Học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương

(VOV)- Theo quy định mới, nhà giáo được phong hàm GS thì được bổ nhiệm vào ngạch GS– giảng viên cao cấp…

Ngày 27/4/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2012 sửa đổi, bổ sung một số của Quyết định 174/2008 “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư”. Theo đó, học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương.

Học hàm đi liền với quyền lợi

Theo quy định cũ, học hàm PGS và GS không đi cùng với chế độ đãi ngộ, mà chủ yếu mang ý nghĩa thể hiện sự kính trọng và danh dự đối với những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và công tác đào tạo ở các trường đại học. Cụ thể, theo Quyết định 174 ban hành năm 2008, các PGS và GS khi được bổ nhiệm không có quyền lợi về ngạch công chức và tiền lương theo chức danh.  

Theo thông tin từ Bộ GDĐT, sau Quyết định 20/2012 của Thủ tướng Chính phủ, một số PGS được bổ nhiệm từ năm 2009 – 2011 đã được hưởng chế độ mới về tiền lương. Tuy nhiên, các GS được bổ nhiệm chức danh đến nay vẫn chưa được bổ nhiệm vào ngạch viên chức và xếp lương theo chức danh.

Theo quy định mới, nhà giáo được phong hàm giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp và được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc  so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng, trường hợp đã hưởng lương ở ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp thì được xếp lên một bậc lương liền kề.

Tuy nhiên, quy định mới này, cho đến nay nhiều PGS và GS cũng mới chỉ là… nghe vậy. PGS – TS Phạm Trung Kiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Quy định thì như vậy nhưng đến nay vẫn chưa thấy thực hiện, mà không rõ còn vướng mắc ở khâu nào. Hiện nay tỷ lệ GS chỉ chiếm khoảng 1%, và PGS chiếm gần 5% trong tổng số các giảng viên Đại học. Chế độ đãi ngộ như vậy là chậm”.

Quyết định mới về “tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” cũng quy định về trường hợp những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục Đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở giáo dục Đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao, được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài. Điều này theo ban soạn thảo là sẽ góp phần hạn chế việc phong hàm GS, PGS cho những người không làm công tác giảng dạy trong các trường Đại học, mà chỉ đăng ký giảng dạy thêm ở một số trường Đại học, và có bài đăng trên các tạp chí trong nước để hợp thức hóa tiêu chuẩn.

Ví dụ điển hình nhất tương ứng với quy định những người không làm việc ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập nếu được phong hàm PGS, GS thì phải có có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc, có thể kể đến trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu. Với Giải thưởng Toán học cao quý Field, ông đã được đặc cách phong hàm Giáo sư của Việt Nam. Như vậy, với những quy định mới, nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam giảng dạy, hệ số lương của ông có thể được xếp ngay từ bậc 1, ngạch giảng viên lên bậc 2, ngạch  giảng viên cao cấp, nghĩa là từ bậc 2,34 lên 6,56 – tương đương với 6.888.000 đồng/tháng.

Nhiều cơ hội được bổ nhiệm GS, PGS hơn cho các nghệ sĩ

Một quy định mới chắc chắn là tin vui với những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đó là, đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật chưa đào tạo trình độ tiến sĩ, thì học hàm PGS, GS có thể được trao cho những người có công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc là có sinh viên do nhà giáo trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.

Theo NSƯT Hà Mạnh Chung, PGĐ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, quy định này khiến nhiều nghệ sĩ đỡ bị thiệt thòi: “Với những người làm nghệ thuật thì nhiều khi thành quả biểu diễn, sáng tác có thể tỏa sáng theo tài năng và thường có trước khi có bằng TS, quy định mới này sẽ phù hợp hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về cuốn tiểu thuyết toán học
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về cuốn tiểu thuyết toán học

(VOV) -Nội dung của cuốn tiểu thuyết nói về toán học nhưng được thể hiện bằng ngôn ngữ văn chương dễ hiểu

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về cuốn tiểu thuyết toán học

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về cuốn tiểu thuyết toán học

(VOV) -Nội dung của cuốn tiểu thuyết nói về toán học nhưng được thể hiện bằng ngôn ngữ văn chương dễ hiểu

GS Văn Như Cương: "Tự học là phương pháp  tốt nhất"
GS Văn Như Cương: "Tự học là phương pháp tốt nhất"

(VOV) - "Tự học là phương pháp  tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vũng kiến thức và linh hoạt áp dụng".

GS Văn Như Cương: "Tự học là phương pháp  tốt nhất"

GS Văn Như Cương: "Tự học là phương pháp tốt nhất"

(VOV) - "Tự học là phương pháp  tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vũng kiến thức và linh hoạt áp dụng".

GS Ngô Bảo Châu bắt đầu giảng bài tại Viện Toán
GS Ngô Bảo Châu bắt đầu giảng bài tại Viện Toán

GS Ngô Bảo Châu có bài giảng đầu tiên Định lý về sự phân bố của các số nguyên tố.

GS Ngô Bảo Châu bắt đầu giảng bài tại Viện Toán

GS Ngô Bảo Châu bắt đầu giảng bài tại Viện Toán

GS Ngô Bảo Châu có bài giảng đầu tiên Định lý về sự phân bố của các số nguyên tố.