Khổ vô cùng vì các cuộc thi giáo viên dạy giỏi!

VOV.VN - Không nên bắt ép giáo viên, không nên giao chỉ tiêu cho các trường mỗi trường cử 2- 3 giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi

LTS: VOV.VN nhận được những lời tâm sự sau của một bạn đọc làm nghề giáo viên. Chúng tôi đăng tải và rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của các nhà giáo. 

Ngày còn bé, nhìn thấy các thầy cô giáo, tôi thấy như thần tượng. Tôi đã mơ ước sau này mình trở thành giáo viên. Ước mơ của tôi đã trở thành sự thật.

Từ khi bắt đầu đi học cho đến khi học xong sư phạm chúng tôi đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi. Cử tưởng thế là thoát được gánh nặng thi rồi. Tôi đã nhầm, trong quá trình dạy học, hàng năm vẫn phải tham nhiều cuộc thi. Chắc chắn phải thi cho đến lúc về hưu vẫn chưa tha.

ảnh: Báo Tuổi trẻ
Giấc mơ trở thành giáo viên của chúng tôi bây giờ trở thành sức ép tâm lí quá lớn. Lương giáo viên rất thấp, ai cũng biết điều đó. Chúng tôi làm việc rất vất vả. Cả ngày dạy ở trường, ra khỏi lớp bài giảng còn nhiều trăn trở. Tối về lại phải vật lộn với đống công việc: nào soạn bài, chấm bài, làm kế hoạch môn, kế hoạch các nhân, sổ tích lũy, sổ chuyên đề, sổ chủ nhiệm, sổ tay lên lớp, giáo án dạy đội tuyển, sổ điểm cá nhân, vào điểm học bạ, phê học bạ, nhận xét học sinh…

Không những thế, chúng tôi liên tục bị các cấp lãnh đạo thanh tra kiểm tra. Mặc dù chúng tôi rất nhiệt tình với công việc nhưng vẫn bị kiểm tra, thanh tra giờ dạy. Tôi xin kể cho các đồng chí nghe: Ở trường một năm bình quân mỗi giáo viên được nhà trường lên kế hoạch kiểm tra 3 lần, 1 lần kiểm tra toàn diện giáo viên phải chuẩn bị 2 tiết dạy để lãnh đạo trường kiểm tra, 2 lần kiểm tra chuyên đề, mỗi lần dạy dự giờ 1 tiết, không những thế chúng tôi phải hoàn thành một gánh hồ sơ sổ sách. Quá vất vả, nhiêu khê làm gì còn thời gian chuẩn bị giáo án.

Lãnh đạo liên tục đi kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước. Không những trường kiểm tra, còn bị phòng thanh tra. Hàng năm phòng giáo dục vẫn liên tục về thanh tra các trường. Mỗi giáo viên bị thanh tra phải chuẩn bị 2 tiết dự giờ cùng với hàng gánh hồ sơ sổ sách. Giáo viên chúng tôi trở thành những tội đồ, liên tục bị soi mói, bới lông tìm vết... Hết phòng thanh tra rồi lại đến sở thanh tra, bộ thanh tra. Giáo viên chúng tôi quá căng thẳng, ăn không ngon ngủ không yên.

Không chỉ dừng ở đó, mỗi năm chúng tôi bắt buộc phải tham gia thao giảng (thi giảng) ở trường nhiều đợt. Thứ nhất, để chào mừng này nhà giáo Việt Nam, chúng tôi vô cùng vất vả. Mỗi giáo viên phải thi giảng 1 tiết. Tôi nghĩ, ngày 20/11: là ngày cả xã hội tôn vinh biết ơn các thầy cô giáo đã có công dạy dỗ các thế hệ học trò. Cứ tưởng đến ngày Nhà giáo Việt Nam, các giáo viên sung sướng được nhận nhiều phần thưởng, nhưng thật ra phải chịu nhiều áp lực, nhất là áp lực tâm lí lo lắng để chuẩn bị tiết dạy. Không có một giáo viên nào muốn tham gia thi giảng.

Hết thi giảng chào mừng 20/11, rồi thi giảng mừng Đảng mừng xuân, chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3. Giáo viên nữ còn phải tham gia thi giảng chào mừng ngay phụ nữ Việt Nam, rồi ngày 8/3. Thật sự giáo viên quá căng thẳng và đau đầu.

Không chỉ sức ép các cuộc thi của giáo viên mà các cuộc thi của học sinh giỏi cũng gây nhiều phiền toái cho giáo viên. Hàng năm học sinh cũng phải tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp hyện rồi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Để các em làm bài tốt thì các giáo viên phải ôn luyện ngày đêm cho một số em đi thi. Giáo viên phụ trách các đội tuyển ngày đêm trăn trở lo lắng cho các em đội tuyển của mình.

Các cuộc thi ganh đua quyết liệt không tránh khỏi những tiêu cực và hình thức. Giáo viên là người chịu sức ép quá lớn từ các cuộc thi học sinh giỏi. Nếu học sinh được giải thì được khen ngợi, ca tụng, vỗ tay trong các cuộc họp, ngược lại nếu không được giải thì bị cấp trên phê bình.

Chúng tôi xin gửi tới các cấp quản lí giáo dục những trăn trở, những áp lực, sức ép mà giáo viên chúng tôi đang phải gánh chịu bao năm nay mà không dám kêu than. Một năm học, giáo dục tổ chức rất nhiều cuộc thi: thi giáo viên giỏi các cấp: cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Chưa xong, lại thi giáo viên chủ nhiệm giỏi. Chưa đủ, tiếp tục thi thư viện đồ dùng giỏi. Vẫn chưa dừng lại còn phải tham gia thi tổng phụ trách giỏi, giáo viên quản lí giỏi, giáo viên văn nghệ giỏi… Quá mệt mỏi về thể xác, cực hình về tinh thần, căng thẳng về tâm lí. Chẳng giáo viên nào sung sướng khi phải thi giảng.

Theo tôi không nên bắt ép giáo viên phải tham gia thi giáo viên giỏi, không nên giao chỉ tiêu cho các trường mỗi trường cử 2- 3 giáo viên đi thi. Chúng ta đang sống trong xã hội công bằng dân chủ, tại sao lại bắt ép giáo viên phải tham gia, mặc dù họ không muốn. Cần phải tôn trọng tinh thần tự nguyện của giáo viên.

Giáo viên nào cũng ngại tham gia các cuộc thi đa giỏi trên. Mỗi lần tham gia phải chịu sức ép quá lớn từ nhiều phía. Giáo viên phải thức khuya dậy sớm để làm sáng kiến kinh nghiệm, công việc nhà bê trễ để có thời gian chuẩn bị giáo án, thiết kế bài để diễn, rồi phải dạy thử, tập đi tập lại đến nỗi bỏ bê cả công việc giảng dạy để đầu tư cho đi thi giáo viên giỏi. Trong thời gian tham gia thi từ lí thuyết đến thức hành, công việc giảng dạy của mình phải bàn giao cho giáo viên khác dạy hộ, nếu không dạy được thì trông lớp cho giáo viên đi thi. Các em học sinh của mình không được học, bài vở chểnh mảng. Thật sự quá hình thức, chẳng đem lại kết quả gì!

Chế độ thi cử thế nào mà học sinh chỉ học những môn phục vụ cho thi cử của chính bản thân, dẫn tới hiện tượng nắm kiến thức lệch lạc, không toàn diện trái với nghị quyết của Đảng. Học sinh chọn thi Đại học khối A thì không học các môn khối khác nhất là môn khoa học xã hội. Phần lớn học sinh sinh viên ra trường không có việc làm, không xin được việc. Nếu muốn xin vào Nhà nước thì vô cùng cực khổ. Đa số sinh viên ra trường phải làm trái ngành nghề. Như vậy, lãng phí quá lớn tiền của xã hội và gia đình.

Giáo viên hợp đồng lương một tháng chỉ đủ mua cho con 2 hộp sữa bình dân. Nhìn thấy các ngành thưởng Tết mà không bao giờ dám mơ tới. Chúng tôi chưa bao giờ được Bộ, Sở hoặc phòng quan tâm thưởng Tết. Thanh tra, kiểm tra liên tục nhưng chất lượng giáo dục ngày càng thua xa các nước trên thế giới. Tôi nghĩ muốn đánh giá được giáo viên dạy giỏi hay không thì cần phải xem kết quả đầu ra thế nào. Kết quả đó chính là kết quả của học trò và cha mẹ các em đánh giá. Chỉ nhìn vào các tiết thi giảng thì chưa nói lên điều gì. Các tiết này được chuẩn bị công phu để diễn thôi, đâu có phải là thật đâu, mang tính chất hình thức, không hiệu quả.

Kết quả của các cuộc thi chỉ là hình thức, gây tốn kém láng phí tiền của, không đem lại kết quả gì, càng gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Tôi mong rằng các cấp quản lí giáo dục và những người có chức trách cần suy nghĩ và có giải pháp hiệu quả!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hôm nay, Hà Nội khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12
Hôm nay, Hà Nội khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12

VOV.VN - Việc khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12 nhằm giúp cho việc ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia ở các trường được tốt hơn.

Hôm nay, Hà Nội khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12

Hôm nay, Hà Nội khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12

VOV.VN - Việc khảo sát trình độ, năng lực của học sinh lớp 12 nhằm giúp cho việc ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia ở các trường được tốt hơn.

Tuyển sinh vào 10: Học sinh không thi phải có đơn của phụ huynh
Tuyển sinh vào 10: Học sinh không thi phải có đơn của phụ huynh

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, trường hợp không đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT, phải có đơn tự nguyện của cha mẹ học sinh.

Tuyển sinh vào 10: Học sinh không thi phải có đơn của phụ huynh

Tuyển sinh vào 10: Học sinh không thi phải có đơn của phụ huynh

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, trường hợp không đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT, phải có đơn tự nguyện của cha mẹ học sinh.

Tăng lương giáo viên và đối tượng được ưu tiên: Bộ Giáo dục nói gì?
Tăng lương giáo viên và đối tượng được ưu tiên: Bộ Giáo dục nói gì?

VOV.VN- Việc tăng lương cho giáo viên nên ưu tiên cho người giỏi và những người có mức lương thấp mà lại làm những công việc tương đối nặng nhọc.

Tăng lương giáo viên và đối tượng được ưu tiên: Bộ Giáo dục nói gì?

Tăng lương giáo viên và đối tượng được ưu tiên: Bộ Giáo dục nói gì?

VOV.VN- Việc tăng lương cho giáo viên nên ưu tiên cho người giỏi và những người có mức lương thấp mà lại làm những công việc tương đối nặng nhọc.

Tăng lương cho “người giỏi”: Có thu hút được nguồn lực cho giảng dạy?
Tăng lương cho “người giỏi”: Có thu hút được nguồn lực cho giảng dạy?

VOV.VN - Tăng lương và chế độ đãi ngộ cho “người giỏi” liệu có thu hút họ chuyên tâm vào công tác giảng dạy đang là bài toán khó đối với các trường ĐH, CĐ.

Tăng lương cho “người giỏi”: Có thu hút được nguồn lực cho giảng dạy?

Tăng lương cho “người giỏi”: Có thu hút được nguồn lực cho giảng dạy?

VOV.VN - Tăng lương và chế độ đãi ngộ cho “người giỏi” liệu có thu hút họ chuyên tâm vào công tác giảng dạy đang là bài toán khó đối với các trường ĐH, CĐ.