Học sinh stress, tự tử, cắt tay vì bị bắt nạt trực tuyến

VOV.VN - Bắt nạt trực tuyến là một hình thức mới của bắt nạt, thực hiện trên môi trường internet ngày càng trở nên phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học “Chương trình can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học” diễn ra hôm nay (2/1/2019) tại ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Theo thông tin tại hội thảo, các nghiên cứu thế giới cho thấy, vấn đề bắt nạt trực tuyến được xem như vấn đề phổ biến của thanh niên khi sử dụng internet và các phương tiện công nghệ mang tính toàn cầu.

Những lời nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm trên môi trường ảo có thể gây ra những tổn thương thực. (Ảnh minh họa. Nguồn: KT)

Nghiên cứu của Bottino và cộng sự năm 2015 cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ bắt nạt trực tuyến trên thế giới dao động từ khoảng 6,5%-35,4%. Tại Việt Nam, qua 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến ở học sinh Việt Nam từ năm 2015 đến nay của trường ĐH Giáo dục với trên 5.000 học sinh, giáo viên, chuyên gia, cho thấy, có 24% tổng số học sinh THCS và THPT là nạn nhân của ít nhất 1 hình thức bắt nạt trực tuyến.

Đến năm 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%. Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia vào bắt nạt trực tuyến với các vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

PGS.TS Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục lo ngại khi số học sinh vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm đang có chiều hướng gia tăng, điều này cũng cho thấy rằng, khi môi trường học đường không còn an toàn. Nhiều học sinh sau khi bị bắt nạt trực tiếp, về nhà, các em vẫn bị các đối tượng này bắt nạt trên môi trường mạng. Những học sinh này sẽ có xu hướng giận cá chém thớt và đi bắt nạt những người khác qua hình thức trực tuyến.

Qua quá trình tư vấn tâm lý cho các học sinh từng là nạn nhân của nạn bắt nạt học đường, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, nhiều trường trường vì quá sức chịu đựng, học sinh đã có những hành vi tự hủy hoại bản thân mình. “Việc bắt nạt đôi khi chỉ đơn giả là chê bai, giễu cợt về ngoại hình quá béo của một nữ sinh, nhưng cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Một nữ sinh rơi vào hoàn cảnh này đã từng nghĩ đến việc ăn kiêng, khi lỡ ăn thứ gì đó, em ấy tìm mọi cách để móc họng bằng được, vận động mạnh để tiêu hao năng lượng, tiêu cực hơn là nghĩ đến tự tử và đã cắt tay để mất máu. Nhưng khi phụ huynh đưa em đến gặp chuyên gia tâm lý, lại chỉ lo ngại về vấn đề con tự tử, mà không quan tâm đến việc con đã bị chế nhạo ra sao, bắt nạt thế nào để dẫn đến tình trạng này”, ông Nam kể.

Một ví dụ điển hình khác được bà Nguyễn Hồng Kiên, ĐH Giáo dục đưa ra về bắt nạt trực tuyến chính là việc một học sinh lớp 8 ở Khánh Hòa đăng status nếu có 1.000 người like thì sẽ đốt trường.

“Khi đến trường tìm hiểu, chúng tôi đã rất chú ý đến diễn biến tâm lý của trẻ. Lúc đầu em đó chỉ nhằm giật tít câu like, gây sự chú ý mà chưa nhận thức được hành vi. Sau đó, học sinh này bị bắt nạt, bị dân mạng ép phải đốt trường nếu không sẽ hẹn để đánh hội đồng. Em sợ hãi, không nói được với bạn bè, bố mẹ, thầy cô.

Áp lực của dân mạng, em buộc đi mua xăng đốt trường. Khi học sinh này đang đổ xăng ở phòng y tế, thì bảo vệ và giáo viên phát hiện, báo công an. Rất may là đến ngăn ngừa kịp, em đã bị bỏng và sốc tâm lý”, bà Kiên cho biết.

Theo Ths Tâm lý Vũ Thu Hà, nếu như các hình thức bắt nạt trực tiếp có sự hỗ trợ và can thiệp của thầy cô, thì bắt nạt trực tuyến lại diễn ra nhiều hơn, âm thầm mà giáo viên và phụ huynh không thể kiểm soát. Chỉ đến khi trẻ có những biểu hiện sau khi quá mức chịu đựng như trầm cảm, lo âu, bố mẹ mới có thể phát hiện. Những trẻ bị bắt nạt thường có tâm lý mất tự tin, thu mình, giới hạn các mối quan hệ, thậm chí có thể có những hành động gây nguy hiểm cho bản thân.

Từng có nhiều kinh nghiệm trong tham vấn tâm lý học đường, Ths Thu Hà cho biết, đôi khi chính những nạn nhân của bắt nạt học đường cũng không nhận được sự tin tưởng của bố mẹ và thầy cô. “Người lớn thường nghĩ rằng, các em có thể đã làm gì đó để dẫn đến hậu quả như vậy. Về phía những học sinh đi bắt nạt, thường có tâm lý dùng cách này để thể hiện quyền lực của mình. Cả 2 đối tượng này đều cần sự hỗ trợ”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo Ths tâm lý Vũ Thu Hà các chương trình mang tính phòng ngừa nạn bắt nạt học đường hiện nay tại các trường học còn rất hạn chế.  Để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả của bắt nạt trực tuyến nói riêng và bắt nạt học đường nói chung, gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa. “Bố mẹ nên chú ý xem con có những dấu hiệu bất thường để can thiệp, giúp đỡ. Khi trẻ chán học, uể oải, than phiền, sợ hãi… bố mẹ cần tìm cách chia sẻ với con hoặc khuyến khích con đến gặp chuyên gia tâm lý. Giáo viên cũng có thể trao đổi với học sinh, nói chuyện một cách tình cảm, để các con cảm thấy tin tưởng và được tin tưởng, từ đó thoải mái chia sẻ câu chuyện của mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ và thầy cô cũng cần nói cho trẻ hiểu thế nào là bắt nạt trực tuyến, sự phê phán, chỉ trích ra sao thì coi là bắt nạt, những gì nên làm và không nên làm trong môi trường mạng”, Ths Vũ Thu Hà lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?
Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

VOV.VN -Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh từ lâu gần như bỏ ngỏ trong nhà trường. Nếu có chỉ là những dự án nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyên nghiệp.

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

Bạo lực học đường gia tăng: Tư vấn tâm lý cho học sinh còn bỏ ngỏ?

VOV.VN -Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh từ lâu gần như bỏ ngỏ trong nhà trường. Nếu có chỉ là những dự án nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyên nghiệp.

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?
Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

Bạo lực học đường: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

VOV.VN -  Bạo lực trong trường học, câu chuyện không mới, nhưng lại luôn là vấn đề nóng đối với xã hội và hiện chưa có giải pháp để giải quyết triệt để.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng
Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường
Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

VOV.VN - Bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thiếu niên. Ước tính mỗi năm có tới 246 triệu trẻ em bị bạo lực ở trường học.

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

Hàng năm, thế giới có 246 triệu trẻ em bị bạo lực học đường

VOV.VN - Bạo lực giới trong trường học đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thiếu niên. Ước tính mỗi năm có tới 246 triệu trẻ em bị bạo lực ở trường học.

Bé trai 10 tuổi nuốt 9 viên bi: Có hay không bạo lực học đường?
Bé trai 10 tuổi nuốt 9 viên bi: Có hay không bạo lực học đường?

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc, trên mạng xã hội cho rằng việc này có bạo lực học đường. Vậy liệu sự việc có đúng như đồn đoán của dư luận hay không? 

Bé trai 10 tuổi nuốt 9 viên bi: Có hay không bạo lực học đường?

Bé trai 10 tuổi nuốt 9 viên bi: Có hay không bạo lực học đường?

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc, trên mạng xã hội cho rằng việc này có bạo lực học đường. Vậy liệu sự việc có đúng như đồn đoán của dư luận hay không? 

Phương thuốc trị “bệnh” bạo lực học đường
Phương thuốc trị “bệnh” bạo lực học đường

VOV.VN -Đã đến lúc cần có thái độ và hành động quyết liệt trước tình trạng bạo lực mang khuôn mặt ngày càng “trẻ hóa” ở lứa tuổi học đường.

Phương thuốc trị “bệnh” bạo lực học đường

Phương thuốc trị “bệnh” bạo lực học đường

VOV.VN -Đã đến lúc cần có thái độ và hành động quyết liệt trước tình trạng bạo lực mang khuôn mặt ngày càng “trẻ hóa” ở lứa tuổi học đường.