Điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2016, Bộ Giáo dục nói gì?

VOV.VN -Việc điều chỉnh lịch xét tuyển đại học nhằm giúp thí sinh có thêm thời gian chọn trường và đăng ký, nộp hồ sơ vào trường đại học phù hợp.

Gần đến ngày công bố kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016, Bộ GD-ĐT bất ngờ điều chỉnh lịch xét tuyển đại học (ĐH) năm 2016.

Để giúp thí sinh hiểu rõ hơn vì sao Bộ GD-ĐT lại quyết định điều chỉnh lịch xét tuyển này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT).

PV: Thưa ông, vì sao Bộ GD-ĐT lại bất ngờ quyết định điều chỉnh lịch xét tuyển ĐH năm 2016?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Năm 2015 có bốn đợt xét tuyển ĐH, CĐ và một đợt xét tuyển CĐ. Trong đó, đợt 1 và đợt 2 có thời gian nhận hồ sơ xét tuyển là 20 ngày. Những đợt còn lại thời gian xét tuyển 15 ngày.

Thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi, trong đó 1 giấy dùng cho đợt xét tuyển 1 và ba giấy dùng để xét tuyển các nguyện vọng bổ sung.

Trong đợt 1, thí sinh được đăng ký xét tuyển vào một trường với bốn nguyện vọng. Bốn nguyện vọng xét bình đẳng như nhau. Nếu thí sinh nào đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không được đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo. Còn đối với xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh có thể đồng thời dùng 3 phiếu để nộp tối đa vào 3 trường. Trong quá trình đăng ký xét tuyển, thí sinh được rút hồ sơ hoặc thay đổi nguyện vọng.

Tuy nhiên, năm 2016, Bộ GD-ĐT có sự điều chỉnh thời gian đăng ký xét tuyển như sau: Thời gian đăng ký ở các đợt xét tuyển 12 ngày đợt 1 và 10 ngày ở các đợt bổ sung. Thí sinh lưu ý, trong các đợt xét tuyển, thí sinh không được rút lại hồ sơ đã nộp.

Lịch xét tuyển ĐH đợt 1 được tính từ ngày 1/8. Từ ngày 1 đến 12/8, thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển ĐH. Trước ngày 14/8, các trường ĐH phải công bố kết quả xét tuyển.

Thí sinh phải lưu ý là trong khoảng từ 15-19/8, thí sinh đã biết được mình trúng tuyển trường ĐH nào. Không chỉ thí sinh trúng tuyển 1 trường mà có thể một thí sinh trúng tuyển cả 2 trường nên phải nộp bản chính có dấu đỏ xác nhận kết quả điểm thi THPT Quốc gia vào 1 trường xác định mình sẽ nhập học.

Đợt 2 bắt đầu từ ngày 21 đến 31/8 là thời gian thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH. Trước ngày 4/9, các trường phải công bố kết quả của thí sinh đăng  ký vào trường mình. Trong thời gian từ ngày 4 đến 9/9, thí sinh phải nộp lại giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia bản chính cho trường mình xác định sẽ đăng ký học.

Việc điều chỉnh thời gian xét tuyển ĐH, CĐ với mục đích giảm bớt thời gian ở các bước xét tuyển và công bố kết quả ở trường, thời gian các trường chốt danh sách thí sinh. Đồng thời tăng thời gian để thí sinh quyết định chọn trường là 5 ngày để thí sinh cân nhắc cho việc chọn trường, ngành nghề phù hợp cũng như có thời gian lựa chọn các hình thức xét tuyển dựa trên việc đăng ký trực tuyến trên mạng Internet, di chuyển đến trường ĐH nộp hồ sơ hay gửi qua bưu điện…

PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

Chỉ được cấp 1 giấy kết quả và phải nộp vào trường dự định học

PV: Với những thay đổi về lịch xét tuyển ĐH, thí sinh cần lưu ý những gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Đối với việc xét tuyển vào đại học, thí sinh cần lưu ý là ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các em sẽ nhận được 1 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh không dùng giấy chứng nhận kết quả này để đăng ký xét tuyển mà dùng để nộp vào trường nhập học.

Để đăng ký xét tuyển, thí sinh không cần phải nộp hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ đăng ký xét tuyển như năm 2015 mà chỉ cần điền thông tin vào phiếu đăng ký xét tuyển và nộp phiếu này về các trường mà mình muốn học bằng hình thức đăng ký trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hay bằng một phương thức khác do trường ĐH quy định.

Trong đợt I, thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường ĐH. Mỗi trường tối đa là 2 ngành (nhóm ngành) theo số thứ tự ưu tiên được xếp từ 1 đến 2. Trong đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh được đăng ký tối đa là 3 trường. Mỗi trường tối đa là 2 ngành (nhóm ngành) theo số thứ tự ưu tiên được xếp từ 1 đến 2.

Ở mỗi đợt xét tuyển, sau khi đăng ký xét tuyển thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng của mình nữa. Vì vậy, các em phải lưu ý thật kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Do ngay từ đợt I, thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường ĐH nên sẽ có nhiều thí sinh có thể trúng tuyển cả 2 trường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng “thí sinh ảo” và gây khó khăn cho các trường. Chính vì vậy, Bộ đưa ra quy định: Sau khi các trường đại học công bố kết quả xét tuyển, thí sinh bắt buộc phải xác nhận là sẽ học ở trường nào bằng cách nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi vào trường đó. Những thí sinh không nộp sẽ được coi như không có nguyện vọng học và trường sẽ không gọi thí sinh đó vào nhập học.

Điểm đặc biệt lưu ý là, không chỉ thí sinh trúng tuyển cả 2 trường mà cả thí sinh trúng tuyển vào 1 trường vẫn phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi vào trường đại học. Điều này cũng là để giúp các trường đại học biết được chính xác số lượng thí sinh sẽ học tại trường mình cũng như biết được còn bao nhiêu chỉ tiêu để công bố cho đợt xét tuyển bổ sung.

Không được thay đổi nguyện vọng, phải tích vào trường ĐH thứ 2

PV: Để giảm thí sinh “ảo” và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đăng ký xét tuyển, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những giải pháp gì và thí sinh phải chấp hành các quy định đưa ra như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa: Công tác xét tuyển vào các trường đại học đã được rút kinh nghiệm từ những bất cập trong năm 2015. Nguyên nhân chính gây ra những bức xúc trong xét tuyển đợt 1 năm 2015 là thí sinh có thể rút-nộp hồ sơ và thay đổi nguyện vọng. Vì vậy, công tác xét tuyển ĐH năm 2016, Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT thay vì cho phép thí sinh được đăng ký vào 1 trường đại học như năm 2015. Năm 2016 thí sinh được đăng ký vào 2 trường đại học (ở đợt 1) và 3 trường ở các đợt xét tuyển bổ sung.

Tuy nhiên, khi thí sinh được đăng ký vào 2 hay 3 trường thì các trường đại học phải đối mặt với tình trạng thí sinh “ảo”. Nhằm hỗ trợ các trường giải quyết  vấn đề “thí sinh ảo”, Bộ GD-ĐT yêu cầu:

Thứ nhất, trong phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh phải điền tên trường đại học thứ 2 mà các em đăng ký xét tuyển. Dựa trên việc đăng ký này, các trường đại học có thể dự đoán được thí sinh sẽ học ở trường mình hay trường thứ 2. Đây là cơ sở quan trọng để các trường lọc thí sinh “ảo”.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT cũng cho phép các trường thành lập các nhóm xét tuyển. Về nguyên tắc, nhóm xét tuyển có lượng trường đại học tham gia đăng ký xét tuyển càng lớn thì việc lọc thí sinh “ảo” sẽ thuận lợi hơn.

Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm (GX), thí sinh có thể sử dụng số nguyện vọng được phép tối đa của từng đợt xét tuyển, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu đăng ký xét tuyển (mẫu được thiết kế cho nhóm GX). Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm (ví dụ trong đợt 1, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào 2, 3 hoặc 4 trường khác nhau trong nhóm nhưng mỗi trường không quá 2 nguyện vọng). Ngoài ra, thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển vào 1 trường trong nhóm và 1 trường ngoài nhóm GX.

Tuy nhiên, nếu thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm.

Nguyên tắc xét tuyển là nếu thí sinh trúng tuyển theo một nguyện vọng xếp trên thì sẽ không được xét các nguyện vọng sau nữa. Điểm chuẩn trúng tuyển vào một nhóm ngành chỉ căn cứ trên kết quả thi (đã tính quy đổi về điểm xét) của thí sinh và chỉ tiêu đã được ấn định, không phân biệt nguyện vọng ghi ở thứ tự nào (1, 2, 3 hay 4) giữa các thí sinh đã đăng ký vào nhóm ngành đó.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh đạt 10 Lý, 0 Toán: Cần nghiên cứu lại ra đề thi trắc nghiệm?
Thí sinh đạt 10 Lý, 0 Toán: Cần nghiên cứu lại ra đề thi trắc nghiệm?

VOV.VN-Việc thí sinh được điểm 10 môn Vật lý, 8 điểm Hóa học nhưng môn Toán lại có 0 điểm khiến chúng ta cần nghiên cứu lại việc ra đề thi trắc nghiệm.

Thí sinh đạt 10 Lý, 0 Toán: Cần nghiên cứu lại ra đề thi trắc nghiệm?

Thí sinh đạt 10 Lý, 0 Toán: Cần nghiên cứu lại ra đề thi trắc nghiệm?

VOV.VN-Việc thí sinh được điểm 10 môn Vật lý, 8 điểm Hóa học nhưng môn Toán lại có 0 điểm khiến chúng ta cần nghiên cứu lại việc ra đề thi trắc nghiệm.

Nữ sinh nghèo Hà Tĩnh đạt 28,05 điểm thi khối A
Nữ sinh nghèo Hà Tĩnh đạt 28,05 điểm thi khối A

Nữ sinh Phạm Thị Yến (SN 1997, trú tại thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh) đạt điểm môn Toán 9.25, Vật lý 9.4, Hóa học 9.4.

Nữ sinh nghèo Hà Tĩnh đạt 28,05 điểm thi khối A

Nữ sinh nghèo Hà Tĩnh đạt 28,05 điểm thi khối A

Nữ sinh Phạm Thị Yến (SN 1997, trú tại thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh) đạt điểm môn Toán 9.25, Vật lý 9.4, Hóa học 9.4.

Thí sinh điểm 10 Lý, 0 Toán nói "khoanh bừa đáp án và ngó bạn"
Thí sinh điểm 10 Lý, 0 Toán nói "khoanh bừa đáp án và ngó bạn"

Nam sinh Nguyễn Sỹ Hùng đạt điểm 10 môn Vật lý nhưng điểm 0 môn Toán nói để giấy trắng môn Toán còn môn Vật lý “khoanh bừa và ngó bạn”.

Thí sinh điểm 10 Lý, 0 Toán nói "khoanh bừa đáp án và ngó bạn"

Thí sinh điểm 10 Lý, 0 Toán nói "khoanh bừa đáp án và ngó bạn"

Nam sinh Nguyễn Sỹ Hùng đạt điểm 10 môn Vật lý nhưng điểm 0 môn Toán nói để giấy trắng môn Toán còn môn Vật lý “khoanh bừa và ngó bạn”.

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an
Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

VOV.VN - Điểm chuẩn của các trường khối công an có thể tăng.Việc thẩm tra lý lịch của thí sinh sẽ được kết luận trước khi nộp hồ sơ xét tuyển về trường.

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

VOV.VN - Điểm chuẩn của các trường khối công an có thể tăng.Việc thẩm tra lý lịch của thí sinh sẽ được kết luận trước khi nộp hồ sơ xét tuyển về trường.

Điểm chuẩn, phổ điểm thay đổi: Thí sinh nên chọn trường, ngành nào?
Điểm chuẩn, phổ điểm thay đổi: Thí sinh nên chọn trường, ngành nào?

VOV.VN - Dự kiến điểm sàn, điểm chuẩn, phổ điểm thi THPT Quốc gia sẽ có sự thay đổi nên thí sinh cần cân nhắc chọn trường trước khi đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

Điểm chuẩn, phổ điểm thay đổi: Thí sinh nên chọn trường, ngành nào?

Điểm chuẩn, phổ điểm thay đổi: Thí sinh nên chọn trường, ngành nào?

VOV.VN - Dự kiến điểm sàn, điểm chuẩn, phổ điểm thi THPT Quốc gia sẽ có sự thay đổi nên thí sinh cần cân nhắc chọn trường trước khi đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

Có điểm thi, thí sinh vẫn “rối” khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển
Có điểm thi, thí sinh vẫn “rối” khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển

VOV.VN - Nhiều thí sinh vẫn bối rối trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp và có khả năng trúng tuyển cao.

Có điểm thi, thí sinh vẫn “rối” khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển

Có điểm thi, thí sinh vẫn “rối” khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển

VOV.VN - Nhiều thí sinh vẫn bối rối trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp và có khả năng trúng tuyển cao.