học sau Tết

VOV.VN - Theo thống kê, số học sinh ở tỉnh Quảng Trị nghỉ học sau Tết đã lên tới hơn 500 em, trong đó ở bậc THPT chiếm tỷ lệ báo động với 146 em.

Cô giáo say mê đổi mới giảng dạy từng suýt phải bỏ học
Cô giáo say mê đổi mới giảng dạy từng suýt phải bỏ học

VOV.VN-Cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có những sáng tạo trong giảng dạy và đào tạo nhiều học sinh tham dự các kỳ thi quốc gia.

Cô giáo say mê đổi mới giảng dạy từng suýt phải bỏ học

Cô giáo say mê đổi mới giảng dạy từng suýt phải bỏ học

VOV.VN-Cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có những sáng tạo trong giảng dạy và đào tạo nhiều học sinh tham dự các kỳ thi quốc gia.

Bị kỷ luật vì đánh bạn, 1 nữ sinh Trà Vinh bỏ học
Bị kỷ luật vì đánh bạn, 1 nữ sinh Trà Vinh bỏ học

Học sinh này đã thông tin cho nhà trường rằng em quyết định nghỉ học sau khi đã đánh bạn.

Bị kỷ luật vì đánh bạn, 1 nữ sinh Trà Vinh bỏ học

Bị kỷ luật vì đánh bạn, 1 nữ sinh Trà Vinh bỏ học

Học sinh này đã thông tin cho nhà trường rằng em quyết định nghỉ học sau khi đã đánh bạn.

Có trường gần nhà, học sinh không bỏ học theo cha đi biển
Có trường gần nhà, học sinh không bỏ học theo cha đi biển

VOV.VN -Trường THPT Mỹ Thọ (Bình Định) đi vào hoạt động từ năm học mới, rút ngắn cả chục cây số cho học sinh đến trường, để các em không phải bỏ học. 

Có trường gần nhà, học sinh không bỏ học theo cha đi biển

Có trường gần nhà, học sinh không bỏ học theo cha đi biển

VOV.VN -Trường THPT Mỹ Thọ (Bình Định) đi vào hoạt động từ năm học mới, rút ngắn cả chục cây số cho học sinh đến trường, để các em không phải bỏ học. 

Đắc Lắc hàng trăm học sinh bỏ học
Đắc Lắc hàng trăm học sinh bỏ học

VOV.VN - Những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh bỏ học là: xấu hổ vì lớn tuổi so với các bạn cùng lớp; học lực yếu, bị lưu ban nên chán học.

Đắc Lắc hàng trăm học sinh bỏ học

Đắc Lắc hàng trăm học sinh bỏ học

VOV.VN - Những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh bỏ học là: xấu hổ vì lớn tuổi so với các bạn cùng lớp; học lực yếu, bị lưu ban nên chán học.

Thủ khoa 30 điểm từng bỏ học...Sư phạm
Thủ khoa 30 điểm từng bỏ học...Sư phạm

VOV.VN - Trung chủ trương, học tập cần nhất là niềm đam mê, nếu không có đam mê việc học sẽ không bao giờ hiệu quả.

Thủ khoa 30 điểm từng bỏ học...Sư phạm

Thủ khoa 30 điểm từng bỏ học...Sư phạm

VOV.VN - Trung chủ trương, học tập cần nhất là niềm đam mê, nếu không có đam mê việc học sẽ không bao giờ hiệu quả.