Lương 60 triệu đồng/tháng cho sinh viên mới ra trường có khó?

VOV.VN - Vẫn đang là sinh viên năm cuối, Nguyễn Xuân Bách đã ẵm trọn công việc hưởng lương 60 triệu đồng/tháng tại Nhật.

Việc làm cùng mức lương dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp đại học luôn là chủ đề nóng, thu hút được sự quan tâm của xã hội. Cách đây không lâu, một sinh viên đến từ Đại học Ngoại thương đã mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng rằng: "Em phải học thế nào để có được mức lương 2.000 USD/ tháng sau khi tốt nghiệp?". Câu hỏi này của nữ sinh viên nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có không ít ý kiến cho rằng thu nhập 2.000 USD (khoảng hơn 45 triệu đồng/tháng) là ước mơ viển vông.

Bách đại diện cho đoàn Việt Nam và Thái Lan phát biểu bằng tiếng Nhật tại nhà máy sản xuất đồ uống Asahi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản. (Ảnh VnEpress).

Nhưng mới đây, dù chưa tốt nghiệp, nhưng Nguyễn Xuân Bách (Thái Nguyên ), sinh viên năm cuối chương trình Việt Nhật – Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được nhận vào làm việc tại công ty Rakuten (Nhật Bản) -  gã khổng lồ thương mại điện tử Nhật Bản, xếp top 4 trong các công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới với mức lương 60 triệu/tháng (tương đương khoảng 3000 USD).
"Công việc sắp tới của em là kỹ sư phần mềm tại chi nhánh Tokyo. Em dự định sau khi tốt nghiệp sang Nhật làm việc vào cuối tháng 10 tới đây”, Bách nói.

Qua tìm hiểu tại Jobfair (ngày hội việc làm) do công ty Framgia Việt Nam tổ chức, Bách đã tìm kiếm cho mình cơ hội làm việc tại xứ sở Phù Tang.

Không có chuyện yêu cầu trên trời

Khi được hỏi về bí quyết để có được công việc trong mơ của nhiều sinh viên hiện nay, Nguyễn Xuân Bách cho rằng để chinh phục mức lương 60 triệu/tháng thực ra không quá khó. Nam sinh Bách khoa cho biết, hiện các doanh nghiệp Nhật Bản rất thiếu nhân lực, nên mở rộng tìm kiếm sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều cơ hội làm việc cả trong nước lẫn nước ngoài không chỉ mở ra cho ngành công nghệ thông tin mà cả nhiều ngành khác.

Chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn tại các công ty Nhật Bản, Nguyễn Xuân Bách cho biết, thực tế các câu hỏi phỏng vấn của công ty Nhật Bản không quá khó. Nhà tuyển dụng sẽ không hỏi trực tiếp các vấn đề về chuyên môn quá nhiều mà chủ yếu tập trung vào tính cách, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng xử lý tình huống, thích ứng của các ứng viên.
 “Có một câu hỏi mà họ rất hay hỏi là “điểm mạnh của em là gì ”? Hôm đó e trả lời rằng điểm mạnh của em là có tinh thần nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, có lẽ đó là yếu tố làm họ đánh giá cao bản thân em” – Bách bộc bạch.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Nguyễn Xuân Bách ứng tuyển vào các công ty Nhật Bản. Trước đó, Bách cũng đã từng đi phỏng vấn ở một số công ty Nhật khác. Bách cho biết, dù những lần phỏng vấn trước đây chưa thành công, nhưng ít nhiều cũng mang lại kinh nghiệm thực tế khi đứng trước nhà tuyển dụng. 

Không quá khó, nhưng để có được công việc tốt, ngay từ những năm đầu đại học, Nguyễn Xuân Bách đã tự trang bị cho bản thân những hành trang cần thiết. Không ngồi đợi việc, khi mới học năm thứ 2 đại học, chàng sinh viên Bách khoa đã tự xách ba lô đi tìm kiếm cơ hội. Đến nay, Bách đã có đến 3 năm làm việc tại công ty về  công nghệ thông tin. Bách cho biết kiến thức trên lớp rất quan trọng, nhưng trong xu thế cạnh tranh cơ hội làm việc như hiện nay, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, cùng kinh nghiệm làm việc thực tế mới thực sự cần thiết. Cũng chính bởi vậy, trong suốt những năm sinh viên, Bách không ngại làm việc với mức lương “bèo”,  để được học miễn phí từ doanh nghiệp.

Nam sinh chia sẻ, khi học ở trường, em được thầy cô cung cấp kiến thức về công nghệ thông tin và tiếng Nhật. Tuy nhiên, ngành Công nghệ thông tin lại cần tiếng Anh nên Bách học thêm tiếng Anh ở ngoài. Nhờ đó em có thêm “điểm cộng” khi phỏng vấn với Rakuten - vốn là công ty quốc tế sử dụng nhiều tiếng Anh.

Khi được hỏi về cách học hiệu quả, Bách thẳng thắn: “Em không có bí quyết gì đặc biệt”, có lẽ điều đặc biệt trong cách học của nam sinh nằm ở việc xây dựng lộ trình. Bách cho biết, những năm đầu đại học, em chủ yếu tập trung học tốt những kiến thức cơ bản trên lớp, đồng thời học thêm ngoại ngữ. Từ năm thứ 3 trở đi, khi chương trình học đi vào chuyên ngành, Bách chọn cách chú trọng học thêm kiến thức thực tế thông qua công việc làm thêm tại các công ty.

Ngoài việc học, Bách còn tham gia một số hoạt động Đoàn hội từ năm thứ nhất nên trau dồi được tự tin khi giao tiếp với người lạ, cũng như nói chuyện với nhà tuyển dụng. Bách cho biết, trong quá trình học, không thể tránh khỏi những khó khăn. Mỗi lần gặp vấn đề, Bách đều không ngần ngại hỏi thêm bạn bè cũng như anh chị đi trước để tiết kiệm thời gian. Nếu chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng, em tìm kiếm trên Internet, diễn đàn..., từ đó giải quyết được phần lớn vấn đề còn băn khoăn.

Bách chia sẻ, để đạt được mức lương vài nghìn đô sau khi ra trường không phải là điều không tưởng, nhưng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các bạn sinh viên nên tự xác định nghề nghiệp, đam mê của bản thân, trau dồi kỹ năng cần thiết để tự tin khi đứng trước nhà tuyển dụng.

Câu chuyện của Nguyễn Xuân Bách phần nào giải đáp cho bài toán giấc mơ lương 2-3 ngàn USD/tháng hay 60 triệu/tháng khi mới ra trường. Có lẽ chìa khóa ở đây chính là sự định hướng càng sớm càng tốt, cùng với một công sức chuẩn bị thật bài bản và nghiêm túc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ sinh viên khoa Văn cùng người tình đi buôn ma túy
Nữ sinh viên khoa Văn cùng người tình đi buôn ma túy

VOV.VN - Sinh con khi còn đang đi học, lại không được gia đình bạn trai chấp nhận, chán chường, Kim Anh sa đà vào ma túy và trở thành đồng phạm buôn ma túy.

Nữ sinh viên khoa Văn cùng người tình đi buôn ma túy

Nữ sinh viên khoa Văn cùng người tình đi buôn ma túy

VOV.VN - Sinh con khi còn đang đi học, lại không được gia đình bạn trai chấp nhận, chán chường, Kim Anh sa đà vào ma túy và trở thành đồng phạm buôn ma túy.

Sinh viên ĐH Bách Khoa nhận giải Nhất cuộc thi lập trình của Samsung
Sinh viên ĐH Bách Khoa nhận giải Nhất cuộc thi lập trình của Samsung

VOV.VN - Vòng chung kết và lễ trao giải cuộc thi “Thử thách sáng tạo cùng Samsung 2016” đã kết thúc với 1 giải Nhất 5 giải Nhì 20 giải Khuyến khích.

Sinh viên ĐH Bách Khoa nhận giải Nhất cuộc thi lập trình của Samsung

Sinh viên ĐH Bách Khoa nhận giải Nhất cuộc thi lập trình của Samsung

VOV.VN - Vòng chung kết và lễ trao giải cuộc thi “Thử thách sáng tạo cùng Samsung 2016” đã kết thúc với 1 giải Nhất 5 giải Nhì 20 giải Khuyến khích.

Sinh viên người Việt duy nhất lọt vào vòng 2 cuộc thi toàn cầu Fly You
Sinh viên người Việt duy nhất lọt vào vòng 2 cuộc thi toàn cầu Fly You

Thọ Tôn đã cùng 3 người bạn trong trường đăng ký tham gia cuộc thi và xuất sắc lọt vào vòng 2.

Sinh viên người Việt duy nhất lọt vào vòng 2 cuộc thi toàn cầu Fly You

Sinh viên người Việt duy nhất lọt vào vòng 2 cuộc thi toàn cầu Fly You

Thọ Tôn đã cùng 3 người bạn trong trường đăng ký tham gia cuộc thi và xuất sắc lọt vào vòng 2.