Có trợ cấp, học sinh miền núi Sơn La vẫn phải kham khổ

VOV.VN - Các cháu ngồi xổm ăn cơm trên nền nhà, chỉ 1, 2 cháu có rau canh, còn đa phần chỉ có cơm không.

Ngày 18/06/2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trong 9 tháng của năm học, mỗi tháng trợ cấp 15kg/một học sinh. Trước đó, Nhà nước đã có chính sách cho học sinh bán trú, mỗi tháng được cấp suất học bổng 460.000 đồng, chưa kể, những  nhà trường không đủ phòng ở, các em ra ngoài trọ, sẽ được nhận thêm 100.000 đồng. Vị chi, ngân sách cấp mỗi tháng cho một học sinh bán trú từ 700.000-800.000 đồng.

Khẩu phần ăn của các em đa phần là cơm không, chỉ một vài em có thêm canh, rau

Đầu tháng 2/2014, chúng tôi có dịp đến tìm hiểu tại trường THCS bán trú xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tổng số học sinh của trường Phiêng Pằn: 536 học sinh, trong đó diện bán trú là 422 em. Do điều kiện vật chất, nhà trường chỉ tổ chức được cho 295 em ăn, ở tại trường, số còn lại hơn 100 em phải trọ tại nhà dân quanh đó.

Theo chính sách hỗ trợ gạo, dịp giáp tết Quý Ngọ vừa qua - đầu năm 2014, huyện chở hơn 31 tấn gạo tới tận trường, đây là số lương thực của học sinh trong 5 tháng, tính ra, mỗi học sinh bán trú được 75kg. Do nhà trường chưa tổ chức nấu ăn chung, nên phụ huynh đến trường nhận gạo. Phụ huynh sẽ thồ về nhà, sau đó, hàng tuần các em lại mang vác đến trường.

Mặc dù ở vùng cao của một huyện nghèo của tỉnh Sơn La, trường Phiêng Pằn có cơ ngơi khang trang. Trường có 15 phòng học, nhà xây hai tầng, có nhà ở, nhà bếp và bể nước xây. Quả thật, có được cơ ngơi như vậy là ước mơ của nhiều trường vùng cao. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung bàn về chính sách hỗ trợ của Nhà nước và việc quản lý, tổ chức nấu ăn chung cho học sinh.

Quan sát thấy, ngôi trường này có nhiều dãy nhà bếp xây, lợp ngói, cao độ 2 mét và được ngăn ra thành các bếp nhỏ. Mỗi bếp có chiều dài khoảng 1,5 mét, rộng cỡ 1 mét. Bếp bố trí vậy, học trò ngồi nấu thế nào đây? Vì đã nấu nướng, thì phải có xoong nồi, rồi củi lửa, rồi chỗ ngồi, thông khói. Thế nên thấy cảnh, học sinh ngồi nấu nướng, mà nửa người chìa ra bên ngoài, nửa người bên trong. Nếu gặp trời mưa, chắc các em phải đội nón. Dạng bếp xây dựng kiểu này, cốt là triển khai dự án cho xong, tiêu cho hết tiền, còn người sử dụng là nhà trường, học sinh, muốn dùng thế nào…  thì tuỳ. Xây như thế, nên hiện nay nhiều dãy bếp của trường bị bỏ không, hoặc cho mấy con gà vào đó tãi rác. Nay đa phần học sinh chọn một chỗ nào đó, ngồi nấu nướng.

Nghĩ, cũng số tiền ấy, dồn lại xây căn bếp rộng độ dăm chục mét vuông, các em còn có chỗ nấu ăn.

Tôi ngồi ăn cùng “bữa cơm” với vài nhóm học sinh, các em cứ dăm ba cháu, hay chỉ một cháu nhỏ, độ 11, 12 tuổi, ngồi xổm ăn cơm ngay trên nền nhà. Đa phần các cháu chỉ có mỗi cái nồi cơm, thi thoảng mới thấy có cháu có thêm nồi rau. Nồi cơm nấu rất đầy. Chắc nấu thế để ăn một, hai ngày. Nhìn các cháu ăn cơm, không rau, không canh, không cả muối nữa, nghĩ mà xót thương.

Huyện Mai Sơn có 5 trường bán trú. Nếu mỗi trường có số học sinh bán trú như xã Phiêng Păn, thì tổng số học sinh bán trú khoảng 2.000 em. Ngân sách cấp khoản ăn uống cho mỗi học sinh khoảng 7.000.000 đồng, tổng số  mỗi năm là  khoảng hơn chục tỷ đồng. Vậy ngân sách của một tỉnh, rồi cả nước sẽ rất lớn, lên đến vài ngàn tỷ. Mỗi tháng được hỗ trợ 700.000 đồng, vậy sao học sinh vẫn kham khổ vậy?

Nhìn các em ăn uông không khỏi đắng lòng

Học bổng mỗi tháng 460.000 đồng, bình quân mỗi tuần hơn 100.000 đồng, 5 ngày nội trú, bình quân mỗi ngày được 20.000 đồng. Với số tiền trên, các em đủ mua một mớ rau, một bìa đậu, 2 quả trứng và vài ba miếng thịt (củi lửa như ở xã Phiêng Pằn, các em có thể kiếm ở rừng, núi quanh trường). Nhưng khoản học bổng trên, hiện nay được chia hết cho phụ huynh. Còn gạo trợ cấp, cũng chia hết; phụ huynh phải thồ gạo từ trường về nhà và hàng tuần, các em lại vác gạo từ nhà đến trường.

Tôi đến thăm nhà phụ huynh Lò Văn Ín, ở bản Pa Nó, vị phụ huynh này cho biết: Đầu tuần khi con tới trường, sẽ cho con số gạo nấu ăn trong 5 ngày và thêm 10.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng các em được chi tiêu 40.000 đồng. Thế là số tiền nhà nước cấp cho, mỗi tháng gia đình giữ lại 420.000 đồng. Mỗi ngày các em chỉ còn được chi tiêu 2.000 đồng. Vậy thì mua rau, mua thịt thế nào được. Thảo nào, bữa ăn của học sinh đạm bạc đến vậy.

Ông Hiệu trưởng Võ Tiến Bình cho biết: Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết, bố trí biên chế nấu ăn cho các trường bán trú, song để nấu ăn chung, thì sang niên học tới, tức 2014-2015, nhà trường mới thực hiện được. Có nhiều công việc nhà trường còn phải giải quyết, như chuẩn bị bếp núc, cơ sở vật chất khác, rồi người nấu nướng, rồi an toàn thực phẩm...

Tuy ông Hiệu trưởng không nói ra, nhưng tất nhiên, nhà trường phải quản lý các khoản mà Nhà nước hỗ trợ cho học sinh, rồi việc chi tiêu sao cho hiệu quả, không thất thoát. Có như vậy, các cháu học sinh học nội trú mới tạm đủ về khẩu phần dinh dưỡng, mới tạm no mà học hành, sức vóc thanh niên miền núi mới cao to lên được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Không để học sinh thất học vì không có hộ khẩu Hà Nội"
"Không để học sinh thất học vì không có hộ khẩu Hà Nội"

VOV.VN- "Quan điểm của Sở GD-ĐT là không được để học sinh thất học vì không có Hộ khẩu Hà Nội, nếu không học trường này thì sẽ học trường khác"

"Không để học sinh thất học vì không có hộ khẩu Hà Nội"

"Không để học sinh thất học vì không có hộ khẩu Hà Nội"

VOV.VN- "Quan điểm của Sở GD-ĐT là không được để học sinh thất học vì không có Hộ khẩu Hà Nội, nếu không học trường này thì sẽ học trường khác"

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ
Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

VOV.VN -Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ căn cứ kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo để quyết định tuyển thẳng.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

VOV.VN -Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ căn cứ kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo để quyết định tuyển thẳng.

Kiểm điểm vụ để học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4
Kiểm điểm vụ để học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4

Kiểm điểm hai giáo viên dạy lớp 1 và lớp 2 do thiếu trách nhiệm, cho học sinh lên lớp không đúng chuẩn.

Kiểm điểm vụ để học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4

Kiểm điểm vụ để học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4

Kiểm điểm hai giáo viên dạy lớp 1 và lớp 2 do thiếu trách nhiệm, cho học sinh lên lớp không đúng chuẩn.

Sẽ xử lý nghiêm vụ thầy trò đánh nhau trên bục giảng
Sẽ xử lý nghiêm vụ thầy trò đánh nhau trên bục giảng

VOV.VN - Ông Đào Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo tỉnh Bình Định khẳng định như vậy.

Sẽ xử lý nghiêm vụ thầy trò đánh nhau trên bục giảng

Sẽ xử lý nghiêm vụ thầy trò đánh nhau trên bục giảng

VOV.VN - Ông Đào Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo tỉnh Bình Định khẳng định như vậy.

Rét đậm, gần 300 học sinh Quảng Bình vẫn phải thi bơi
Rét đậm, gần 300 học sinh Quảng Bình vẫn phải thi bơi

Sợ ảnh hưởng đến kinh phí chuẩn bị cho Hội khỏe, các học sinh vẫn phải nhảy xuống nước dù trời lạnh 12-13 độ C

Rét đậm, gần 300 học sinh Quảng Bình vẫn phải thi bơi

Rét đậm, gần 300 học sinh Quảng Bình vẫn phải thi bơi

Sợ ảnh hưởng đến kinh phí chuẩn bị cho Hội khỏe, các học sinh vẫn phải nhảy xuống nước dù trời lạnh 12-13 độ C