Sinh viên ra trường rồi thất nghiệp: Lỗi ở đâu?

VOV.VN -Dù có thuộc lý thuyết mà thiếu cọ xát thực tế thì khi ra trường sinh viên cũng khó đáp ứng được yêu cầu.

Trong rất nhiều ý kiến phản hồi sau loạt bài về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, ý kiến của độc giả Ngô Văn Khá đề cập sâu đến một thực tế đang diễn ra: Tỷ lệ sinh viên ra trường không kiếm được việc làm rất lớn.

Độc giả này nhấn mạnh, không phải là tất cả sinh viên ra trường không có việc làm mà số sinh không xin được việc làm theo đúng ngành nghề mình được đào tạo là quá lớn. Số trường đào tạo mà sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu xã hội còn thấp.

Bạn Ngô Văn Khá cho rằng sinh viên ra trường không có việc làm do đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Các công ty không thể tuyển người không biết làm việc và cũng rất ngại tuyển xong phải mất công đào tạo lại.

Nguyên nhân sâu xa, theo độc giả này, việc đầu tư cho giáo dục quá dàn trải, biểu hiện rõ nhất là một trường đào tạo quá nhiều ngành nghề không có chuyên môn, không tập trung đầu tư thiết bị giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tế.

“Đồng ý là các trường mở rộng đào tạo trên cả nước đáp ứng nhu cầu lao động ở các khu vực, nhưng thử hỏi sinh viên ở khu vực đó có chọn trường ở gần khu vực mình sống để học hay không? Sau khi ra trường có bao nhiêu người ở lại địa phương có cơ sở đào tạo để làm việc?”, độc giả này đặt vấn đề.

Ở một góc độ khác, độc giả Ngô Văn Khá nêu quan điểm cho rằng sinh viên hiện nay mất quá nhiều thời gian để học các môn đại cương. Nhiều trường có đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhưng sinh viên không được học thực tế mà chỉ được học trên lý thuyết. “Vậy khi đi làm sinh viên gặp những vướng mắc thì có biết vận hành hay không? Câu trả lời chắc chắn là không vì có thuộc lòng lý thuyết thì khi vào thực tế cũng sẽ mắc rất nhiều lỗi mà ta không thể lường trước được. Lúc mới tìm hiểu thì mất quá nhiều thời gian và các ông chủ khó chấp nhận điều đó”, độc giả này nêu ý kiến.

Trên cơ sở phân tích như trên, độc giả này đề xuất: Cần tập trung đầu tư và đào tạo ngành nghề trong các trường ở các địa phương cho phù hợp. Có thể thành lập các cụm đào tạo như các cụm công nghiệp. Đầu tư trang thiết bị sát với thực tế; xem xét lại chương trình đào tạo; tập trung hơn vào đào tạo chuyên sâu chứ không phải là cái gì cũng dạy sinh viên rồi cuối cùng sinh viên chẳng biết cái gì!
“Sinh viên phải được làm thực tế thì mới hiểu lý thuyết được và làm càng nhiều thì càng hiểu sâu hơn. Khi đó, sinh viên ra trường mới có thể tự tin làm chủ thiết bị, công nghệ trong sản xuất”, độc giả Ngô Văn Khá nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Chủ tịch nước trăn trở về tồn tại trong giáo dục
Phó Chủ tịch nước trăn trở về tồn tại trong giáo dục

VOV.VN - Phó Chủ tịch nước chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đào tạo và gợi mở những giải pháp để tháo gỡ...

Phó Chủ tịch nước trăn trở về tồn tại trong giáo dục

Phó Chủ tịch nước trăn trở về tồn tại trong giáo dục

VOV.VN - Phó Chủ tịch nước chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đào tạo và gợi mở những giải pháp để tháo gỡ...

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT
GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng: “Cả xã hội phải đổi mới tư duy giáo dục là học không phải để lấy bằng, mà học là để thành người…”

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng: “Cả xã hội phải đổi mới tư duy giáo dục là học không phải để lấy bằng, mà học là để thành người…”

GS Văn Như Cương: Phải thay đổi mạnh chương trình phổ thông
GS Văn Như Cương: Phải thay đổi mạnh chương trình phổ thông

VOV.VN - "Với chương trình hiện nay là hoàn toàn không cần thiết cho học sinh muốn đi làm ngay hoặc học tiếp lên trung cấp nghề".

GS Văn Như Cương: Phải thay đổi mạnh chương trình phổ thông

GS Văn Như Cương: Phải thay đổi mạnh chương trình phổ thông

VOV.VN - "Với chương trình hiện nay là hoàn toàn không cần thiết cho học sinh muốn đi làm ngay hoặc học tiếp lên trung cấp nghề".

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước
Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

VOV.VN-Nhiều độc giả đồng tình với trăn trở của Phó Chủ tịch nước và cho rằng, chính nhân cách con người sẽ chi phối toàn bộ quá trình sống…

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

VOV.VN-Nhiều độc giả đồng tình với trăn trở của Phó Chủ tịch nước và cho rằng, chính nhân cách con người sẽ chi phối toàn bộ quá trình sống…

Các Giáo sư: "Nhân cách" trong học đường rất đáng ngại!
Các Giáo sư: "Nhân cách" trong học đường rất đáng ngại!

VOV.VN - Trong 12 năm học, các trường chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh, còn trang bị nhân cách con người hầu như bị bỏ ngỏ...

Các Giáo sư: "Nhân cách" trong học đường rất đáng ngại!

Các Giáo sư: "Nhân cách" trong học đường rất đáng ngại!

VOV.VN - Trong 12 năm học, các trường chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh, còn trang bị nhân cách con người hầu như bị bỏ ngỏ...

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục
Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”
Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

VOV.VN - Năm 2015, Hà Nội sẽ có 35 trường công chất lượng cao với  mức học phí cao

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

VOV.VN - Năm 2015, Hà Nội sẽ có 35 trường công chất lượng cao với  mức học phí cao

Chấn hưng giáo dục: Lắm nỗi băn khoăn
Chấn hưng giáo dục: Lắm nỗi băn khoăn

VOV.VN -“Nền giáo dục Việt Nam rất đầy đủ, đa dạng, có nhiều điểm nổi bật nhưng không liên kết được với nhau”.

Chấn hưng giáo dục: Lắm nỗi băn khoăn

Chấn hưng giáo dục: Lắm nỗi băn khoăn

VOV.VN -“Nền giáo dục Việt Nam rất đầy đủ, đa dạng, có nhiều điểm nổi bật nhưng không liên kết được với nhau”.