Dạy trẻ tự kỷ tra tấn như thời trung cổ: Có dấu hiệu phạm tội hình sự

Theo điều 110 bộ luật Hình sự, các giáo viên, bảo mẫu Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương có dấu hiệu phạm tội "hành hạ người khác" 

Luật sư Nguyễn Minh Thuận (Công ty luật Sài Gòn VN), khẳng định theo thông tin mà báo chí đã phản ánh thì các giáo viên, bảo mẫu Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương có dấu hiệu phạm tội "hành hạ người khác" được quy định tại điều 110 bộ luật Hình sự.

Điều luật này nêu rõ: “Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp như phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, hoặc phạm tội với nhiều người thì phạt tù từ 1 năm đến 3 năm”.

 Luật sư Thuận phân tích, theo điều luật thì tội phạm hoàn thành khi có 2 dấu hiệu là “các cháu bị đối xử tàn ác” và “các cháu bị lệ thuộc vào các giáo viên, bảo mẫu”.

“Với chứng cứ mà phóng viên ghi nhận thì dấu hiệu phạm tội này tương đối rõ”, luật sư Thuận khẳng định.

Ngoài ra, trong trường hợp nếu phát hiện các giáo viên, bảo mẫu hành hạ và gây thương tích cho trẻ thì hành vi đó có dấu hiệu phạm tội "cố ý gây thương tích” hoặc “gây tổn hại cho sức khỏe người khác" được quy định tại điều 104 bộ luật Hình sự.

Sáng 21/7, Kỳ Nam được bà nội đến đón về

Sáng qua (21/7) nhiều người thân của các em học sinh sau khi đọc báo đã vội vàng chạy lên trường đón con, cháu về nhà. Thương cảm nhất là trường hợp em Kỳ Nam (8 tuổi, quê Cần Đước, Long An). Khi Nam mới 2 tuổi, bố mẹ ly dị nên em ở với ông bà nội. “Mới sáng sớm đọc báo, lòng tôi quặn thắt, ruột gan như bị cắt khúc. Phải chắt chiu lắm tôi mới có đủ tiền gửi cháu vào trường nhưng không ngờ cháu lại bị đánh đập. Có lẽ do cháu ít biết nói nên chưa thể tự kể lại việc bị đánh”, bà Nga - bà nội Kỳ Nam rưng rức.

Bà Huệ, ở Đà Nẵng, mẹ của em Minh Sang uất nghẹn nói qua điện thoại: “Đọc xong bài báo, nhìn hình ảnh con bị hành hạ, ngược đãi, tôi rụng rời chân tay”. Theo chia sẻ của bà Huệ, Sang (11 tuổi) bị tự kỷ từ nhỏ. Gia đình gửi em vào trường chuyên biệt để nhờ chăm sóc, dạy dỗ với mong muốn em tiến bộ. Vợ chồng bà đã tìm hiểu nhiều trường và quyết định chọn trường này “vì cứ nghĩ đây là một ngôi trường tốt có thể yên tâm gửi con theo học”. Em Minh Sang vào học từ 13/7/2013, gia đình phải đóng 5 triệu đồng cơ sở vật chất, học phí cho mỗi tháng là 8 triệu đồng (nộp trước theo quý, tức 24 triệu đồng/quý). Bước sang năm 2014, trường lại thông báo phải đóng thêm 3 triệu đồng tiền cơ sở vật chất và 3 triệu đồng tiền khám sức khỏe định kỳ hằng tháng. Với số tiền này vợ chồng bà Huệ phải chấp nhận cảnh sống xa nhau, một người làm việc ở Đà Nẵng, một người làm việc ở Đồng Nai để có tiền đóng tiền học cho con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dạy trẻ tự kỷ như thời trung cổ: Buộc đóng cửa trường ngay lập tức
Dạy trẻ tự kỷ như thời trung cổ: Buộc đóng cửa trường ngay lập tức

Đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT TP.HCM và Q.Tân Bình đã đến Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương kiểm tra và buộc đóng cửa trường.

Dạy trẻ tự kỷ như thời trung cổ: Buộc đóng cửa trường ngay lập tức

Dạy trẻ tự kỷ như thời trung cổ: Buộc đóng cửa trường ngay lập tức

Đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT TP.HCM và Q.Tân Bình đã đến Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương kiểm tra và buộc đóng cửa trường.

Dạy trẻ tự kỷ như tra tấn thời trung cổ
Dạy trẻ tự kỷ như tra tấn thời trung cổ

Móc phơi đồ, dép, roi nhựa, khúc cây... được các bảo mẫu, giáo viên của Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương dùng để “chăm sóc”, dạy dỗ các em bị tự kỷ.

Dạy trẻ tự kỷ như tra tấn thời trung cổ

Dạy trẻ tự kỷ như tra tấn thời trung cổ

Móc phơi đồ, dép, roi nhựa, khúc cây... được các bảo mẫu, giáo viên của Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương dùng để “chăm sóc”, dạy dỗ các em bị tự kỷ.