Lào Cai: Học sinh Mường Khương vẫn phải dùng chung sách vở

VOV.VN - Đến thời điểm này, hơn 1/3 trên tổng số 200 học sinh trường Tả Gia Khâu, Mường Khương vẫn phải học ghép 2 - 3 em chung một cuốn sách.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tả Gia Khâu, nằm ở địa bàn xa xôi và khó khăn nhất huyện 30a Mường Khương – nơi được ví như “Trường Sa trên cạn”,  vì quanh năm thiếu nước, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học của thầy trò nhà trường.

Với trên 80% học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc huy động được các em đến lớp đã khó, nay đi học lại càng thêm khó vì không đủ sách giáo khoa. 8 lớp học của trường không lớp nào đủ sách, nhất là sách Ngữ văn và sách Toán.

Mường Khương vẫn còn hơn 600 học sinh không có sách giáo khoa để học 

Đến thời điểm này, hơn 1/3 trên tổng số 200 học sinh nhà trường vẫn phải học ghép 2 - 3 em chung một cuốn sách. Việc học chung sách như vậy là bất đắc dĩ, ngay cả khi muốn giở sang trang cũng cần phải đi đến sự thống nhất, hay sau khi học xong mang sách về nhà cũng phải nhường nhịn, phân chia nhau, bất tiện vô cùng.

Thầy Sền Quang Hợp, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương cho biết: “Phụ huynh chỉ có tạo điều kiện hết mức cho con đến trường; còn việc đồ dùng, sách giáo khoa thì nhờ vào tất cả sự cố gắng của chính quyền và nhà trường. Hiện nay, nhà trường cũng có một số giải pháp như tận dụng sách cũ của các lớp trước. Tuy nhiên, 2 – 3 em dùng chung một bộ tài liệu thì việc lĩnh hội tri thức rất khó khăn, đặc biệt trong việc chủ động tìm tòi tri thức mới”.


Thiếu sách giáo khoa vất vả là thế, thiếu thốn vở viết còn vất vả hơn, vì sách giáo khoa còn có thể học ghép, còn vở viết thì đâu thể dùng chung được. Năm học bắt đầu cả tháng rồi mà hơn 40 học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học xã Dìn Chin vẫn chưa có vở tập viết. 

Hơn nữa, các em vừa bắt đầu đi học để làm quen với cái chữ, không có vở tập viết thì biết phải học như thế nào? Khi thầy cô giáo chủ nhiệm tự bỏ tiền ra đi tìm mua cho các em thì các nhà sách trên địa bàn đều báo hết, không nơi nào còn bán.

Cố gắng khắc phục khó khăn, nhà trường đã thử đem phô-tô cuốn vở gốc, nhưng những đường kẻ trong vở lại bị mờ, không rõ, các em cũng không thể nhìn vào mà viết được. Thương học trò, tranh thủ lúc trống tiết, các cô giáo nhà trường lại tỉ mẩn ngồi kẻ từng đường ô-ly cho rõ nét, để rồi sớm đem phô-tô cho các em lấy vở học.

Cô giáo Đỗ Thị Tươi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Dìn Chin, huyện Mường Khương chia sẻ: “Đến thời điểm này, nhà trường có 42 cháu học sinh đang thiếu vở tập viết Công nghệ tập 1. Bây giờ, nhà trường đang cho giáo viên kẻ ô trên vở tập viết một quyển mẫu để nhà trường phô-tô lấy tài liệu cho các cháu học. Kinh phí thì các thầy cô giáo sẽ chủ động trích ra cho các cháu”.

Cuốn tập viết phải đem kẻ lại dòng để phô-tô cho các em học

Theo ông Phùng Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương, mặc dù ngay từ đầu năm học, huyện đã chủ động huy động tối đa các nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn vẫn còn hơn 600 học sinh chưa có sách giáo khoa phục vụ việc học.

Bên cạnh đó, không chỉ khó khăn về thiếu sách, ngành giáo dục của huyện còn đang phải đối mặt với một nỗi lo lớn hơn, đó là tỷ lệ học sinh bỏ học. Đối với cấp học mầm non và tiểu học, tỷ lệ này không thực sự đáng lo, nhưng với các đối tượng học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông thì con số học sinh bỏ học là không hề nhỏ. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, tại các trường trung học phổ thông trên toàn huyện có khoảng 30% học sinh bỏ học với nhiều lý do.

Ông Phùng Khánh Toàn cho biết: “Năm nay ở Mường Khương, số học sinh Trung học Phổ thông tốt nghiệp lớp 9 chỉ đạt hơn 70%. Đặc biệt đây là những đối tượng học sinh lớn, không tiếp tục đi học vì phải đi làm thuê, xây dựng gia đình hay vì các lý do khác. Do đó, chúng tôi rất lo lắng trong việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, nhất là trong các dịp lễ tết, lễ hội, các thời điểm nghỉ dài ngày”.

Cũng theo ông Phùng Khánh Toàn, một khó khăn nữa không nhỏ của giáo dục Mường Khương đó là việc thu học phí của các em học sinh. Hàng năm, tỷ lệ thu học phí trung bình của huyện rất thấp, chỉ đạt khoảng 20 – 30%, do đó thường xuyên phải xin cấp bù.

Nếu chiểu theo Quyết định 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành, đa số học sinh ở các xã, thôn của huyện Mường Khương chỉ phải đóng học phí với mức 5.000 đồng/tháng, chưa kể rất nhiều đối tượng trong diện được miễn giảm học phí.

Thế nhưng năm nào cũng vậy, việc thu học phí thường xuyên kéo dài có khi tới năm sau vẫn chưa hết. Nhiều trường hợp thầy cô giáo các nhà trường phải  tự bỏ tiền túi ra đóng học phí cho các em, hơn là đôn đốc và trông chờ gia đình chủ động mang tiền đến nộp.

Qua đây, có thể thấy, việc đảm bảo điều kiện dạy và học của thầy trò các nhà trường, cũng như duy trì sĩ số học sinh tới lớp ở huyện vùng cao Mường Khương, tỉnh Lào Cai còn rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới căn bản toàn diện để giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu
Đổi mới căn bản toàn diện để giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: 70 năm qua, giáo dục Việt Nam từng đạt nhiều kỳ tích nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.

Đổi mới căn bản toàn diện để giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu

Đổi mới căn bản toàn diện để giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: 70 năm qua, giáo dục Việt Nam từng đạt nhiều kỳ tích nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.

“Nhập nhèm” xã hội hóa công trình giáo dục và lạm thu
“Nhập nhèm” xã hội hóa công trình giáo dục và lạm thu

VOV.VN -Khoản thu xã hội hóa của nhiều trường thật sự đã trở thành áp lực đầu năm cho không ít phụ huynh, trở thành chuyện nhập nhèm với lạm thu.

“Nhập nhèm” xã hội hóa công trình giáo dục và lạm thu

“Nhập nhèm” xã hội hóa công trình giáo dục và lạm thu

VOV.VN -Khoản thu xã hội hóa của nhiều trường thật sự đã trở thành áp lực đầu năm cho không ít phụ huynh, trở thành chuyện nhập nhèm với lạm thu.

Các chuyên gia giáo dục hiến kế đổi mới thi cử
Các chuyên gia giáo dục hiến kế đổi mới thi cử

VOV.VN -Bộ GD-ĐT chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, điều này nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia.

Các chuyên gia giáo dục hiến kế đổi mới thi cử

Các chuyên gia giáo dục hiến kế đổi mới thi cử

VOV.VN -Bộ GD-ĐT chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, điều này nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia.

Nâng cao năng lực quản lý dạy học, giáo dục THCS theo mô hình mới
Nâng cao năng lực quản lý dạy học, giáo dục THCS theo mô hình mới

VOV.VN - Mô hình trường học mới ở cấp THCS hướng học sinh đến sự phát triển toàn diện

Nâng cao năng lực quản lý dạy học, giáo dục THCS theo mô hình mới

Nâng cao năng lực quản lý dạy học, giáo dục THCS theo mô hình mới

VOV.VN - Mô hình trường học mới ở cấp THCS hướng học sinh đến sự phát triển toàn diện