Lấy ý kiến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

(VOV) - Các đại biểu cho rằng cần có sự phân hóa ở bậc trung học phổ thông để phát huy sở trường của học sinh.

Thực hiện chuyên đề giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khai giáo dục phổ thông, hôm 5/4 Ủy ban văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Tại hội nghị, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá 6 vấn đề như:  việc thực hiện phương án phân ban trung học phổ thông theo Nghị quyết 37 của Quốc hội về giáo dục; cho ý kiến về đổi mới cơ cấu và thời gian học tập của các cấp học; quan điểm về dạy học phân hóa và dạy học tích hợp và chương trình chuẩn với khối kiến thức năng cao của từng môn học; góp ý vào việc tổ chức thực hiện đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”.

Theo các đại biểu, chương trình, sách giáo khoa mới cần được xây dựng xuyên suốt giữa các cấp học đảm bảo giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ và có sự phân hóa ở bậc trung học phổ thông theo hướng phát huy sở trường, năng lực của học sinh để định hướng nghề nghiệp phục vụ nguồn nhân lực. Đồng thời, đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên và thực hiện đổi mới trong đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm sao cho phù hợp với chương trình mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cũng cần được đầu tư phù hợp….

Phát biểu kết thúc hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa rất quan trọng và liên quan đến nhiều điều kiện khác để đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông như: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý cơ sở giáo dục…

Chủ nhiệm Đào Trọng Thi coi đây là việc cần làm ngay vì kết quả của hội nghị lần này sẽ được đưa vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát để trình lên Thường vụ Quốc hội và Quốc hội để xem xét, thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phục vụ việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.

“Bây giờ nhiều vấn đề cơ bản như chương trình phổ thông bao nhiêm năm, phân ban như thế nào, học tích hợp như thế nào cũng chưa được xác định thì làm gì có căn cứ nào để chúng ta triển khai những việc cụ thể hơn như là thiết kế chương trình, rồi phân ra các cấp học, chương trình chi tiết rồi sách giáo khoa,” ông Thi nói. “Công việc thì còn rất bề bộn nếu chúng ta không đẩy nhanh tiến độ thì không kịp đáp ứng được nhu cầu Chính phủ đang dự kiến là sau năm 2015 sẽ có sự đổi mới về sách giáo khoa”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm chênh lệnh giáo dục giữa các nước Đông Nam Á
Giảm chênh lệnh giáo dục giữa các nước Đông Nam Á

(VOV)-Việt Nam sẽ cùng với các nước thuộc Tổ chức SEAMEO thống nhất lại phương thức đào tạo, khung trình độ, năng lực giáo viên.

Giảm chênh lệnh giáo dục giữa các nước Đông Nam Á

Giảm chênh lệnh giáo dục giữa các nước Đông Nam Á

(VOV)-Việt Nam sẽ cùng với các nước thuộc Tổ chức SEAMEO thống nhất lại phương thức đào tạo, khung trình độ, năng lực giáo viên.

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?
Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

(VOV) -GS Hồ Ngọc Đại từng nói đừng nghĩ dạy cấp I nên chỉ cần trình độ trung cấp, phải đại học mới đúng

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

(VOV) -GS Hồ Ngọc Đại từng nói đừng nghĩ dạy cấp I nên chỉ cần trình độ trung cấp, phải đại học mới đúng

Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinh
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinh

(VOV) -Vấn đề được các em quan tâm nhiều nhất là việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trung học.

Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinh

Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinh

(VOV) -Vấn đề được các em quan tâm nhiều nhất là việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trung học.