Dạy con bằng hù dọa lợi hay hại?

VOV.VN - Cảnh báo trẻ tránh xa nguy hiểm là điều cần thiết, nhưng việc hù dọa con thông qua các nhân vật rùng rợn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sự chủ động của trẻ.

Việc dặn dò, cảnh báo để trẻ tự bảo vệ tránh những nguy hiểm là điều cần thiết. Nhưng, nhiều bố mẹ đã lạm dụng việc hù dọa con thông qua các nhân vật không có thật hoặc các clip rùng rợn phát tán trên mạng xã hội đã làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế khả năng chủ động trong cuộc sống của một đứa trẻ sau này.

Việc dọa nạt trẻ em không phải mới. Xưa cha mẹ vẫn dọa ma, dọa bị ông "ba bị" bắt khi con trẻ lười ăn hay khóc để dỗ trẻ. Nhưng giờ đây, việc hù dọa vô căn cứ để buộc trẻ nghe theo lời bố mẹ không chỉ dừng lại ở những câu chuyện như vậy mà còn nảy sinh nhiều câu chuyện rùng rợn hơn thông qua các phương tiện điện tử.  

Nhiều bậc phụ huynh thường dùng cách hù dọa để con nghe lời. (Ảnh minh họa).

Chị Minh Anh, sống tại quận Phú Nhuận chia sẻ: Thỉnh thoảng tôi cũng hay sử dụng biện pháp hù dọa con, khi con nóng giận thì tôi có hù dọa nó là người mang tội sẽ bị đày xuống âm phủ, sẽ bị trừng trị như thế nào”.

Bức xúc xã hội ngày càng tăng, như: xâm hại tình dục trẻ em, bắt cóc trẻ em, tai nạn đường phố… ám ảnh nhiều bậc phụ huynh. Mong muốn được bảo vệ con mọi lúc mọi nơi, hạn chế triệt để khả năng con trẻ bị rơi vào những tình huống xấu, nhiều bố mẹ trở nên thái quá trong dạy con. Không chỉ dọa con bằng những nhân vật không có thật, bố mẹ đã cho con mình xem những đoạn video có hình ảnh ghê sợ trên các trang mạng xã hội nhằm dọa đứa trẻ. Có thể kể đến các clip như: bắt cóc mổ lấy nội tạng, những trò dọa ma ghê rợn nhất thế giới, tai nạn ghê rợn người, 10 cảnh ma có thật quay bằng camera, tử hình ghê rợn nhất thế giới...

Bé Phương Anh, 10 tuổi, sống tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh gần như đã không có sân chơi mùa hè cho riêng mình. Phương Anh kể, vì bố mẹ rất bận công việc nên em thường xuyên ở  nhà xem các chương trình giải trí qua tivi, ipad và bị cấm ra đường vì sợ bắt cóc. Thấu hiểu với tình cảnh của bé Phương Anh, Ngọc Trâm, sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, cả tuổi thơ của cô luôn bị bố mẹ kìm cặp cũng xuất phát từ những nỗi sợ vô hình.

Bản tính nhút nhát, luôn lo lắng, hồi hộp khi tiếp xúc với người lạ cũng là hệ quả của môi trường sống trong bảo bọc và những lời hù dọa của bố mẹ, Ngọc Trâm cho biết: "Bố mẹ hay dọa dẫm kiểu gặp người này không tốt, đi như thế này là không hay. Họ luôn luôn giữ con, đến mức là đến một giai đoạn nào đó em và mấy người bạn của em không còn đủ tự tin để có thể lớn lên được. Bọn em mãi mãi là những đứa trẻ".

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, người sáng lập tổ chức Liên hiệp phát triển tâm lý học đường tại Việt Nam có kinh nghiệm 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi mầm non đến đại học, cho biết những hình ảnh, những lời nói mang tính chất đe dọa dành cho một đứa trẻ chưa phát triển đầy đủ về tâm hồn và trí não thì chúng sẽ bị chấn thương suốt đời. Biểu hiện ở mỗi lứa tuổi đa dạng, trẻ dưới 5 tuổi thì lộ vẻ sợ hãi thông qua việc đái dầm, hay rên rỉ khóc thét. Trẻ từ 6 đến 11 tuổi thì hay mất ngủ, gặp ác mộng, hoảng hốt trầm cảm. Trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì hỗn láo ương bướng, uống rượu hút thuốc hay nghĩ ngợi chuyện tự tử.

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương cảnh báo: Chọn sự sợ hãi để làm động lực cho trẻ vâng lời chúng ta thì chúng ta đã vô tình làm thương tổn, chấn thương tinh thần của các em. Nếu chúng ta dạy cho các em sự nghi kị đối với tất cả những người lạ thì  đứa trẻ khi lớn lên không có khả năng giao tiếp trong việc làm”.

Để bảo vệ trẻ trước những mối nguy hại, bố mẹ cần tạo nên sự tương tác, mối liên hệ mật thiết với xã hội và chính quyền để tìm ra những giải pháp hợp lý. Trong gia đình, bố mẹ cần xây dựng quy tắc, nội quy sinh hoạt và sinh hoạt ở học đường cho trẻ. Tạo nên nhóm các gia đình hỗ trợ nhau, các bà mẹ có thể thay phiên nhau chăm sóc chơi đùa với trẻ để bảo đảm cho trẻ có một môi trường học và chơi lành mạnh, an toàn; luôn có một mối liên hệ tốt với cảnh sát khu vực để nhờ họ hỗ trợ khi cần thiết. Và trên hết, bố mẹ hãy dành thời gian, kiên nhẫn giải thích cho trẻ những điều đúng, sai để thuyết phục trẻ tự nguyện nghe lời thay vì sử dụng biện pháp hù họa cực đoan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí quyết dạy con của cha mẹ thông thái
Bí quyết dạy con của cha mẹ thông thái

VOV.VN - Những bí quyết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh trở thành cha mẹ thông thái để yêu thương và dạy dỗ con đúng cách.

Bí quyết dạy con của cha mẹ thông thái

Bí quyết dạy con của cha mẹ thông thái

VOV.VN - Những bí quyết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh trở thành cha mẹ thông thái để yêu thương và dạy dỗ con đúng cách.

Cha dạy con gái cách chọn người yêu lý tưởng nhất
Cha dạy con gái cách chọn người yêu lý tưởng nhất

VOV.VN - Một người cha luôn mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp sẽ đến với con gái mình.

Cha dạy con gái cách chọn người yêu lý tưởng nhất

Cha dạy con gái cách chọn người yêu lý tưởng nhất

VOV.VN - Một người cha luôn mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp sẽ đến với con gái mình.

Thực hư clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội
Thực hư clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội

VOV.VN - Công an xã Đội Bình vừa cung cấp thông tin liên quan đến clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội xảy ra vào sáng 25/6.

Thực hư clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội

Thực hư clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội

VOV.VN - Công an xã Đội Bình vừa cung cấp thông tin liên quan đến clip tố người phụ nữ bắt cóc trẻ em ở Hà Nội xảy ra vào sáng 25/6.

8 điều mọi ông bố nên dạy con trai mỗi ngày
8 điều mọi ông bố nên dạy con trai mỗi ngày

VOV.VN - Không thể phủ nhận vai trò của mẹ trong việc chăm sóc con cái, nhưng có những điều các bố còn làm tốt hơn, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con trai. 

8 điều mọi ông bố nên dạy con trai mỗi ngày

8 điều mọi ông bố nên dạy con trai mỗi ngày

VOV.VN - Không thể phủ nhận vai trò của mẹ trong việc chăm sóc con cái, nhưng có những điều các bố còn làm tốt hơn, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con trai.