Có hộ khẩu 3 đời con vẫn không được vào lớp 1 đúng tuyến

VOV.VN - Do cha mẹ nhập khẩu cho con muộn nên không được nhà trường chấp nhận vì lý do chỉ nhận các cháu có hộ khẩu từ năm 2012 về trước.

Vừa qua, anh Nguyễn Thanh Long (cha đẻ của cháu Nguyễn Ngọc Nghĩa), có địa chỉ thường trú tại phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa gửi thư tới VOV.VN chia sẻ về việc gia đình anh đã 3 đời sinh sống tại phường Lộc Thọ nhưng con trai anh lại không được chấp nhận vào lớp 1 đúng tuyến vì lý do cháu nhập khẩu vào năm 2013.


Theo qui định của địa phương, để tránh quá tải việc tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2015-2016, các trường chỉ nhận học sinh đúng tuyến đăng ký hộ khẩu thường trú từ năm 2012 về trước.

Anh Long chia sẻ: “Hôm nay tôi rất buồn vì con tôi không được vào lớp 1. Lý do: Tôi sinh ra, lớn lên và đang sinh sống tại phường Lộc Thọ, TP Nha Trang. Bà xã tôi cũng sinh ra, lớn lên và đang sinh sống tại phường Lộc Thọ, TP Nha Trang. Tôi có 2 cháu sinh ra, lớn lên và đang sinh sống cùng cha mẹ. Nhưng con tôi (thằng út) không được học tại trường địa phương. Lý do của Hiệu trưởng và Phó chủ tịch phường đưa ra là con tôi nhập khẩu vào năm 2013 thay vì trước đó. Tôi có thể lấy xác nhận khu phố từ nhỏ đến lớn con tôi sống ở địa phương. Tôi xin nghỉ việc để lo làm các thủ tục với hy vọng con tôi không hận khi nó lớn là cha mẹ chẳng làm được điều hợp lý. Tôi uất ức nên không nghĩ ra được điều gì. Tôi rất buồn và không biết gặp ai. Tôi đang mất niềm tin, xấu hổ với con cái. Nước mắt tôi đang rơi bất lực vì học tới đại học rồi mà không lo nổi cho con cái”.

Anh Long cho biết, việc cháu nhập khẩu muộn là do lỗi của cha mẹ mải làm ăn mà quên và gia đình sẵn sàng nộp phạt vì lỗi này. Các giấy tờ và chính quyền địa phương đều khẳng định từ nhỏ tới lớn cháu Nguyễn Ngọc Nghĩa sinh ra và lớn lên tại địa phương.

Sau khi nhận được phản ánh của anh Nguyễn Thanh Long, VOV.VN đã hướng dẫn anh Long làm các chứng nhận liên quan đến gia đình anh và cháu Nghĩa đã ở tại địa phương từ trước năm 2013 để nộp cho nhà trường mong có sự giải quyết thấu tình, đạt lý. Theo đó, bà Trần Thị Kim - Chủ tịch phường Lộc Thọ xác nhận là gia đình anh Long và 2 cháu sống tại địa phương từ nhỏ đến lớn.

Anh Long cho biết: “Chị Kim cũng biết mặt tôi vì hồi nhỏ tôi có tham gia dân quân tự vệ địa phương. Chị nói tên con tôi có trong danh sách học lớp 1 ở phường. Chuyện gạt sổ là do Hiệu trưởng. Chị có hứa sẽ giúp về mặt tình chứ không thể giúp về lý”.

Anh Long cũng đã tìm đến gặp thầy Võ Tấn Đạt - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lộc Thọ 2 lần và đều nhận được câu trả lời là rất khó vì danh sách đã vượt chỉ tiêu 2 cháu, nếu giải quyết trường hợp của gia đình anh Long sẽ kéo theo danh sách 20 người bị loại. Thầy Đạt cũng hứa sẽ hỏi ý kiến thành phố.

Anh Long cho biết, sở dĩ anh mong muốn cho con được học trường Tiểu học Lộc Thọ vì trường gần nhà, tiện cho việc đưa đón con. Gia đình anh thuộc diện khó khăn, mẹ già ốm nặng (bị ung thư gan). 3 tháng một lần, vợ anh phải nghỉ việc để đưa mẹ lên TP HCM chữa bệnh 1 tháng. Anh Long lại làm việc xa thành phố, mỗi tuần chỉ về nhà được một lần.

Gia đình anh Long cũng đã nộp đơn cứu xét (có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Hội trưởng phụ nữ) là: Phường Lộc Thọ, Trường Tiểu học Lộc Thọ, Phòng GD&ĐT, UBND TP Nha Trang. Tuy nhiên, sau một hồi “lòng vòng”, để đúng người giải quyết đúng việc thì lá đơn của anh Long lại được chuyển cho Hiệu trưởng trường Lộc Thọ.

Phóng viên Thường trú của VOV tại Khánh Hòa cũng đã tìm đến gặp các bên liên quan và cũng đều có câu trả lời giống như anh Long đã nhận được. Ngoài ra, phóng viên của VOV.VN cũng đã nhiều lần gọi điện thoại, nhắn tin cho thầy Đạt – Hiệu trưởng nhà trường để hỏi ý kiến của thầy về vụ việc này nhưng không hiểu lý do gì ông Đạt không bắt máy và cũng không có bất kỳ hồi âm nào.

Gia đình có thể kiện nhà trường và Ủy ban phường?

Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Văn phòng Luật sư Đăng Quang và Cộng sự) cho biết: Tôi đã tìm hiểu cả Luật Giáo dục, Luật Cư trú thì không có điều nào qui định việc phải đăng ký hộ khẩu 3 năm mới được nhập học. Hộ khẩu đã là cơ sở pháp lý để được nhập học. Thậm chí các em tạm trú dài hạn còn được học bình thường. Việc học tập của các em là vô cùng quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu.

Bản chất trong vụ việc này gia đình đã ở đó mấy đời, chỉ vì sơ suất, bận làm ăn quên nhập hộ khẩu mà nhà trường và Ủy ban trả lời là cháu không đủ điều kiện nhập học là không được. Gia đình có quyền khởi kiện hành vi hành chính của nhà trường, của UB phường nếu cản trở việc nhập học của bé.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô
Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Vẫn nóng việc chạy học trái tuyến
Vẫn nóng việc chạy học trái tuyến

Những ngày này các bậc phụ huynh tất bật lo việc học hành con em mình, nhất là những người có con chuẩn bị vào học mầm non, lớp 1 và lớp 6. Nóng nhất là việc chạy trái tuyến.

Vẫn nóng việc chạy học trái tuyến

Vẫn nóng việc chạy học trái tuyến

Những ngày này các bậc phụ huynh tất bật lo việc học hành con em mình, nhất là những người có con chuẩn bị vào học mầm non, lớp 1 và lớp 6. Nóng nhất là việc chạy trái tuyến.

“Cấm tuyển sinh trái tuyến là duy ý chí”
“Cấm tuyển sinh trái tuyến là duy ý chí”

VOV.VN -Đó là khẳng định của bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT.

“Cấm tuyển sinh trái tuyến là duy ý chí”

“Cấm tuyển sinh trái tuyến là duy ý chí”

VOV.VN -Đó là khẳng định của bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT.

60% phụ huynh “nhờ vả” xin cho con học trái tuyến
60% phụ huynh “nhờ vả” xin cho con học trái tuyến

33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến.

60% phụ huynh “nhờ vả” xin cho con học trái tuyến

60% phụ huynh “nhờ vả” xin cho con học trái tuyến

33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến.