Nhiều ý kiến đồng tình thực hiện Thông tư 30 của Bộ GDĐT

VOV.VN - Sau một năm thực hiện, Thông tư này đã nhận được sự phản hồi tích cực từ nhiều phía, nhưng cũng còn một số khó khăn cần tháo gỡ.

Năm học 2014 – 2015 sắp kết thúc. Đây là năm học đầu tiên các trường tiểu học triển khai Thông tư 30 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Sau một năm thực hiện, Thông tư này đã nhận được sự phản hồi tích cực từ nhiều phía, nhưng cũng còn một số khó khăn cần tháo gỡ.

26 năm gắn bó với bậc tiểu học, cô Trà Ngọc Lan, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Du, thành phố Biên Hòa đã trải qua nhiều lần cải cách giáo dục. Từ đầu năm học 2014 - 2015, khi Thông tư 30 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh được triển khai, cũng như nhiều đồng nghiệp, cô đã được tập huấn để thực hiện thông tư này.

Trong mỗi tiết dạy của mình, cô luôn cố gắng vận dụng dùng những lời nhận xét của giáo viên và của cả các em học sinh để tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Đặc biệt, đối với các em học sinh yếu, cô thường xuyên động viên thay vì cho điểm kém như trước, nhờ đó học sinh không còn bị áp lực nặng nề khi đến trường. Cũng thông qua hoạt động dạy học, giáo viên có thể tự điều chỉnh phương pháp để phù hợp với năng lực của học sinh hơn.

Cô giáo Trà Ngọc Lan, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Biên Hòa cho biết: “Khi nhận xét các em, giáo viên nắm được những hạn chế của các em, để kịp thời điều chỉnh, chấn chỉnh trong việc dạy để học sinh sửa đổi và khắc phục những hạn chế. Còn về học sinh, khi các em được tham gia nhận xét, đánh giá kết quả bài học, bài làm của mình thì học sinh các em cũng biết được hạn chế của mình”.

Có thể thấy, việc thay đổi cách đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 30 đã mang lại hiệu quả tích cực trong dạy và học. Đồng thời, rèn cho học sinh khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá cũng như tự tin hơn trong học tập.

Chị Lê Thị Mến, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh, thành phố Biên Hòa nói: “Những học sinh không có được kết quả tốt trong học tập không bị áp lực trong học tập. Học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đó cũng là sự đánh giá động viên để các em có sự phấn đấu”.

Có thể nói, hầu hết các trường tiểu học hiện nay đã và đang nỗ lực thực hiện Thông tư 30 theo đúng với tinh thần của Bộ Giáo dục – Đào tạo là vì sự tiến bộ của học sinh. Tuy nhiên, công bằng mà nói hiệu quả mang lại từ việc đổi mới này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Đơn cử như hầu hết các lớp tiểu học hiện nay đều có sỹ số khá cao từ 40 đến 45 học sinh mỗi lớp, thậm chí có trường gần 60 học sinh mỗi lớp, nên giáo viên khó có thể ghi những lời nhận xét một cách chính xác và đầy đủ cho mỗi học sinh.

Việc đưa ra những lời nhận xét chung chung, hình thức khiến một số học sinh thiếu phấn đấu trong học tập, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong khi đó, lượng kiến thức các em phải tiếp thu khá nặng, nhất là đối với các em học sinh khối 4 và 5, giai đoạn chuẩn bị chuyển cấp lên trung học cơ sở.

Cô Hoàng Thị Ngọc, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh, thành phố Biên Hòa cho rằng: “Các em đến trường không còn áp lực là phải mang về điểm số cao mang về cho ba mẹ hằng ngày và phụ huynh cũng không còn áp lực là con mình bị điểm kém. Do đó làm cho học sinh rất tự tin khi đến lớp”.   

Rõ ràng, không thể phủ nhận tính tích cực mà Thông tư 30 mang lại. Song, để việc đánh giá học sinh bằng hình thức nhận xét thay vì cho điểm mang lại hiệu quả, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể hơn từ ngành giáo dục. Quan trọng hơn, việc đổi mới này không chỉ dừng lại ở hình thức đánh giá học sinh mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học…Khi đó, Thông tư 30 mới mang lại hiệu quả như mong muốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm học mới, sẽ không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học
Năm học mới, sẽ không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học

VOV.VN -Thay vì chấm điểm, giáo viên sẽ đánh giá năng lực học tập của học sinh bằng cách nhận xét theo mức độ hoàn thành hay không hoàn thành.

Năm học mới, sẽ không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học

Năm học mới, sẽ không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học

VOV.VN -Thay vì chấm điểm, giáo viên sẽ đánh giá năng lực học tập của học sinh bằng cách nhận xét theo mức độ hoàn thành hay không hoàn thành.

Ý kiến giáo viên về việc không chấm điểm cho học sinh tiểu học
Ý kiến giáo viên về việc không chấm điểm cho học sinh tiểu học

VOV.VN -Sau một năm thực hiện không chấm điểm cho học sinh lớp 1, ý kiến của nhiều giáo viên và lãnh đạo nhà trường đều cho rằng cách làm này có nhiều ưu điểm.

Ý kiến giáo viên về việc không chấm điểm cho học sinh tiểu học

Ý kiến giáo viên về việc không chấm điểm cho học sinh tiểu học

VOV.VN -Sau một năm thực hiện không chấm điểm cho học sinh lớp 1, ý kiến của nhiều giáo viên và lãnh đạo nhà trường đều cho rằng cách làm này có nhiều ưu điểm.

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học
Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

VOV.VN -Nhiều phụ huynh băn khoăn không chấm điểm cấp Tiểu học thì cũng không chấm dứt được “bệnh” thành tích và giảm được học thêm, dạy thêm.

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

VOV.VN -Nhiều phụ huynh băn khoăn không chấm điểm cấp Tiểu học thì cũng không chấm dứt được “bệnh” thành tích và giảm được học thêm, dạy thêm.

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?
Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

VOV.VN - Thông qua đánh giá học sinh bằng nhận xét, phụ huynh cũng sẽ biết được con của mình có năng lực học tập tốt và yếu kém ở điểm nào…

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

VOV.VN - Thông qua đánh giá học sinh bằng nhận xét, phụ huynh cũng sẽ biết được con của mình có năng lực học tập tốt và yếu kém ở điểm nào…

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?
Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

VOV.VN - Theo lý giải từ phía Vụ Giáo dục Tiểu học- Bộ GD-ĐT, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét chính xác, toàn diện và nhân văn hơn…

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

VOV.VN - Theo lý giải từ phía Vụ Giáo dục Tiểu học- Bộ GD-ĐT, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét chính xác, toàn diện và nhân văn hơn…

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học
Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

VOV.VN-Theo Thông tư 30, cách đánh giá học sinh Tiểu học sẽ nhận xét tổng thể, toàn diện thực chất năng lực và phẩm chất đạo đức của học sinh.

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

VOV.VN-Theo Thông tư 30, cách đánh giá học sinh Tiểu học sẽ nhận xét tổng thể, toàn diện thực chất năng lực và phẩm chất đạo đức của học sinh.