Quốc hội quyết định vẫn giữ Lịch sử là môn học độc lập

VOV.VN - Nghị quyết Quốc hội nêu rõ: “Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”. 

92,31% số đại biểu có mặt đồng ý để Lịch sử là môn học độc lập

Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục gắn với hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh”.

Trong nghị quyết này, Quốc hội cũng yêu cầu “thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Trước đó, trả lời chất của các đại biểu Quốc hội về việc có để môn Lịch sử là môn độc lập hay tích hợp vào các môn khác? Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết: “Hiện nay ban soạn thảo đang lắng nghe ý kiến rộng rãi của toàn dân. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có thảo luận, tiếp thu. Chúng tôi dự kiến sẽ có báo cáo, làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Giáo dục quốc gia, Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên nhi đồng, các hội. Sau đó sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Vì đây là chuyện rất hệ trọng.

Quan điểm của chúng tôi là, nếu phân tích thấy việc tích hợp làm nhẹ, không làm tăng được thì không tích hợp. Còn việc tích hợp thấy vẫn đảm bảo thì vẫn cho tích hợp. Chúng tôi sẽ làm việc với các hiệp hội, chuyên gia giáo dục để có kết luận cuối cùng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy
Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ
Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

VOV.VN - Bên cạnh ý kiến phản đối việc tích hợp môn Lịch sử thì vẫn có những luồng dư luận cho rằng, việc tích hợp cần được làm một cách thận trọng, khoa học.

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

VOV.VN - Bên cạnh ý kiến phản đối việc tích hợp môn Lịch sử thì vẫn có những luồng dư luận cho rằng, việc tích hợp cần được làm một cách thận trọng, khoa học.

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc
Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

VOV.VN -Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc.

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

VOV.VN -Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc.

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?
Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.