Thầy giáo người Thái miệt mài truyền chữ dân tộc Mông

VOV.VN -Thầy đam mê văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Mông từ khi được một già làng nhận làm con nuôi.

Mặc dù không phải là người Mông, nhưng thầy giáo Lò Văn Thoản, dân tộc Thái nguyên là giảng viên thuộc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La hiện đã nghỉ hưu lại biết đọc, viết và nói tiếng Mông thành thạo.

Không chỉ vậy, với niềm đam mê văn hóa Mông, thầy Thoản còn đảm nhiệm việc dạy chữ, tiếng Mông cho cán bộ, công chức, viên chức và cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. 

“Tôi là người dân tộc Thái nhưng lại muốn dạy chữ Mông, vì tôi thấy văn hóa, chữ và tiếng Mông rất đa dạng và có nhiều cái bổ ích." - Thầy Thoản cho biết.

Tốt nghiệp trường Sư phạm Sơn La năm 1978, thầy giáo Lò Văn Thoản về làm giáo viên tại Trường Thanh niên vừa học vừa làm huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Khi chuyển lên dạy học tại tại điểm bản Pá Ban, xã Nặm Màn, thầy Thoản đã được một già làng ở bản Pá Ban nhận làm con nuôi. Và cũng từ đây thầy Thoản đã học và biết tiếng Mông từ gia đình cha nuôi của mình.

Về công tác tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mường La, khi có chương trình của Bộ GD-ĐT về dạy tiếng, chữ Mông trong các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, thầy được cử đi tập huấn về tiếng, chữ Mông tại trường Cao đẳng Sơn La để về dạy chữ Mông cho học sinh nhà trường.

Bên cạnh đó, bản thân thầy luôn tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa, tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mông.

Với vai trò là một giáo viên, thầy càng muốn lưu giữ được những phong tục tập quán đó. 

“Tôi là người dân tộc Thái nhưng lại muốn dạy chữ Mông, vì tôi thấy văn hóa, chữ và tiếng Mông rất đa dạng và có nhiều cái bổ ích. Tôi muốn cùng với dân tộc Mông phát huy những truyền thống, văn hóa đó để truyền dạy cho thế hệ sau và cán bộ, công chức để dễ truyền đạt những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đến với đồng bào Mông tốt hơn”.

Năm 2007, thầy Lò Văn Thỏa được cử đi đào tạo chương trình dạy chữ, tiếng Mông cho giảng viên tại trường Đại học Tây Bắc và là một trong 30 giáo viên có chứng chỉ dạy chữ Mông tại các tỉnh có đồng bào dân tộc Mông.

Từ năm 2010, thầy được cử về Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La, thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc cho học viên chủ yếu là những cán bộ, công chức, viên chức, những người công tác tại vùng dân tộc Mông của tỉnh Sơn La.

Thầy Thoản cho biết thêm: “Dạy chữ dân tộc Mông tôi thấy khó khăn là chữ lại theo phương ngữ của Mông Hoa, còn tiếng Mông tỉnh Sơn La lại theo Mông trắng nhiều hơn, vì vậy khi dạy cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên đây lại là chương trình của Bộ GD-ĐT nên cán bộ công chức cũng dễ tiếp thu và phải có sự so sánh giữa các dòng Mông để cán bộ, công chức đi công tác ở các vùng miền được dễ dàng hơn”.

Được thầy Thoản truyền dạy chữ, tiếng Mông, thạc sỹ Phạm Thị Hường-Phó phòng quản lý, đào tạo, bồi dưỡng Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La đã có đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ về quản lý hoạt động dạy học tiếng, chữ dân tộc Mông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La và đề tài nghiên cứu được đánh giá rất cao.

Với đóng góp của thầy Thoản trong việc biên soạn chương trình, tài liệu và trực tiếp giảng dạy tiếng, chữ Mông, đến nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La đã mở hơn 36 khóa dạy tiếng, chữ Mông cho hơn 3.000 học viên. 

Hơn 40 năm trong nghề, thầy Thoản đã có hơn 12 năm kinh nghiệm truyền dạy tiếng, chữ Mông cho học sinh.

Với đóng góp của thầy Thoản trong việc đầu tư, nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu và trực tiếp giảng dạy tiếng, chữ Mông, đến nay, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La đã mở hơn 36 khóa dạy tiếng, chữ Mông cho hơn 3.000 học viên.

Là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, thầy Lò Văn Thoản được cử tham dự các Hội thảo Chương trình khung của Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội về tiếng dân tộc.

Thầy trực tiếp tham gia dự án “Điều tra cơ bản việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La”.

Bây giờ mặc dù thầy Thoản đã nghỉ hưu, nhưng trung tâm vẫn tiếp tục mời thầy làm giảng viên thỉnh giảng tại đơn vị.

Thạc sỹ Nguyên Văn Sơn - Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La cho biết: “Niềm đam mê, tâm huyết của thầy giáo Thoản đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh trong công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nói riêng. Kết quả đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của tỉnh”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biểu dương hàng trăm thầy cô giáo chờ đợi hiến máu cứu học trò
Biểu dương hàng trăm thầy cô giáo chờ đợi hiến máu cứu học trò

VOV.VN -Hàng trăm thầy cô giáo, học sinh xếp hàng để thử máu, truyền máu với mong muốn cứu chữa cho một học sinh đã gây xúc động mạnh trong dư luận xã hội.

Biểu dương hàng trăm thầy cô giáo chờ đợi hiến máu cứu học trò

Biểu dương hàng trăm thầy cô giáo chờ đợi hiến máu cứu học trò

VOV.VN -Hàng trăm thầy cô giáo, học sinh xếp hàng để thử máu, truyền máu với mong muốn cứu chữa cho một học sinh đã gây xúc động mạnh trong dư luận xã hội.

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao
“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao

Đường đến trường của các giáo viên miền núi không chỉ gian truân vất vả mà còn hiểm nguy đến tính mạng.

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao

“Thót tim” cung đường mùa tựu trường của thầy cô giáo vùng cao

Đường đến trường của các giáo viên miền núi không chỉ gian truân vất vả mà còn hiểm nguy đến tính mạng.

Hình ảnh: Xúc động về các thầy cô giáo lấm lem bùn đất khi đến trường
Hình ảnh: Xúc động về các thầy cô giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

VOV.VN -Những hình ảnh về các thầy cô giáo ở Điện Biên, Quảng Nam vất vả, lấm lem bùn đất trên đường đến trường đã gây xúc động cộng đồng mạng.

Hình ảnh: Xúc động về các thầy cô giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

Hình ảnh: Xúc động về các thầy cô giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

VOV.VN -Những hình ảnh về các thầy cô giáo ở Điện Biên, Quảng Nam vất vả, lấm lem bùn đất trên đường đến trường đã gây xúc động cộng đồng mạng.