Lãnh đạo trường học phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường. Nếu để xảy ra bạo lực, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.

Sau hàng loạt vụ việc bạo lực học đường với tính chất phức tạp và nghiêm trọng, gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, tối 16/4, Bộ GD-ĐT ra Chỉ thị 993 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.

Nữ sinh Hưng Yên bị bạn đánh hội đồng phải nhập viện (Ảnh: Tiền phong)

Chỉ thị do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ký nêu rõ, Bộ giao cho thủ trưởng (hiệu trưởng) cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.         

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường. Trường phải phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm.

Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên, chỉ thị nêu rõ các trường phải tiến hành rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Trong đó, Bộ GD-ĐT khuyến nghị các cơ sở đào tạo giáo viên chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học. Đặc biệt là bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo.

Chỉ thị cũng nêu rõ Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể để thành lập tổ công tác liên ngành phòng chống bạo lực học đường, phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng
Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

Đại biểu Quốc hội cảnh báo về bạo lực học đường, trẻ em hư hỏng

VOV.VN - Phương pháp giáo dục của một bộ phận không nhỏ người lớn trong gia đình và ngoài xã hội chưa tốt đã tác động xấu đến giáo dục trẻ em.

Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Đang xem xét cách chức BGH
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Đang xem xét cách chức BGH

VOV.VN - Hội đồng kỷ luật của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đang tích cực xem xét việc cách chức Ban giám hiệu, cá nhân để xảy ra vụ nữ sinh bị bạn đánh hội đồng.

Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Đang xem xét cách chức BGH

Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Đang xem xét cách chức BGH

VOV.VN - Hội đồng kỷ luật của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đang tích cực xem xét việc cách chức Ban giám hiệu, cá nhân để xảy ra vụ nữ sinh bị bạn đánh hội đồng.

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?
Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

VOV.VN - Cần có thái độ đúng về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà giáo cần là một nhà tâm lý.

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

VOV.VN - Cần có thái độ đúng về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà giáo cần là một nhà tâm lý.

Vụ nữ sinh bị đánh: Hưng Yên sẽ họp giáo viên toàn tỉnh rút kinh nghệm
Vụ nữ sinh bị đánh: Hưng Yên sẽ họp giáo viên toàn tỉnh rút kinh nghệm

VOV.VN - Tỉnh Hưng Yên vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng. Trong tuần này, toàn bộ giáo viên của tỉnh sẽ họp trực tuyến rút kinh nghiệm.

Vụ nữ sinh bị đánh: Hưng Yên sẽ họp giáo viên toàn tỉnh rút kinh nghệm

Vụ nữ sinh bị đánh: Hưng Yên sẽ họp giáo viên toàn tỉnh rút kinh nghệm

VOV.VN - Tỉnh Hưng Yên vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng. Trong tuần này, toàn bộ giáo viên của tỉnh sẽ họp trực tuyến rút kinh nghiệm.

Bạo lực học đường: Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm cả giáo viên và học sinh
Bạo lực học đường: Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm cả giáo viên và học sinh

VOV.VN - Trách nhiệm của địa phương thế nào, của trường học, xã hội ra sao trước vấn đề bạo lực học đường?

Bạo lực học đường: Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm cả giáo viên và học sinh

Bạo lực học đường: Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm cả giáo viên và học sinh

VOV.VN - Trách nhiệm của địa phương thế nào, của trường học, xã hội ra sao trước vấn đề bạo lực học đường?

“Bộ GD-ĐT rất đau lòng về nạn bạo lực học đường”
“Bộ GD-ĐT rất đau lòng về nạn bạo lực học đường”

VOV.VN -Thứ trưởng GD-ĐT: Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trước những sự việc bạo lực học đường xảy ra, Bộ GD-ĐT cảm thấy rất đau lòng.

“Bộ GD-ĐT rất đau lòng về nạn bạo lực học đường”

“Bộ GD-ĐT rất đau lòng về nạn bạo lực học đường”

VOV.VN -Thứ trưởng GD-ĐT: Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trước những sự việc bạo lực học đường xảy ra, Bộ GD-ĐT cảm thấy rất đau lòng.