Hà Nội chọn phương án vị trí cầu đường sắt đô thị vượt sông Hồng

VOV.VN - Đa số các ý kiến thống nhất với phương án cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m.

Sáng 28/10, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ GT-VT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của đại diện các chuyên gia, các nhà khoa học,  nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, xây dựng… về phương án vị trí cầu,  đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe ông Phạm Hữu Sơn-Tổng giám đốc Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) báo cáo nghiên cứu vị trí xây dựng dựng cầu trên tuyến đường sắt đô thị số 1 vượt sông Hồng. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dự án cầu đường sắt đô thị vượt sông Hồng, Bộ GT-VT và thành phố Hà Nội phải chọn phương án tối ưu, nhất thiết phải giữ nguyên cầu Long Biên.

Báo cáo xem xét lại toàn bộ các nghiên cứu xây dựng cầu Long Biên từ trước tới nay từ đó đưa ra các phương án có tính khả thi cao, đưa ra các tiêu chí để đánh giá tiến hành so sánh lựa chọn.

Theo đó, tổng thể khu vực xây dựng cầu trên tuyến ĐSĐT số 1 vượt sông Hồng được xem xét thông qua gồm: cầu Long Biên, cầu Chương Dương, khu phố cổ và cầu trên tuyến ĐSĐT số 1.

Cụ thể, 3 phương án vị trí cầu trên tuyến ĐSĐT số1 vượt sông Hồng gồm  Phương án 1: Tim cầu cách tim cầu Long Biên 30 m về phía thượng lưu; Phương án 2: Tim cầu cách tim cầu Long Biên 186 m về phía thượng lưu; Phương án 3: Tim cầu cách tim cầu Long Biên 75 m về phía thượng lưu.

 Phương án cách cầu Long Biên 75 m là phương án mới lần đầu được giới thiệu tại hội thảo này khiến nhiều nhà chuyên môn và giới sử học tỏ ra bất ngờ.

Theo ông Phạm Hữu Sơn, về mặt pháp lý, phương án 3 là phương án vị trí mới chưa được xem xét kiến nghị trong các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, tác động kiến trúc cầu Long Biên ở vị trí cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75 được đánh giá đủ xa để giảm bớt ảnh hưởng kiến trúc tới cầu Long Biên. Tuyến có những đoạn đi mới trên đường Phùng Hưng và đường Hàng Đậu. Qua nghiên cứu cho thấy trên không gian các đường này hoàn toàn đủ bố trí tuyến ĐSĐT mà không phải GPMB nhà dân, khối lượng GPMB hữu ngạn chủ yếu tập trung vào đoạn chuyển từ đường Phùng Hưng sang đường Hàng Đậu tại đúng ranh giới phía Bắc khu phố cổ và đoạn  ngoài đê từ chợ Long Biên tới bờ sông. Các công trình bị ảnh hưởng khu vực phố cổ chủ yếu là nhà xây mới, công trình công cộng. Phương án này khối lượng GPMB thấp nhất trong các phương án. Về kết nối giao thông đô thị hai bên sông cầu ĐSĐT tách xa khỏi cầu Long Biên sẽ thuận tiện cho việc bảo tồn cầu Long Biên và tổ chức giao thông đô thị qua cầu Long Biên và tổ chức giao thông đô thị qua cầu Long Biên tại 2 nút giao đầu cầu. Tuy nhiên phương án này chi phí xây lắp cao hơn phương án cách tim cầu 186m.

Sau khi nghe báo cáo về các phương án, các đại biểu dự hội thảo thống nhất cho rằng, cầu Long Biên là 1 di sản đô thị cần phải bảo tồn phát huy giá trị và đề nghị có 1 chuyên đề bảo tồn sâu sắc. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng tổ chức 1 hội thảo chuyên đề bảo tồn cầu Long Biên để đưa ra tiêu chí văn hóa bảo tồn cho cây cầu này là rất cần thiết.

Đóng góp ý kiến về vị trí xây dựng cầu ĐSĐT số 1, có 9 ý kiến đồng thuận với phương án tim cầu mới cách tim cầu Long Biên 75 m về phía thượng lưu. Các nhà sử học Phan Huy Lê, GS- TS Lã Ngọc Khuê, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan… đặc biệt nhấn mạnh khi triển khai cần phải lưu ý đến điều kiện, công trình không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, giao thông, các yếu tố cần bảo tồn hai đầu cầu, trong đó có khu phố cổ….

Bên cạnh đó, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, nên cân nhắc phương án cách tim cầu Long Biên 186 m về thượng lưu như Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  phê duyệt và Cơ quan hợp tác quốc tế  Nhật Bản (JICA) đã nghiên cứu.

Theo Tiến sĩ Ngọc Long – Phó Chủ tịch Hội kỹ thuật cầu đường phương án 2 cách cầu Long Biên 186m đảm bảo được việc bảo tồn cầu Long Biên gắn với khai thác khu đầu cầu và bãi giữa. Phương án cách cầu Long Biên 75m “Bản chất của phương án mới này hạn chế được GPMB vì “chiếm dụng” đường Hàng Đậu, trong tương lai sau này ảnh hưởng đến chức năng giao thông vì mất con đường giao thông. Điểm này cần hết sức lưu ý”- Tiến sĩ Ngọc Long cảnh báo.

Hội thảo nghe ý kiến đóng góp của nhà sử học Phan Huy Lê

Về kiến trúc cảnh quan  giữa cầu đường sắt với cầu Long Biên, TS Ngọc Long cũng cho rằng, hình dáng cầu Long Biên như con rồng nhấp nhô vượt sông Hồng là không thay đổi do vậy cảnh quan kiến trúc cầu mới phải có nét  tương đồng. Về  phương án cao độ, cầu đường sắt phải có chiều cao tĩnh lưu thông thuyền 10m để phù hợp với quy hoạch tổng thể GTVT Việt Nam…

Hội thảo cũng ghi nhận các ý kiến kết hợp phương án 75m và phương án 186m vì có ưu điểm không ảnh hưởng tới cầu Long Biên, nhưng tuyến đường sắt này sẽ bị bẻ cong. Cũng có ý kiến mạnh dạn đưa ra cách tiếp cận, tìm giải giải pháp thay thế bằng phương tiện đường sắt nhẹ…

3 phương án đường sắt vượt sông Hồng

Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Ngọc Đông cho biết sẽ ghi nhận và tập hợp tất cả các ý kiến để có nghiên cứu phù hợp.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo kết luận tại hội thảo, thống nhất quan điểm khi lựa chọn vị trí, phương án xây dựng cầu vượt sông Hồng phải hài hoà các nguyên tắc, tiêu chí mà TP và Bộ GTVT đã lựa chọn  theo 7 nguyên tắc, tiêu chí). Chủ tịch UBND thành phố ghi nhận đa số ý kiến lựa chọn (9/15 ý kiến) thống nhất phương án cách 75m với các điều kiện đi kèm. Trong đó,  lưu ý kiến trúc cầu mới không ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc cầu Long Biên, bảo đảm hài hòa giao thông phố Hàng Đậu, kiến trúc cảnh quan khu phố cổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bao giờ cầu Long Biên mới được công nhận là di sản?
Bao giờ cầu Long Biên mới được công nhận là di sản?

VOV.VN - Cầu Long Biên từ lâu đã là di sản trong lòng người, nhưng chưa biết khi nào mới được công nhận là di sản trên giấy tờ.

Bao giờ cầu Long Biên mới được công nhận là di sản?

Bao giờ cầu Long Biên mới được công nhận là di sản?

VOV.VN - Cầu Long Biên từ lâu đã là di sản trong lòng người, nhưng chưa biết khi nào mới được công nhận là di sản trên giấy tờ.

Bộ VHTT-DL chính thức lên tiếng về "số phận" cầu Long Biên
Bộ VHTT-DL chính thức lên tiếng về "số phận" cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ VHTT&DL không đồng ý với cả 3 phương án xây dựng vị trí cầu vượt sông Hồng của Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ VHTT-DL chính thức lên tiếng về "số phận" cầu Long Biên

Bộ VHTT-DL chính thức lên tiếng về "số phận" cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ VHTT&DL không đồng ý với cả 3 phương án xây dựng vị trí cầu vượt sông Hồng của Bộ Giao thông Vận tải.

Đề xuất xếp hạng cầu Long Biên là Di tích quốc gia
Đề xuất xếp hạng cầu Long Biên là Di tích quốc gia

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chính thức đề nghị Bộ GT-VT nghiên cứu, cho ý kiến để xếp hạng cầu Long Biên.

Đề xuất xếp hạng cầu Long Biên là Di tích quốc gia

Đề xuất xếp hạng cầu Long Biên là Di tích quốc gia

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chính thức đề nghị Bộ GT-VT nghiên cứu, cho ý kiến để xếp hạng cầu Long Biên.

Đề xuất xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m
Đề xuất xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m

Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận về việc chọn phương án xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng, thuộc dự án đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên.

Đề xuất xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m

Đề xuất xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m

Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận về việc chọn phương án xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng, thuộc dự án đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên.

Lùm xùm vụ cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu Hà Nội?
Lùm xùm vụ cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu Hà Nội?

VOV.VN - Sức ép dư luận có làm lãnh đạo Hà Nội thay đổi tư duy khi mà điều làm họ đau đầu nhất không phải là bảo vệ di sản mà là vấn đề giải phóng mặt bằng?

Lùm xùm vụ cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu Hà Nội?

Lùm xùm vụ cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu Hà Nội?

VOV.VN - Sức ép dư luận có làm lãnh đạo Hà Nội thay đổi tư duy khi mà điều làm họ đau đầu nhất không phải là bảo vệ di sản mà là vấn đề giải phóng mặt bằng?

Sẽ tổ chức hội thảo về cầu đường sắt vượt sông Hồng
Sẽ tổ chức hội thảo về cầu đường sắt vượt sông Hồng

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội có liên quan đến cầu Long Biên.

Sẽ tổ chức hội thảo về cầu đường sắt vượt sông Hồng

Sẽ tổ chức hội thảo về cầu đường sắt vượt sông Hồng

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội có liên quan đến cầu Long Biên.