Góp ý về quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

VOV.VN -Nhiều ý kiến đồng tình về quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Ngày 10/3, tại TP HCM, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị tham vấn công chúng về Dự án Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Hội nghị có sự tham gia của đại diện nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố và chuyên gia luật.

Dự án Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có nhiều điểm mới, trong đó có các điều khoản liên quan đến các vấn đề mới như: quy định giải quyết hậu quả của việc nam-nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, về việc nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng có quy định giải quyết hậu quả…

Đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc đưa ra một số khuyến nghị dựa trên những nguyên tắc cơ bản và cả tình hình thực tế hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Đó là Luật nên dùng các thuật ngữ trung lập để mở rộng bình quyền cho mọi người trong quan hệ hôn nhân gia đình, chứ không chỉ thiên về nữ giới hay chỉ dựa trên hai giới nam-nữ. Từ đó, nên có những quy định theo hướng nhân đạo để đảm bảo bình quyền, rút ngắn khoảng cách giữa các nhóm có đăng ký kết hôn và những người cung sống như vợ chồng trên thực tế.

Về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được nhiều đại biểu hết sức đồng tình. Bởi hiện nay tỷ lệ vô sinh ở nước ta là khá cao với từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn và Việt Nam có đủ điều kiện kỹ thuật để hỗ trợ sinh sản theo phương pháp khoa học với 18 bệnh viện đã thực hiện được. Dự án Luật đã có những quy định khá đầy đủ về điều kiện cơ sở y tế được thực hiện, điều kiện của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, Luật cần bổ sung thêm những quy định về cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện mang thai hộ, đảm bảo quyền lợi đứa trẻ, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Riêng về hôn nhân đồng tính, có ý kiến cho rằng, căn cứ vào tình hình thực tế và ý kiến người dân, Luật nên thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính và nên có thêm những quy định đảm bảo quyền chung sống, có con nuôi, có tài sản chung của các cặp đôi đồng giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hôn nhân đồng giới: Cấm hay không cấm?
Hôn nhân đồng giới: Cấm hay không cấm?

(VOV) - Luật hiện hành cấm kết hôn cùng giới tính. Việc sửa quy định này cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau. 

Hôn nhân đồng giới: Cấm hay không cấm?

Hôn nhân đồng giới: Cấm hay không cấm?

(VOV) - Luật hiện hành cấm kết hôn cùng giới tính. Việc sửa quy định này cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau. 

Hôn nhân đồng giới: Vẫn còn nhiều bàn cãi
Hôn nhân đồng giới: Vẫn còn nhiều bàn cãi

VOV.VN -Nhiều ý kiến xung quanh vấn đề hôn nhân đồng giới đang được cân nhắc, thảo luận để đưa vào luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi.

Hôn nhân đồng giới: Vẫn còn nhiều bàn cãi

Hôn nhân đồng giới: Vẫn còn nhiều bàn cãi

VOV.VN -Nhiều ý kiến xung quanh vấn đề hôn nhân đồng giới đang được cân nhắc, thảo luận để đưa vào luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi.

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?
Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

(VOV)- Theo một số ý kiến, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới nhằm củng cố cơ chế bảo đảm bình đẳng giới, bình đẳng về quyền con người...

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

(VOV)- Theo một số ý kiến, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới nhằm củng cố cơ chế bảo đảm bình đẳng giới, bình đẳng về quyền con người...