Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Có tiêu cực khi xét thi đua?

VOV.VN - Để không xảy ra tiêu cực bình xét thi đua khi xử lý học sinh vi phạm giao thông, Sở GD-ĐT Hà Nội phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện ở các trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ngành Giáo dục Thủ đô, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, nếu học sinh tái vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, thậm chí bị buộc thôi học 1 tuần. Đây là một trong những hình thức kỷ luật nghiêm đối với học sinh cố tình vi phạm Luật Giao thông.

Xung quanh những hình thức xử phạt học sinh, lãnh đạo một số trường học ở Hà Nội đã bày tỏ những khó khăn và đưa ra ý kiến đóng góp cho kế hoạch của ngành Giáo dục Thủ đô.

Một học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt

Cán bộ, giáo viên “mỏng” khó kiểm soát học sinh

Cô Trần Thúy Nga, Hiệu trưởng trường THCS Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, nhận được thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm an toàn giao thông, nhà trường có kế hoạch sẽ tổ chức thông báo cho học sinh trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp…

Cho đến nay, trường chưa tuyên truyền đến phụ huynh được vì phải đến cuối năm, nhà trường mới tổ chức họp lớp. Nhà trường đang kêu gọi sự hợp tác với Đài truyền thanh của xã thông báo yêu cầu của ngành Giáo dục Hà Nội tới phụ huynh học sinh có sự phối hợp với trường để giáo dục, quản lý con em.

Tuy nhiên, với các mức xử phạt vi phạm học sinh tái vi phạm an toàn giao thông sẽ bị buộc thôi học 1tuần thì rất khó thực hiện và cũng không thể lường trước những hậu quả. Nếu gia đình nào có người ở nhà để quản lý học sinh thì tốt nhưng nếu gia đình nào mà phụ huynh làm việc ở xa nhà thì sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý con.

Hiện nay trường THCS Kim Chung có 370 học sinh, 31 cán bộ, giáo viên. Với số lượng cán bộ, giáo viên ít như vậy mà vừa lo đảm bảo việc giảng dạy ở trên lớp mà lại cùng với địa phương tiếp tục quản lý những học sinh bị đình chỉ học thì sẽ khó thực hiện được. Phụ huynh có thể đưa con lên lớp để các thầy cô quản lý chứ không thể để các cháu ở nhà cho gia đình quản lý được.

Nhà trường có thể quản lý học sinh bằng cách tập hợp tất cả học sinh vi phạm an toàn giao thông ở các lớp lại và giao bài tập cho các em làm chứ không thể để các em ngồi chơi, nói chuyện…

Theo cô Trần Thúy Nga, việc quản lý học sinh cần được các cơ quan chức năng phối hợp với nhà trường bằng nhiều hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cho các em về tác hại của vi phạm an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, đi xe lạng lách, đánh võng… Thông qua đó, học sinh biết được những sai phạm của mình để không tái phạm nữa.

Trước hình thức xử lý vi phạm giao thông sẽ được ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện theo hình thức xét trừ vào tiêu chí thi đua cuối năm, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng cho việc xếp loại hạnh kiểm, học tập của học sinh có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực như “lo lót” các cơ quan chức năng, giáo viên để bao che cho con, cô Trần Thúy Nga cho rằng, các bậc phụ huynh không nên làm như vậy vì sẽ làm con mình hư thêm.

Về phía nhà trường sẽ quản lý nghiêm, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên về việc xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông để không xảy ra tình trạng tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của trường.

Ông Nguyễn Tùng Lâm

Sở phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện ở từng trường

Xung quanh việc có thể xảy ra tiêu cực trong việc xử lý học sinh vi phạm giao thông và xét tiêu chí thi đua ở các trường học cuối năm, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, Sở GD-ĐT Hà Nội có thể kiểm tra vấn đề này một cách dễ dàng.

Theo đó, cơ quan quản lý giao thông phải thông báo các trường hợp học sinh vi phạm về Sở GD-ĐT Hà Nội. Sau đó, Sở sẽ giám sát việc từng trường học xử lý, quản lý, xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Thông qua việc các trường thực hiện như thế nào, Sở có thể bình xét thi đua của trường.

Thực tế là tình trạng vi phạm an toàn giao thông như: không đội mũ, vượt đèn đỏ, chở người quá quy định… vẫn diễn ra hàng ngày. Khi người lớn không thực hiện tốt và không bị xử lý nghiêm thì học sinh cũng sẽ không chấp hành. Việc học sinh vi phạm an toàn giao thông ở Hà Nội vẫn xảy ra.

Thay vì giáo dục con không vi phạm và tái phạm nữa thì nhiều phụ huynh lại dựa vào sự quen biết hay “lo lót” cho lực lượng cảnh sát giao thông để không xử phạt các em. Chính hành động xử lý không nghiêm của một số cán bộ giao thông và sự thương con “không phải lối” của cha mẹ đã khiến cho học sinh tái vi phạm an toàn giao thông. Để quản lý việc này, ở các tuyến phố nên được lắp thêm camera theo dõi tình trạng vi phạm, xử lý vi phạm giao thông.

Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, hình thức xử phạt học sinh vi phạm an toàn giao thông mà Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra là để răn đe các em không vi phạm. Nhiều phụ huynh lo ngại, với thời gian nghỉ học 7 ngày thì sẽ không thể quản lý được con vì bận công việc hay có thể các em sẽ lao vào các trò chơi vô bổ là cũng có lý.

Tuy nhiên, phụ huynh hãy cùng với nhà trường, chính quyền địa phương giáo dục, quan tâm tới con hơn; làm sao để trong thời gian nghỉ học, các em biết được những sai lầm của mình, dành thời gian tự học bài ở nhà. Nếu phụ huynh nào có công việc đặc thù hay phải đi làm xa thì có thể nói rõ những khó khăn với nhà trường để có giải pháp phù hợp nhất trong việc quản lý con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buộc thôi học 1 tuần nếu học sinh vi phạm an toàn giao thông
Buộc thôi học 1 tuần nếu học sinh vi phạm an toàn giao thông

VOV.VN - Học sinh tái vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, thậm chí bị buộc thôi học 1 tuần.

Buộc thôi học 1 tuần nếu học sinh vi phạm an toàn giao thông

Buộc thôi học 1 tuần nếu học sinh vi phạm an toàn giao thông

VOV.VN - Học sinh tái vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường, thậm chí bị buộc thôi học 1 tuần.

Quy định buộc nghỉ học 1 tuần vì vi phạm giao thông: Ý kiến trái chiều
Quy định buộc nghỉ học 1 tuần vì vi phạm giao thông: Ý kiến trái chiều

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng quy định này giúp phụ huynh và học sinh quan tâm hơn đến luật, tuy nhiên việc học sinh nghỉ học 1 tuần sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy

Quy định buộc nghỉ học 1 tuần vì vi phạm giao thông: Ý kiến trái chiều

Quy định buộc nghỉ học 1 tuần vì vi phạm giao thông: Ý kiến trái chiều

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng quy định này giúp phụ huynh và học sinh quan tâm hơn đến luật, tuy nhiên việc học sinh nghỉ học 1 tuần sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy

Gần 600.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng
Gần 600.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

(VOV) -Cuộc thi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh...

Gần 600.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

Gần 600.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

(VOV) -Cuộc thi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh...

Thủ khoa ĐH Giao thông vận tải đạt 27,5 điểm
Thủ khoa ĐH Giao thông vận tải đạt 27,5 điểm

Ngày 21/7, trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT) đã công bố điểm thi ĐH năm nay.

Thủ khoa ĐH Giao thông vận tải đạt 27,5 điểm

Thủ khoa ĐH Giao thông vận tải đạt 27,5 điểm

Ngày 21/7, trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT) đã công bố điểm thi ĐH năm nay.

Thí sinh sẽ được cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ đến điểm thi
Thí sinh sẽ được cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ đến điểm thi

Tại các bến xe, nhà ga, ngoài việc hướng dẫn sĩ tử về Hà Nội thi đại học, các cảnh sát giao thông sẽ giúp đỡ đưa tới điểm thi.

Thí sinh sẽ được cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ đến điểm thi

Thí sinh sẽ được cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ đến điểm thi

Tại các bến xe, nhà ga, ngoài việc hướng dẫn sĩ tử về Hà Nội thi đại học, các cảnh sát giao thông sẽ giúp đỡ đưa tới điểm thi.

Gần 400.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng
Gần 400.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

(VOV) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm tăng cường giáo dục ATGT cho học sinh

Gần 400.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

Gần 400.000 học sinh thi “Giao thông thông minh” trên mạng

(VOV) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm tăng cường giáo dục ATGT cho học sinh

Học sinh vi phạm giao thông: Phụ huynh đừng bao che, “lo lót” cho con
Học sinh vi phạm giao thông: Phụ huynh đừng bao che, “lo lót” cho con

VOV.VN -Thay vì bao che,“lo lót” cho con, phụ huynh hãy cùng phối hợp với nhà trường giáo dục con em thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.

Học sinh vi phạm giao thông: Phụ huynh đừng bao che, “lo lót” cho con

Học sinh vi phạm giao thông: Phụ huynh đừng bao che, “lo lót” cho con

VOV.VN -Thay vì bao che,“lo lót” cho con, phụ huynh hãy cùng phối hợp với nhà trường giáo dục con em thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.

Học sinh, sinh viên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Học sinh, sinh viên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

VOV.VN -Bộ GD-ĐT quy định 100% học sinh, sinh viên phải nghiêm túc thực quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

Học sinh, sinh viên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

VOV.VN -Bộ GD-ĐT quy định 100% học sinh, sinh viên phải nghiêm túc thực quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.