Thảo thơm những tấm lòng vì sĩ tử

(VOV) - Trong những ngày này, không chỉ có các sinh viên tình nguyện, nhiều hộ dân, nhà chùa trên địa bàn Hà Nội giúp sĩ tử ăn, ở miễn phí.

Những tấm lòng vì sĩ tử nơi cửa Phật

Những ngày đầu tháng 7, ở chùa Bằng A (phường Hoàng Liệt, quận Thanh Xuân) đông đúc hơn ngày thường. Hàng chục sinh viên tình nguyện, các tăng ni, Phật tử của chùa tất bật chuẩn bị đồ đạc đón chào sĩ tử lên Thủ đô dự thi. Được biết, năm nay nhà chùa dành 300 chỗ ở cho các sỹ tử từ các tỉnh xa, gặp khó khăn khi lên thành phố trong các đợt thi đại học, cao đẳng. Những dãy nhà sáng sủa, thoáng mát được rải thảm, chiếu sạch sẽ, có đầy đủ tủ, quạt mát để hỗ trợ các em ở trọ.

Sư thầy Thích Thiện Hóa – Tri sự chùa Bằng A chia sẻ, qua các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp về nhiều trường hợp thí sinh và phụ huynh khi lên thành phố dự thi gặp không ít khó khăn về nơi ăn, chốn ở, ảnh hưởng đến chất lượng thi của sĩ tử. Hơn nữa, nhiều người kinh doanh tranh thủ vào dịp mùa thi, thả sức đục nước béo cò để thu lợi nhuận, mà cuối cùng thí sinh và người nhà vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Xuất phát từ thực tế đó, đã bốn mùa thi qua, các tăng ni, phật tử của chùa phối hợp với đội thanh niên tình nguyện phát tờ rơi ở bến xe, bến tàu, trường học để thí sinh cần sự giúp đỡ biết đến.

Các sỹ tử cùng nhau ôn bài tại chùa Bằng A

“Với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có, nhà chùa sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ thí sinh và người nhà những nhu cầu thiết yếu trong hai đợt thi đại học và cao đẳng. “Thương người như thể thương thân”, những việc làm của nhà chùa cũng nhằm tạo phúc cho xã hội, hỗ trợ các em thí sinh có một mùa thi hiệu quả, thành công”, Sư thầy Thiện Hóa cho biết thêm.

Không chỉ cho các em ở miễn phí, nhà chùa còn giúp đỡ các sỹ tử và phụ huynh ăn bữa cơm chay, hỗ trợ đưa, đón thí sinh đến địa điểm thi trong suốt quá trình thi. Những ngày này, tại căn bếp của nhà chùa lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Sau khi ôn bài xong, nhiều thí sinh lại xuống bếp, xắn tay cùng các bạn tình nguyện viên, người làm công quả trong chùa nhặt rau, nấu cơm.

Cô Nguyễn Tuyết Mai- người làm công quả tại chùa cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi phân công nhau mỗi người mỗi việc, người đi chợ, người lên thực đơn, người nấu cơm, người nấu thức ăn. Vì đồ ăn ở nhà chùa toàn đồ ăn chay, nhiều cháu không quen miệng, nên nhà chùa luôn cố gắng thay đổi món, làm nhiều món như thức ăn chay giả gà, giả sườn xào chua ngọt… thêm hoa quả tươi giúp các cháu ăn ngon, ngủ tốt, có sức để đi thi”.

Cô Tuyết Mai cho biết thêm, tâm lý các cháu thường không muốn ăn những loại thực phẩm như bí đỏ, bí xanh, đậu đen… vì sẽ không gặp may mắn trong khi thi, nên nhà chùa cũng quán triệt thay bằng những món ăn khác để tạo tâm lý yên tâm cho các cháu. Ngoài việc hỗ trợ 3 bữa ăn/ ngày, trước khi đến trường thi, mỗi thí sinh sẽ được nhà chùa phát nước lọc để uống. Những thí sinh thi ở địa điểm cách xa chùa, sẽ được sinh viên tình nguyện đưa, đón đến tận trường thi.

Cô Tuyết Mai tận tình sắp lại đồ ăn cho sỹ tử

Vừa chia sẻ với PV, cô Tuyết Mai vừa thoăn thoắt sắp lại đồ ăn trên bàn. Nhìn bàn ăn đầy đủ các món như cà tím nấu bung, rau muống xào, đồ ăn chay giả gà, giả thịt lợn kho dừa… còn nóng hổi, khói bay nghi ngút, các sỹ tử như cảm thấy ấm lòng hơn khi phải xa nhà  “lai kinh ứng thí”.

Đưa con trai ra nội thành dự thi trường Đại học Xây dựng Hà Nội, ông Lê Ngọc Động (ở huyện Phú Xuyên- Hà Nội) cảm thấy rất yên tâm khi hai bố con được ăn, nghỉ tại chùa Bằng A. Ông Động tâm sự, gia đình ông thuần nông, trồng 5 sào ruộng nên cũng vừa đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, vừa lo việc ăn học cho 3 đứa con. Trước khi đi thi, ông cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều người đi trước về giá cả sinh hoạt ở nội thành trong mùa thi, nhẩm tính tất cả chi phí cũng phải lên đến bạc triệu. Kịp cấy xong vụ mùa, vợ chồng ông bán đi hai tạ thóc được một triệu đồng làm hành trang cho hai bố con lên trường thi. Ở nội thành, gia đình ông không có ai thân thiết, lại không thông thạo phố xá nên trong lòng ông biết bao lo lắng. Chính vì vậy, ông cảm thấy rất xúc động khi được các tình nguyện viên, các sư thầy chùa Bằng A đón tiếp, cho ăn, ở miễn phí trong suốt đợt thi.

“Bố con tôi rất yên tâm khi được nghỉ ngơi tại chùa. Ở chùa thoáng mát, sạch sẽ lại đầy đủ tiện nghi, không gian yên tĩnh, tạo nhiều thuận lợi cho các cháu ôn bài, tinh thần thoái mái để làm bài thi tốt”, ông Động cho biết.

Vừa gập quần áo, ông Động hồ hởi kể thêm: “Bán được hai tạ thóc để có tiền cho con đi thi, tôi nghĩ chắc phải tiêu hết số tiền này. Nhưng từ khi xuống đây, ăn, ở tại chùa, hai bố con chưa tiêu đến một đồng nào”.

Sinh viên tình nguyện cùng nhà chùa chuẩn bị bữa ăn cho thí sinh và người nhà

Sau khi đến trường làm thủ tục thi, chiều nay em Vũ Văn Đức (ở Nam Định, dự thi vào trường Đại học Xây dựng Hà Nội) mới xuống chùa Bằng A để nhận chỗ nghỉ. Em kể, nhà có chị gái đang trọ học tại Gia Lâm (Hà Nội) nên em cũng yên tâm về khoản ăn, ở. Thế nhưng, sau khi biết địa điểm thi cách quá xa chỗ chị gái, nên Đức đã chủ động đi tìm phòng trọ để thuận lợi cho việc thi cử. Tìm suốt một ngày trời, nhưng em vẫn chưa ưng ý phòng nào, vì các điểm trọ quanh điểm thi đều có giá từ 1 triệu đồng/2 người/ngày thi. Không kham nổi số tiền đó, nên hai chị em Đức dự định mỗi ngày dậy sớm, đi taxi từ Gia Lâm sang trường thi.

Rất may, sáng nay biết được thông tin ở chùa Bằng A hỗ trợ ăn, ở miễn phí cho thí sinh, nên hai chị em Đức đã khăn gói vào chùa, đăng kí chỗ ở.

“Ở chùa sạch sẽ, lại yên tĩnh chứ không nóng nực, chật chội khi ở trọ bên ngoài, nên em rất yên tâm. Em sẽ kêu gọi thêm nhiều bạn bè thi ở quanh khu vực này đến chùa nghỉ ngơi trong mấy ngày thi”, Đức cho biết.

Nhà trọ miễn phí trợ giúp sĩ tử

Cũng có tấm lòng như các sư thầy ở chùa Bằng A, cô Hương (ở phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đã tham gia giúp đỡ sỹ tử và phụ huynh được một năm nay. Nhìn thấy các thí sinh ở các tỉnh xa gặp nhiều khó khăn khi lên thành phố thi đại học, cao đẳng, trong khi đó chi phí đi lại, ăn ở tốn kém, nên cô Hương đã quyết định cho các bạn ở miễn phí. Mùa thi năm nay, cô tất bật dọn dẹp nhà cửa để sắp xếp chỗ ở cho thí sinh. Căn nhà sáng sủa, thoáng mát, được dọn dẹp sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi từ giường, tủ, quạt mát, máy điều hòa… để hỗ trợ các em đến trọ. Ngoài ra, cô còn chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu như xà bông, sữa tắm, bột giặt, dầu gội đầu... cho thí sinh nghèo từ quê lên thành phố dự thi.

Cô Hương chia sẻ, “Tôi có cậu con trai đang học ở nước ngoài, cháu cũng phải đi thuê nhà để ở, nên tôi rất cảm thông với những vất vả của các thí sinh xa nhà. Nên tôi đã quyết định cứ đến mùa thi sẽ giúp đỡ các cháu ở miễn phí”. Em Đào Thị Thu Hằng (ở huyện Thanh Liêm, Hà Nam) ở trọ nhà cô Hương xúc động nói: “Điểm thi của em cách chỗ trọ nhà cô không đến 1 km, nên em rất yên tâm không lo tắc đường”.

Không riêng gì cô Hương, hiện nay ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều cá nhân khác cũng có suy nghĩ và hành động tích cực giúp đỡ thí sinh. Thậm chí, không ít người đã vận động người thân tiếp sức “từ A đến Z” cho các sỹ tử. Tùy thuộc vào điều kiện mà có gia đình giúp đỡ ăn, ở miễn phí cho hai, ba thí sinh, cũng có những gia đình bố trí chỗ nghỉ ngơi cho hàng chục học sinh, nhưng đó đều là tấm lòng người Thủ đô muốn san sẻ sự khó khăn, vất vả để các em yên tâm “vượt vũ môn”.

Không chỉ có các hộ dân có tấm lòng thơm thảo đón thí sinh về ở miễn phí, các trường ĐH, CĐ trong thành phố cũng dành ra nhiều suất trọ không lấy tiền trong kí túc xá (KTX) như: KTX Mễ Trì, KTX ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn nhiều chùa ở Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận thí sinh vào ở miễn phí như: Chùa Đình Quán (thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) bố trí chỗ ăn ở miễn phí cho gần 100 sĩ tử và người nhà thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em gia đình thương binh liệt sĩ; Chư ni chùa Văn Trì (xã Minh Khai, huyện Từ Liêm) tổ chức nấu cơm chay phát miễn phí cho các sĩ tử trong 2 đợt thi ĐH năm 2013. Dự tính nhà chùa trao tặng 2000 suất cơm chay, nước uống cho các sĩ tử tại địa điểm trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Mỏ địa chất./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh hăm hở làm thủ tục dự thi Đại học
Thí sinh hăm hở làm thủ tục dự thi Đại học

(VOV) - Các thí sinh đều được cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi một cách cẩn thận, chi tiết.

Thí sinh hăm hở làm thủ tục dự thi Đại học

Thí sinh hăm hở làm thủ tục dự thi Đại học

(VOV) - Các thí sinh đều được cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi một cách cẩn thận, chi tiết.

Thí sinh cả nước hoàn thành thủ tục thi Đại học đợt I
Thí sinh cả nước hoàn thành thủ tục thi Đại học đợt I

(VOV) - Sáng nay (3/7), thí sinh dự thi khối A, A1 và V của đợt 1 kỳ thi ĐH đến các hội đồng thi làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế.

Thí sinh cả nước hoàn thành thủ tục thi Đại học đợt I

Thí sinh cả nước hoàn thành thủ tục thi Đại học đợt I

(VOV) - Sáng nay (3/7), thí sinh dự thi khối A, A1 và V của đợt 1 kỳ thi ĐH đến các hội đồng thi làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế.

Sĩ tử thi Đại học, phụ huynh trăm mối lo
Sĩ tử thi Đại học, phụ huynh trăm mối lo

(VOV) - Ngoài việc lo lắng về sức khỏe, kết quả thi của con, nhiều bậc cha mẹ thêm nỗi băn khoăn vì chi phí đắt đỏ.

Sĩ tử thi Đại học, phụ huynh trăm mối lo

Sĩ tử thi Đại học, phụ huynh trăm mối lo

(VOV) - Ngoài việc lo lắng về sức khỏe, kết quả thi của con, nhiều bậc cha mẹ thêm nỗi băn khoăn vì chi phí đắt đỏ.

Gần 630.000 thí sinh làm thủ tục dự thi Đại học đợt 1
Gần 630.000 thí sinh làm thủ tục dự thi Đại học đợt 1

(VOV) - Bộ Giáo dục- Đào tạo cho biết, so với năm 2012, thí sinh đến làm thủ tục dự thi tăng 1,26%.

Gần 630.000 thí sinh làm thủ tục dự thi Đại học đợt 1

Gần 630.000 thí sinh làm thủ tục dự thi Đại học đợt 1

(VOV) - Bộ Giáo dục- Đào tạo cho biết, so với năm 2012, thí sinh đến làm thủ tục dự thi tăng 1,26%.

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!
Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

(VOV) - Quá lo lắng cho việc thi cử của con, nhiều bà mẹ đâm lẩn thẩn, tin theo những điều sai quấy, thậm chí kỳ quặc!

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

Hội chứng "phát sốt"... khi con thi đại học!

(VOV) - Quá lo lắng cho việc thi cử của con, nhiều bà mẹ đâm lẩn thẩn, tin theo những điều sai quấy, thậm chí kỳ quặc!