Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp kỷ niệm 60 năm thành lập

VOV.VN -Khoa Ngữ Văn trước đây và hai khoa ngày nay là một trong những cơ sở nghiên cứu và đào tạo lớn nhất của Việt Nam về Văn học và Ngôn ngữ học.

Sáng nay (20/11), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học (trường Đại học Quốc gia Hà Nội ) tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ văn trường đại học Tổng hợp (trước đây) 1956-2016; 20 năm thành lập khoa Văn học và khoa Ngôn Ngữ - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ và hàng trăm đại biểu thuộc các thế hệ giảng viên, sinh viên về dự. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng.

Chỉ hơn một tháng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 45, thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đào tạo giáo sư văn khoa ban trung học và nâng cao nền khoa học nhân văn cho xứng với một nước độc lập và theo kịp bước các nước tiên tiến. Tháng 9/1956, khóa sinh viên đầu tiên của khoa Ngữ văn (trên cơ sở của Đại học Văn khoa) dự lễ khai giảng đầu tiên của của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các thế hệ cựu sinh viên khoa Văn chụp ảnh lưu niệm
Ngày 10/12/1993, theo yêu cầu đổi mới đại học, Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội dựa trên sự kết hợp của ba trường đại học lớn: Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ra đời. Chỉ ba năm sau, tháng 6/1996, khoa Ngôn Ngữ chính thức tách ra từ khoa Ngữ Văn. Khoa Ngữ Văn từ thời điểm cũng mang cái tên mới là khoa Văn học.    

 
Từ đó đến nay đã hơn 60 năm, 120 học kỳ đã trải qua, với bao nỗ lực của các thế hệ thầy cô, khoa Ngữ văn (hiện nay là khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ) đã có những đóng góp to lớn, đáng tự hào trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn. Khoa Ngữ Văn trước đây và hai khoa ngày nay là một trong những cơ sở nghiên cứu và đào tạo lớn nhất của Việt nam về Văn học và Ngôn ngữ học.

Trong suốt thời kỳ phát triển ngành Ngữ văn từ năm 1956 đến 1993, dù với vô vàn khó khăn, khoa Ngữ Văn đã đào tạo hàng ngàn sinh viên bậc cử nhân, hàng trăm sinh viên bậc cao học và tiến sĩ, đã và đang làm việc ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các nhà xuất bản, các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh - truyền hình, các cơ quan văn hoá - nghệ thuật ở trung ương và địa phương… Trong số đó, nhiều người đã trở thành giảng viên, giáo sư, các nhà khoa học, nhà báo nổi tiếng, có uy tín nghiệp vụ, uy tín khoa học.

Trong số gần 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có gần 100 nhà văn trưởng thành từ Khoa Văn học ... Nhiều cựu sinh viên của khoa đã và đang giữ những trọng trách quan trọng của đất nước, là những nhân vật chính trị - khoa học – văn hóa nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội như: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Biên tập báo Nhân dân - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ và nhiều cán bộ, nhân sĩ trí thức khác... 

Niềm tự hào một thời được là sinh viên Tổng hợp Văn, được là học trò của nhiều thế hệ các thầy cô giáo hàng đầu trong ngành nghiên cứu Ngữ Văn thời ấy, chị Nguyễn Thị Thu, cựu sinh viên khoa 46 Sư phạm Ngữ văn về dự kỷ niệm xúc động bày tỏ: “Tôi tràn đầy cảm xúc và khi được gặp các thầy cô yêu dấu của mình, niềm xúc động lại trào dâng. Hơn 10 năm qua, mỗi khi gặp lại được các thầy, cô giáo của mình , tôi không thể nào quên được những cảm xúc ngày đầu tiên được học các thầy cô, được học dưới mái trường này. Tôi mong cơ sở vật chất, các giảng đường ngày một khang trang hơn nữa để bắt kịp được với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước”./.    

Giáo viên mong sống được bằng lương

VOV.VN - Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyền hình trực tiếp: “Ngày Thầy Trò”
Truyền hình trực tiếp: “Ngày Thầy Trò”

VOV.VN - Đây là chương trình truyền hình quy mô lớn, với mục tiêu đề cao đạo nghĩa thầy trò, tinh thần hiếu học, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”…

Truyền hình trực tiếp: “Ngày Thầy Trò”

Truyền hình trực tiếp: “Ngày Thầy Trò”

VOV.VN - Đây là chương trình truyền hình quy mô lớn, với mục tiêu đề cao đạo nghĩa thầy trò, tinh thần hiếu học, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”…

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản
Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

VOV.VN - Đi bộ hàng chục cây số, chia sẻ cuộc sống thiếu thốn với người dân là những việc làm hết sức bình thường của những người giáo viên bám bản.

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

Ảnh: Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

VOV.VN - Đi bộ hàng chục cây số, chia sẻ cuộc sống thiếu thốn với người dân là những việc làm hết sức bình thường của những người giáo viên bám bản.

Tâm sự của các nhà giáo Đại biểu Quốc hội
Tâm sự của các nhà giáo Đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Nhà giáo ưu tú Hoàng Văn Cường:  Bí quyết để học sinh quý mến là phải  tâm huyết, truyền đạt hết những kiến thức quý giá cho các em.

Tâm sự của các nhà giáo Đại biểu Quốc hội

Tâm sự của các nhà giáo Đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Nhà giáo ưu tú Hoàng Văn Cường:  Bí quyết để học sinh quý mến là phải  tâm huyết, truyền đạt hết những kiến thức quý giá cho các em.

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa
Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

VOV.VN -Nung nấu muốn đem “con chữ” tới những vùng miền khó khăn nhất, thầy giáo Lê Xuân Quyết đã tình nguyện viết đơn xin dạy học ở huyện đảo Trường Sa...

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

Thầy giáo 9X tình nguyện viết đơn xin dạy học ở Trường Sa

VOV.VN -Nung nấu muốn đem “con chữ” tới những vùng miền khó khăn nhất, thầy giáo Lê Xuân Quyết đã tình nguyện viết đơn xin dạy học ở huyện đảo Trường Sa...

Giáo viên mong sống được bằng lương
Giáo viên mong sống được bằng lương

VOV.VN - Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.

Giáo viên mong sống được bằng lương

Giáo viên mong sống được bằng lương

VOV.VN - Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.

Người thắp lửa cho lớp học Niềm Vui
Người thắp lửa cho lớp học Niềm Vui

VOV.VN - Lớp học Ngữ văn miễn phí mang tên Niềm Vui của cô Lê Nam Ninh luôn mở cửa chào đón những học sinh nghèo, yêu thích Văn học. 

Người thắp lửa cho lớp học Niềm Vui

Người thắp lửa cho lớp học Niềm Vui

VOV.VN - Lớp học Ngữ văn miễn phí mang tên Niềm Vui của cô Lê Nam Ninh luôn mở cửa chào đón những học sinh nghèo, yêu thích Văn học.