Ukraine thiệt hại 83 tỷ USD do Crimea sáp nhập Nga

VOV.VN - Kinh tế Ukraine ước tính thiệt hại nặng nề sau khi Crimea sáp nhập vào Nga và trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ukraine, ông Pavel Petrenko hôm qua (29/4) trả lời trên báo chí cho biết, việc sáp nhập vào Nga của Crimea khiến Ukraine thiệt hại khoảng 83 tỷ USD.

“Khoản thiệt hại từ việc Nga sáp nhập Crimea là vào khoảng 950 tỷ hryvna (tương đương 83 tỷ USD), chưa tính các lợi ích có thể bị mất đi trong tương lai”, ông Pavel Petrenko cho biết.

Khoản thiệt hại này “không bao gồm giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, cụ thể là các khoáng sản nằm dưới lòng biển”; mà được thống kê dựa trên “sự chiếm đóng lãnh thổ bất hợp pháp và các hàng rào ngăn cản việc sử dụng tài sản của Ukraine”.

Nga sáp nhập Crimea với kết quả 96% phiếu thuận hồi tháng 3 vừa qua. Hai tuần sau khi kết quả được công bố, Nga đã điều quân giành quyền kiểm soát bán đảo và phong tỏa lực lượng quân đội Ukraine khỏi doanh trại. Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine theo đó không ngừng leo thang.

Trong một diễn biến mới nhất, Mỹ và châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt tăng cường đối với Nga thông qua một số cá nhân và công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, ngân hàng và năng lượng. Điều này đã làm dấy lên lo ngại tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ sớm dẫn đến việc trì hoãn nguồn cung khí đốt.

Trong trường hợp này, kinh tế Ukraine sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, khi 60% khí đốt tại quốc gia này được nhập khẩu từ Nga. Hoạt động thương mại của Ukraine có thể sẽ tiếp tục bị đình trệ trong năm nay và thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức trên 8%. Điều này cũng sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất công nghiệp gặp khó khăn và GDP thực có thể giảm mạnh hơn 5% trong năm 2014.

Trước đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, nền kinh tế Ukraine đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái từ vài năm trước, song sức khỏe của nền kinh tế ngày càng yếu sau cuộc khủng hoảng chính trị leo thang ở quốc gia này. Theo đó, thâm hụt ngân sách của Ukraine không ngừng tăng lên qua các năm, các nhà đầu tư liên tục rút vốn khỏi thị trường do tỷ  giá hối đoái bị giữ cố định qua nhiều năm và nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút là những lý do khiến tăng trưởng GDP của quốc gia này lao dốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga sẵn sàng thảo luận hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Nga sẵn sàng thảo luận hỗ trợ tài chính cho Ukraine

VOV.VN - Nga sẵn sàng thảo luận về kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Ukraine trong trường hợp Ukraine công nhận việc sáp nhập của Crimea.

Nga sẵn sàng thảo luận hỗ trợ tài chính cho Ukraine

Nga sẵn sàng thảo luận hỗ trợ tài chính cho Ukraine

VOV.VN - Nga sẵn sàng thảo luận về kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Ukraine trong trường hợp Ukraine công nhận việc sáp nhập của Crimea.

Bất ổn tại Ukraine tiếp tục hỗ trợ giá vàng
Bất ổn tại Ukraine tiếp tục hỗ trợ giá vàng

VOV.VN - Không chắc chắn về tình hình Ukraine, một số nhà quan sát thị trường vẫn nghiêng về khả năng vàng tăng giá.

Bất ổn tại Ukraine tiếp tục hỗ trợ giá vàng

Bất ổn tại Ukraine tiếp tục hỗ trợ giá vàng

VOV.VN - Không chắc chắn về tình hình Ukraine, một số nhà quan sát thị trường vẫn nghiêng về khả năng vàng tăng giá.

EU sẽ giúp Ukraine trả một phần nợ khí đốt của Nga
EU sẽ giúp Ukraine trả một phần nợ khí đốt của Nga

VOV.VN - Theo Ủy viên Năng lượng của Liên minh châu Âu, ông Oettinger, số tiền mà Kiev phải trả là không công bằng.

EU sẽ giúp Ukraine trả một phần nợ khí đốt của Nga

EU sẽ giúp Ukraine trả một phần nợ khí đốt của Nga

VOV.VN - Theo Ủy viên Năng lượng của Liên minh châu Âu, ông Oettinger, số tiền mà Kiev phải trả là không công bằng.

Ukraine chỉ trả khoản nợ khí ở mức giá 286,5 USD/1.000 m3
Ukraine chỉ trả khoản nợ khí ở mức giá 286,5 USD/1.000 m3

VOV.VN - Đồng thời cho biết sẽ kiện Tập đoàn năng lượng quốc doanh Nga Gazprom vì tăng mạnh giá khí đốt. 

Ukraine chỉ trả khoản nợ khí ở mức giá 286,5 USD/1.000 m3

Ukraine chỉ trả khoản nợ khí ở mức giá 286,5 USD/1.000 m3

VOV.VN - Đồng thời cho biết sẽ kiện Tập đoàn năng lượng quốc doanh Nga Gazprom vì tăng mạnh giá khí đốt.