"Bổ nhiệm Hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm thì quá cứng nhắc"

VOV.VN - Việc quy định cứng là phải có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm là rất cứng nhắc, lạc hậu, làm mất cơ hội sử dụng nhân tài.

Ngày 12/6, thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nhiều đại biểu băn khoăn về quy định tiêu chuẩn Hiệu trưởng trong Khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012.

Theo đó, quy định Hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm.

Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) cho rằng, về tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng trong đó phải đủ điều kiện ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc là quy định cứng nhắc, lạc hậu, làm mất cơ hội sử dụng nhân tài.

Đại biểu Hồ Thị Minh. (Ảnh: Quochoi.vn)

Bà Minh dẫn chứng cụ thể về trường hợp của Giáo sư Trương Nguyện Thành rất thành danh ở Mỹ, về công tác tại ĐH Hoa Sen với vị trí Phó hiệu trưởng điều hành từ năm 2016 và được Hội đồng quản trị nhà trường đánh giá, tín nhiệm cao.

Tuy nhiên do không đủ 5 năm kinh nghiệm nên trường ĐH Hoa Sen không thể bổ nhiệm vị trí Hiệu trưởng. Điều này khiến thời gian gần đây có rất nhiều luồng ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến của các chuyên gia ngành giáo dục tỏ ra không đồng tình với tiêu chuẩn này.

“Tôi cho rằng đây là tiêu chuẩn cứng nhắc, lạc hậu, làm mất đi cơ hội sử dụng nhân tài. Vậy nên cần giảm số năm kinh nghiệm hay phải có quy định trường hợp đặc biệt. Tôi đề nghị cần cân nhắc, xem xét lại quy định này để đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học trong công tác lựa chọn, bố trí nhân sự, đặc biệt là trong giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ đại học như hiện nay” - đại biểu Hồ Thị Minh cho biết.

Đại biểu Lê Quang Trí.

Đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) cho rằng, với quy định quy chuẩn hiệu trưởng tại khoản 2 Điều 20 thì có hơn 10% viên chức tại các cơ sở giáo dục đại học có đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ không quản lý, điều hành tốt. Ngược lại, có những người quản lý điều hành tốt, được tập thể tín nhiệm, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn như quy định.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu.

“Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu giao quyền tự chủ cho hội đồng trường quyết định tiêu chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo khác như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 dự thảo luật để phù hợp với từng loại hình cơ sở giáo dục, đào tạo”- đại biểu Lê Quang Trí nói.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) băn khoăn liệu có quy định quá chi tiết về tiêu chuẩn về Hiệu trưởng hay không. Hiệu trưởng có thực sự cần thiết phải bầu lên từ chính khoa, phòng của nhà trường hay không, có cần 5 năm công tác tại trường từ các cấp dưới bầu lên hay không? Theo vị đại biểu này, việc quy định như vậy sẽ đi ngược với nguyên tắc tự chủ, bỏ sót những nhà quản lý giáo dục có năng lực. Đồng thời đề nghị Luật không nên quy định nhiệm kỳ, độ tuổi của Hiệu trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"
"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

VOV.VN - Việc đẩy mạnh tự chủ đại học là một trọng tâm then chốt cần được giải quyết triệt để và khả thi trong sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

VOV.VN - Việc đẩy mạnh tự chủ đại học là một trọng tâm then chốt cần được giải quyết triệt để và khả thi trong sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.

Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?
Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?

VOV.VN -Luật Giáo dục đại học sửa đổi lần này sẽ thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?

Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?

VOV.VN -Luật Giáo dục đại học sửa đổi lần này sẽ thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.