Lạm thu đầu năm học: Chuyện không mới nhưng khó giải quyết

VOV.VN -  Lạm thu đầu năm học là câu chuyện không mới, được nhiều người ví như sự việc “đến hẹn lại lên”. 

Từ nhiều năm qua, dù ngành chức năng đã có nhiều văn bản quy định rõ những khoản nhà trường được thu và có kiểm tra, giám sát, nhưng tình trạng lạm thu vẫn tái diễn núp dưới tên gọi “tự nguyện”, “thỏa thuận” hoặc “xã hội hóa”.

Vẫn có hàng loạt các khoản thu bất hợp lý đầu năm học. (Ảnh minh họa. Nguồn: KT)

Ngày 11/9, UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Hữu Đạt, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Tân vì nhà trường có nhiều khoản thu ngoài quy định. Trước đó, trên diễn đàn xã hội xuất hiện ảnh chụp thông báo các khoản thu đầu năm được ghi là của Trường THCS Minh Tân gồm 20 khoản với tổng số tiền hơn 9 triệu đồng.

Qua kiểm tra cho thấy có 18 khoản thu trùng khớp trong 20 khoản của tờ thông báo trên mạng xã hội. Còn tại trường Tiểu học Đặng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, năm học 2017-2018 các phụ huynh cũng kêu than về các loại phí phải đóng đầu năm học. Cụ thể, đối với học sinh lớp 1, các phụ huynh phải đóng 14 khoản tiền như: ủng hộ cơ sở vật chất, câu lạc bộ hè 2 triệu 650 nghìn đồng; sách giáo khoa 805 nghìn đồng; kỹ năng sống 1 triệu đồng /1 năm; Tiếng Anh 2 triệu đồng... và nhiều khoản thu khác với tổng cộng là hơn 10 triệu đồng /1 học sinh.

Với học sinh lớp 4 và lớp 5, các loại phí đầu năm học cũng lên tới 6 triệu đồng với nhiều khoản thu như: trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ kỹ năng sống, tạp phí, lao động, bảo vệ hỗ trợ chuyên môn, tăng giờ; sinh hoạt hè...

Bà Nguyễn Thị Nhiệm, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Đặng Cương bức xúc nói: "Tiền chuyên đề 560 nghìn của một năm không biết chuyên đề gì. Cô giáo nói là Bộ Giáo dục- Đào tạo chưa triển khai, bây giờ cứ thu như vậy rồi đợi Bộ triển khai sau. Về việc trải nghiệm, trường bắt các cháu đóng 640 nghìn nhưng đến khi các cháu đi thì lại thu của mỗi cháu thêm 170 nghìn nữa cho cuộc đi đó".

Ngoài các loại tiền liên quan đến học tập, hơn 800 học sinh của Trường Tiểu học Đặng Cương còn phải nộp thêm các khoản như: ủng hộ khai giảng 50 nghìn đồng, ủng hộ các ngày lễ lớn 100 nghìn đồng, trang trí tu sửa khuôn viên 100 nghìn đồng và các khoản tiền thăm hỏi, phong trào, tiền khen thưởng... Dù nhiều khoản đóng góp của trường không có trong quy định, nhưng bà Lê Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng lại cho rằng, trường chỉ thu hộ cho phía Trung tâm tiếng Anh, Trung tâm dạy kỹ năng sống và Hội phụ huynh học sinh.

"Nhà trường mới được bàn giao một khu nhà mới, gồm có 6 phòng học và 1 phòng hội trường, cũng có kế hoạch sử dụng khu nhà đó để cho các em học sinh lớp 1 sử dụng trong toàn khóa học. Khi nhận bàn giao chưa có điện, cũng chưa có trang thiết bị đồ dùng học tập như là bảng, lớp, bàn giáo viên, bàn ghế học sinh... Nhà trường có xin ý kiến phụ huynh và vận động cha mẹ học sinh giúp đỡ để đầu tư trang thiết bị cho các phòng học đảm bảo cho các con có phòng học bước vào năm học mới. Phụ huynh tự nguyện ủng hộ, và những người tự nguyện ủng hộ phải có đơn thì nhà trường mới nhận".

Trên danh nghĩa là “tự nguyện” đóng góp, các phụ huynh học sinh cho biết đều bị đưa vào thế không thể không ủng hộ tiền do lo ngại ảnh hưởng đến việc học của con. Những khoản thu vô lý ở Trường Tiểu học Đặng Cương không phải là cá biệt mà năm học 2017-2018, nhiều trường ở các địa phương khác cũng đưa ra các khoản thu vô tội vạ như thu tiền cơ sở vật chất, tiền lắp điều hòa, hỗ trợ tự nguyện, tiền học thêm... với tổng số tiền mỗi học sinh phải nộp lên tới vài triệu đồng.

Những khoản thu này dù ít hay nhiều đều được núp dưới danh nghĩa là “tự nguyện”, hoặc “xã hội hóa” do Hội phụ huynh học sinh của trường chủ trì, nhà trường chỉ đứng ra thu hộ.

Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng, một số trường đang lợi dụng chủ trương “xã hội hóa” để đưa ra nhiều danh mục đóng góp theo hình thức tự nguyện, núp bóng Hội phụ huynh học sinh dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các quy định rất rõ ràng: "Các đơn vị đang hiểu sai về các nội dung thu trong nhà trường. Các bậc cha mẹ học sinh không phải tham gia việc đóng góp để mua sắm sửa chữa trong nhà trường, mà đó là trách nhiệm của nhà nước, của hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình khi thực hiện, có những hoạt động như bán trú, ăn trưa thì được thực hiện theo quy trình của thỏa thuận. Có những việc cấp thiết cho việc sửa chữa, xây dựng mà trong ngân sách chưa kịp thời thì phải làm theo quy trình 4 bước của quy trình thỏa thuận".

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các phụ huynh chỉ đóng góp 2 khoản bắt buộc là học phí (trừ bậc tiểu học được miễn học phí), tiền học bán trú đối với các trường dạy 2 buổi/ngày và Bảo hiểm y tế (theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, do các trường đứng ra thu hộ. Trong khi đó, những khoản thu này đều được cho là theo ý nguyện của Hội phụ huynh học sinh nên ngành chức năng rất khó xử lý các trường vi phạm.

Khi phụ huynh phản đối, ngành chức năng kiểm tra và kết luận những khoản thu không đúng quy định, yêu cầu các trường phải trả lại nhưng ngay năm sau vẫn các khoản thu đó được đặt tên khác “mỹ miều” dưới danh nghĩa “tự nguyện”, “xã hội hóa. Điều này cho thấy, cùng với sự quản lý, chỉ đạo quyết liệt của ngành chức năng, các phụ huynh cũng cần kiên quyết đấu tranh với tình trạng lạm thu, kiên quyết không đóng góp các khoản thu ngoài quy định, từ đó mới có thể tạo ra môi trường dân chủ, công khai, minh bạch trong trường học./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bỏ miễn giảm học phí với sinh viên trường Sư phạm: Nên hay không?
Bỏ miễn giảm học phí với sinh viên trường Sư phạm: Nên hay không?

VOV.VN - Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm, nhiều nhà giáo cho rằng nên gỡ bỏ chính sách miễn giảm học phí với sinh viên.

Bỏ miễn giảm học phí với sinh viên trường Sư phạm: Nên hay không?

Bỏ miễn giảm học phí với sinh viên trường Sư phạm: Nên hay không?

VOV.VN - Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm, nhiều nhà giáo cho rằng nên gỡ bỏ chính sách miễn giảm học phí với sinh viên.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không thu học phí vượt trần và đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, tránh thu cùng một thời điểm...

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không thu học phí vượt trần và đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, tránh thu cùng một thời điểm...

Sở GD-ĐT Hà Nội giải thích lý do đề xuất tăng học phí
Sở GD-ĐT Hà Nội giải thích lý do đề xuất tăng học phí

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, mức thu học phí hàng năm được điều chỉnh tăng với tốc độ phù hợp, không gây đột biến với phụ huynh học sinh.

Sở GD-ĐT Hà Nội giải thích lý do đề xuất tăng học phí

Sở GD-ĐT Hà Nội giải thích lý do đề xuất tăng học phí

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, mức thu học phí hàng năm được điều chỉnh tăng với tốc độ phù hợp, không gây đột biến với phụ huynh học sinh.

Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí
Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí

VOV.VN -Để nâng cao chất lượng đào tạo và tăng lương cho giáo viên, một số lãnh đạo trường học đề xuất tăng học phí ở các cấp học.

Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí

Tăng lương cho giáo viên: Một số lãnh đạo trường đề xuất tăng học phí

VOV.VN -Để nâng cao chất lượng đào tạo và tăng lương cho giáo viên, một số lãnh đạo trường học đề xuất tăng học phí ở các cấp học.

Hà Nội tăng học phí  ở mầm non cao nhất là 30.000 đồng/tháng
Hà Nội tăng học phí ở mầm non cao nhất là 30.000 đồng/tháng

VOV.VN - HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập...

Hà Nội tăng học phí  ở mầm non cao nhất là 30.000 đồng/tháng

Hà Nội tăng học phí ở mầm non cao nhất là 30.000 đồng/tháng

VOV.VN - HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập...

Miễn học phí cho HS sau sự cố môi trường biển: Nơi có nơi không
Miễn học phí cho HS sau sự cố môi trường biển: Nơi có nơi không

VOV.VN - Thực hiện Quyết định, nhiều tỉnh chủ động hỗ trợ nhưng có địa phương chưa thực hiện, các sinh viên Đại học không được miễn như quy định.

Miễn học phí cho HS sau sự cố môi trường biển: Nơi có nơi không

Miễn học phí cho HS sau sự cố môi trường biển: Nơi có nơi không

VOV.VN - Thực hiện Quyết định, nhiều tỉnh chủ động hỗ trợ nhưng có địa phương chưa thực hiện, các sinh viên Đại học không được miễn như quy định.