PGS Văn Như Cương trong tâm thức người bạn vong niên

VOV.VN - Đối với thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, PGS Văn Như Cương là người bạn “vong niên” nhưng cả hai đều có chung chí hướng, tình cảm thân thiết.

 Khi biết tin Phó Giáo sư (PGS) Văn Như Cương qua đời, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS& THPT Marie Curie, Hà Nội - người đã sát cánh cùng PGS Văn Như Cương trong những ngày đầu thành lập trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Những kỷ niệm về người bạn vong niên bỗng chốc ùa về với ông.

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, trong đó đặc biệt là cuộc đổi mới về tư duy với việc khuyến khích phát triển giáo dục.

Trường THPT Lương Thế Vinh là ngôi trường dân lập đầu tiên của Việt Nam (ảnh: Fanpage của trường)

Năm 1988, PGS Văn Như Cương và thầy Nguyễn Xuân Khang có thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục (vì lúc đó Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chưa ghép lại thành Bộ Giáo dục & Đào tạo như bây giờ) về ý tưởng thành lập một trường tư thục đầu tiên tại Việt Nam. Thư ngỏ đó đã được Giáo sư, viện sĩ (GS.VS) Phạm Minh Hạc ủng hộ.

Vào giữa tháng 8/1998, Bộ Giáo dục tổ chức một cuộc hội thảo để PGS Văn Như Cương và thầy Nguyễn Xuân Khang báo cáo về dự án thành lập trường tư thục. Tại hội thảo này, nhiều đại biểu đã ủng hộ đề án mở trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội nhưng đề xuất đổi tên là trường THPT dân lập chứ không dùng khái niệm “tư thục” vào thời điểm lúc bấy giờ.

Sau hội thảo, cả hai thầy giáo đều suy nghĩ đặt tên trường, xây dựng cơ sở vật chất và tìm kiếm đội ngũ giáo viên. Lúc bấy giờ, cái khó nhất là địa điểm đặt trường nhưng rất may hai thầy được sự ủng hộ của Đại học Tổng hợp trong việc hỗ trợ thuê địa điểm, mượn các phòng thí nghiệm...

Kỷ niệm về ý tưởng thành lập trường tư thục đầu tiên

Tiếp theo đó, hai thầy cùng nhau nghĩ ra tên để đặt cho ngôi trường tương lai. Ban đầu, nhà giáo Văn Như Cương định đặt tên trường là Nguyễn Trường Tộ - người có tư tưởng đổi mới và cách tân trong giáo dục.

Còn thầy Nguyễn Xuân Khang lại có ý muốn khác, đặt tên trường là “Lương Thế Vinh”. Vì trong lịch sử Việt Nam, về lĩnh vực khoa học tự nhiên, Lương Thế Vinh là nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam với tuổi thơ được nhiều người biết đến như là thần đồng về Toán học, có nhiều giai thoại ấn tượng với trẻ em. Chính vì thế, việc đặt tên trường là Lương Thế Vinh rất thú vị, sẽ tạo được dấu ấn, đi sâu vào trong tâm thức, tình cảm của học sinh”.

Thầy Văn Như Cương trong giờ nghỉ với học trò trường Lương Thế Vinh (ảnh: Fanpage của trường)

Một lý do khác nữa khiến thầy Khang đề xuất đặt trường THPT tư thục đầu tiên của Việt Nam là Lương Thế Vinh vì tại thời điểm lúc bấy giờ ở Hà Nội chưa có trường THPT nào mang tên như vậy.

Nghe thầy Khang giải thích có lý, thầy Văn Như Cương cũng rất phấn khởi và quyết định lấy tên Lương Thế Vinh như tên gợi ý của thầy Khang.

Việc thành lập trường THPT Lương Thế Vinh từ những ngày đầu còn gian khó đến nay đã được gần 30 năm và sau này, thầy Nguyễn Xuân Khang cũng là Hiệu trưởng của một trường dân lập khác nhưng thỉnh thoảng, hai người vẫn gặp gỡ, cùng nhau trao đổi một số vấn đề về giáo dục.

Là bạn vong niên nhưng đều chung chí hướng

Đối với thầy Khang, nhà giáo Văn Như Cương như người bạn vong niên. Mặc dù thầy Cương hơn thầy Khang đúng 1 giáp nhưng cả hai người đều có chung chí hướng, tình cảm gắn bó như người bạn thân thiết.

Ở trong trái tim mình, thầy Nguyễn Xuân Khang luôn kính trọng nhà giáo Văn Như Cương không chỉ bởi có chung tư duy đổi mới, đột phá trong giáo dục, mà còn là người thầy rất mẫu mực.

Người ta hay nói đến ông Đồ xứ Nghệ vừa thông minh, vừa dí dỏm, kiên định thì những đặc điểm đó được hiện lên rất rõ nét ở trong PGS Văn Như Cương.

Ngoài ra, tuy là người chuyên sâu nghiên cứu về Toán học nhưng nhà giáo Văn Như Cương cũng rất giỏi về văn thơ. Những câu đối, bài thơ ngắn của thầy Văn Như Cương cũng rất sâu sắc, dung dị được nhiều người ngưỡng mộ.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Marie Curie, Hà Nội cùng các học trò (ảnh: Fanpage của trường THCS & THPT Marie)

PGS Văn Như Cương từng làm bốn câu thơ nổi tiếng: 

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng Toán học bớt khô khan

Em ơi trong Toán nhiều công thức

Đẹp tựa như hoa lại chẳng tàn. 

Trong Toán có hoa, trong hoa có Toán. So sánh hai vẻ đẹp để chúng cùng đẹp lên phải là người có tài làm thơ và làm Toán. Vừa giỏi Toán nhưng sáng tác thơ như thầy Văn Như Cương là trường hợp hiếm gặp.

Thầy Khang nhớ lại kỷ niệm đẹp khi có lần cả hai người cùng ngồi ăn phở, vừa trầm ngâm làm thơ. Nhiều vần thơ Đường của người bạn vong niên sáng tác rất hay, gần gũi với đời sống mà lại dễ đi vào lòng người.

Tinh thần lạc quan, yêu thơ văn của nhà giáo Văn Như Cương cũng đã giúp ông mạnh mẽ hơn để chống chọi với bệnh tật.

Ba năm trước, khi biết thầy Cương bị ung thư, thầy Xuân Khang đã đến thăm và bày tỏ sự lo lắng về sức khỏe của ông thì nhận được câu trả lời: “Chú không phải lo lắng, tôi biết cách đối đầu với bệnh tật”.

Rồi sau đó, thầy Cương lại đọc thơ cho thầy Khang nghe. Thế là cả hai người cứ ríu rít trò chuyện, tập trung vào những chủ đề khác. Đến lúc có bác sĩ tới khám, tự nhiên thầy Cương nói: “Phải lúc nào cũng tươi cười, dù mang bệnh ta phải coi như không có thì sẽ cảm thấy mình vẫn có ích, cuộc sống còn nhiều cái cần đến mình”.

Câu nói và việc làm của PGS Văn Như Cương khiến thầy Xuân Khang càng cảm thấy kính phục ông. “Tôi không chỉ kính trọng anh Cương ở tài năng, đức độ mà còn nể phục anh về những kỹ năng để sống có ích khi gặp biến cố trong cuộc sống. Dù phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo nhưng khát vọng sống, cống hiến trong anh vẫn rất mãnh liệt như cái tên Văn Như Cương”- nhà giáo Xuân Khang chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy Văn Như Cương đã chiếm được trọn trái tim học trò
Thầy Văn Như Cương đã chiếm được trọn trái tim học trò

VOV.VN- Thầy Văn Như Cương là nhà giáo được rất nhiều thế hệ học sinh kính trọng không chỉ ở năng lực chuyên môn mà còn chiếm được trọn trái tim học trò...

Thầy Văn Như Cương đã chiếm được trọn trái tim học trò

Thầy Văn Như Cương đã chiếm được trọn trái tim học trò

VOV.VN- Thầy Văn Như Cương là nhà giáo được rất nhiều thế hệ học sinh kính trọng không chỉ ở năng lực chuyên môn mà còn chiếm được trọn trái tim học trò...

Học sinh Lương Thế Vinh sốc khi biết tin PGS Văn Như Cương qua đời
Học sinh Lương Thế Vinh sốc khi biết tin PGS Văn Như Cương qua đời

VOV.VN -Sáng 9/10, tại trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhiều học sinh sốc trước thông tin nhà giáo Văn Như Cương qua đời.

Học sinh Lương Thế Vinh sốc khi biết tin PGS Văn Như Cương qua đời

Học sinh Lương Thế Vinh sốc khi biết tin PGS Văn Như Cương qua đời

VOV.VN -Sáng 9/10, tại trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhiều học sinh sốc trước thông tin nhà giáo Văn Như Cương qua đời.

Tư duy đột phá trong giáo dục của thầy Văn Như Cương
Tư duy đột phá trong giáo dục của thầy Văn Như Cương

VOV.VN -PGS Văn Như Cương được đánh giá là người tiên phong trong đổi mới tư duy giáo dục và thúc đẩy phát triển giáo dục.

Tư duy đột phá trong giáo dục của thầy Văn Như Cương

Tư duy đột phá trong giáo dục của thầy Văn Như Cương

VOV.VN -PGS Văn Như Cương được đánh giá là người tiên phong trong đổi mới tư duy giáo dục và thúc đẩy phát triển giáo dục.

PGS Văn Như Cương - người thầy mẫu mực qua đời ở tuổi 80
PGS Văn Như Cương - người thầy mẫu mực qua đời ở tuổi 80

VOV.VN -Thầy Văn Như Cương được Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư và có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

PGS Văn Như Cương - người thầy mẫu mực qua đời ở tuổi 80

PGS Văn Như Cương - người thầy mẫu mực qua đời ở tuổi 80

VOV.VN -Thầy Văn Như Cương được Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư và có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Ký ức về “ông đồ xứ Nghệ” Văn Như Cương của trường Lương Thế Vinh
Ký ức về “ông đồ xứ Nghệ” Văn Như Cương của trường Lương Thế Vinh

VOV.VN -“Mấy năm trước về làng, tôi vẫn nhớ hình ảnh ông đồ già, râu bạc phơ cõng mẹ già lên chùa", đồng hương của thầy Văn Như Cương nhớ lại.

Ký ức về “ông đồ xứ Nghệ” Văn Như Cương của trường Lương Thế Vinh

Ký ức về “ông đồ xứ Nghệ” Văn Như Cương của trường Lương Thế Vinh

VOV.VN -“Mấy năm trước về làng, tôi vẫn nhớ hình ảnh ông đồ già, râu bạc phơ cõng mẹ già lên chùa", đồng hương của thầy Văn Như Cương nhớ lại.

10 câu nói của thầy Văn Như Cương chạm đến triệu trái tim học trò
10 câu nói của thầy Văn Như Cương chạm đến triệu trái tim học trò

VOV.VN - Gần cả cuộc đời, PGS Văn Như Cương đều cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành Giáo dục, cho sự tiến bộ của các thế hệ học trò.

10 câu nói của thầy Văn Như Cương chạm đến triệu trái tim học trò

10 câu nói của thầy Văn Như Cương chạm đến triệu trái tim học trò

VOV.VN - Gần cả cuộc đời, PGS Văn Như Cương đều cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành Giáo dục, cho sự tiến bộ của các thế hệ học trò.

Nhớ những khoảnh khắc đẹp bên học trò của thầy Văn Như Cương
Nhớ những khoảnh khắc đẹp bên học trò của thầy Văn Như Cương

VOV.VN - Trong tâm khảm học trò trường Lương Thế Vinh, thầy Văn Như Cương không chỉ là một người thầy, mà còn giống như người cha, người ông trong gia đình. 

Nhớ những khoảnh khắc đẹp bên học trò của thầy Văn Như Cương

Nhớ những khoảnh khắc đẹp bên học trò của thầy Văn Như Cương

VOV.VN - Trong tâm khảm học trò trường Lương Thế Vinh, thầy Văn Như Cương không chỉ là một người thầy, mà còn giống như người cha, người ông trong gia đình.